Chuẩn bị: Tẩy tế bào chết cho môi bằng cách dùng đường thô và mật ong đơn giản tại nhà mà Bazaar đã mách bạn trước đây để có đôi môi ẩm mượt. Từ đó, lớp son thoa vào sẽ trơn mịn và không bị bong tróc, nứt nẻ.
Dưỡng ẩm cho môi: Luôn nhớ thoa son dưỡng môi đầu tiên trước khi make-up. Sau khi bạn gần hoàn thành, đến bước cuối cùng là thoa son môi thì lớp dưỡng môi cũng vừa kịp thấm vào mà không làm môi bạn quá bóng nhờn. Hoặc bạn cũng có thể dùng giấy thấm dầu hay phấn bột (loose powder) để thấm bớt chất nhờn bóng của son dưỡng rồi mới thoa màu son chính.
Để tránh son môi dính vào răng, cách đơn giản nhất là sau khi thoa son, hãy rửa tay sạch và dùng ngón tay trỏ đặt ngang giữa phần môi trên và môi dưới. Những phần son dư bên trong môi sẽ dính theo ngón tay bạn và không có cơ hội tiếp xúc với răng.
Dùng phấn phủ: Để giữ cho lớp son lâu trôi, sau khi thoa lớp đầu tiên, bạn đặt miếng khăn giấy che phủ lên đôi môi rồi dùng cọ đánh một ít phấn phủ lên trên. Lớp phấn này sẽ thấm hết chất nhờn của son và giữ lớp son lâu trôi. Sau đó, bạn tô son lần nữa. Cách này cũng hiệu quả để giảm bớt độ bóng bẩy của những loại son high-gloss.
Kẻ viền môi: Nếu bạn không thích sử dụng chì kẻ môi vì không muốn đôi môi trông quá sắc nét, sau khi thoa son, hãy dùng kem che khuyết điểm để tém lại những phần dư ra. Dùng cọ chấm một ít kem rồi viền xung quanh đường môi cho đến khi đạt được hình dạng mong muốn. Kem che khuyết điểm sẽ giống như một “bức tường thành“ ngăn chặn son môi lem ra khỏi “đường biên“ của môi.
Theo: Bellasugar