“Thời trang là hữu hạn, chỉ có phong cách mới tồn tại vĩnh viễn.” Coco Chanel đã từng nói như thế.
Là một trong những người phụ nữ tinh tế nhất thế kỷ XX, Coco Chanel đã lập ra một thương hiệu thời trang có tiếng tăm vững chãi cho đến tận ngày nay. Vô số sách đã được viết về bà. Hàng ngàn buổi triển lãm thời trang đã được tổ chức để tưởng nhớ bà. Song, có lẽ bạn vẫn chưa biết đến 5 sự thật dưới đây về cuộc đời và cuộc sống của người phụ nữ huyền thoại trong thế giới thời trang.
1. Coco Chanel: Từ người làm nón đến nhà thiết kế thời trang vĩ đại
Coco Chanel bắt đầu sự nghiệp như một người làm nón, tạo ra các mẫu nón boater đơn giản không được đính hoa văn – vốn được xem như thời trang vào thời điểm đó. “Những người phụ nữ mà tôi nhìn thấy trong các cuộc đua ngựa mang loại nón như các mẫu bánh lớn trên đầu, được đính kết vô số loại lông vũ, trái cây và hoa cúc. Nhưng điều tồi tệ nhất và làm tôi cảm thấy kinh hoàng nhất; là chiếc nón của họ không vừa với đầu họ,” bà nói.
Năm 1910, bà mở cửa hàng đầu tiên tại 21 Rue Cambon ở Paris dưới cái tên Chanel Modes và bắt đầu bán nón – điều không chỉ là một món phụ kiện thông thường mà còn là signature do chính bà tạo ra: khi nhiếp ảnh gia Douglas Kirkland dùng ba tuần theo dõi bà để thu thập hình ảnh để sử dụng cho cuốn hồi ký bằng hình, Coco Chanel: Three Weeks/1962, ông chưa bao giờ thấy bà ấy tháo nón ra.
>>> Xem thêm: HỌC CÁCH MẶC SANG NHƯ COCO CHANEL
2. Huyền thoại nước hoa Chanel No. 5
Chanel No. 5 là một trong những loại nước hoa đầu tiên được đặt tên theo một nhà thiết kế; kết hợp cùng con số may mắn của Coco Chanel. Câu chuyện bắt đầu từ năm 1920, khi Chanel giao cho ông Ernest Beaux; một người Pháp gốc Nga và là chuyên gia về nước hoa; đến tạo ra loại nước hoa đầu tiên cho thương hiệu của bà. Sau 10 tháng làm việc, Beaux đã đưa ra 10 loại nước hoa khác nhau; đánh số từ 1 đến 5 và 20 đến 24; và đưa cho Chanel để đánh giá.
Cuối cùng, bà chọn mẫu nước hoa số 5. Theo như bà đã giải thích với Beaux vào thời điểm đó: “Tôi sẽ cho ra mắt bộ sưu tập phục trang vào ngày 5/5; tháng thứ 5 của năm; và vì vậy chúng tôi sẽ để mẫu số 5 này giữ lại tên của nó để mang lại may mắn.” Và may mắn ấy thật sự đã xảy đến. Đến năm 1929, Chanel No. 5 đã trở thành chai nước hoa bán chạy nhất trên thế giới. Và cuối cùng là một trong những mùi hương vô giá nhất lịch sử. Cho đến ngày nay, cứ mỗi 30 giây trôi qua, lại có một chai nước hoa Chanel No. 5 được mua về.
>>> Xem thêm: NHỮNG BỨC ẢNH HIẾM CỦA COCO CHANEL NĂM 1962
3. Ngọc trai, ngọc trai và ngọc trai
Một trong những đặc trưng mang đậm chất Chanel chính là “Một phụ nữ cần nhiều và thật nhiều ngọc trai.” Song, bản thân nhà thiết kế lại thường mang một mớ dây hỗn hợp bao gồm cả đồ thật và đồ giả. Trên thực tế, thời đại đồ trang sức bắt đầu với Chanel khi vào giữa những năm 1920; bà đã tung ra bộ sưu tập đầu tiên có kết hợp trang sức được làm từ dây xích; hạt cườm và hạt thuỷ tinh; điều mà tờ Harper’s Bazaar đã gọi là “một trong những thiết kế mang tính cách mạng của thời đại chúng ta.”
Chanel được cho là đã cảm thấy rằng nếu phụ nữ có thể mua đồ trang sức giá rẻ thay vì ngọc trai và đá quý, họ có thể dễ dàng dùng chúng làm phụ kiện hơn. “Trang phục đính trang sức không phải mang đến cho phụ nữ ánh hào quang của vẻ ngoài giàu có,” bà nói; “mà giúp họ trở nên xinh đẹp hơn.”
4. Sự ra đời của những chiếc túi xách có dây đeo
Khi Chanel thiết kế chiếc túi xách đầu tiên, năm 1929; bà tạo nên scandal nho nhỏ khi tạo nên một phần dây đeo vai; vốn bị xem như thứ không phù hợp vào thời điểm đó. “Tôi mệt mỏi với việc phải liên tục dùng tay giữ ví và rồi để mất chúng,” bà nói. “Vì thế, tôi thêm vào một chiếc dây cho chúng.” Sau này, Chanel đã thiết kế lại chiếc túi chần có dây đeo biểu tượng này; và cho ra mắt chúng vào tháng 2 năm 1955. Do đó, tên của nó chính là túi 2.55.
5. Nỗ lực để nâng tầm thương hiệu
Khi Chanel tìm ra cách nâng tầm cho các thiết kế của mình; bà không đơn thuần cảm thấy hài lòng mà còn nỗ lực nhiều hơn để phát triển điều đó. Bà đi dọc các thiết kế bản sao hoàn hảo được làm từ chất liệu vải rẻ tiền ở S. Klein, một cửa hiệu giảm giá sắp bị đóng của ở Union Square, thành phố New York. Thay vì tránh xa chúng, bà chọn cách làm nổi bật chúng lên nhờ vào lợi thế của đồ thiết kế may sẵn (prêt-à-porter) và sự nổi tiếng đi kèm chúng.
Khi trở về London, bà tổ chức cuộc trình diễn thời trang cá nhân và lưu ý với những người khách mời rằng họ không chỉ có thể mang theo thợ may của riêng họ, mà còn có thể tự vẽ bản phác thảo và ghi chú thêm các chi tiết ở trong bộ sưu tập.
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam