Khoai lang là một trong 10 loại thực phẩm tự nhiên có giá trị dinh dưỡng cao bên cạnh gạo lứt, lúa mì, ngô… Chỉ cần bổ sung khoai lang vào chế độ ăn uống hàng ngày cũng giúp bạn nhận được nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Thế nhưng, loại “siêu thực phẩm” này vẫn sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nếu dùng sai cách.
Sau đây là 5 tác hại của việc ăn nhiều khoai lang đã được Harper’s Bazaar Vietnam tổng hợp. Cùng xem nhé!
Giá trị dinh dưỡng của khoai lang
Khoai lang được xem là lương thực chính ở nhiều nơi vì chúng rất giàu vitamin, chất xơ, kali, protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Giá trị dinh dưỡng trong 1 củ khoai lang cỡ trung bình như sau:
• Carbohydrate: 26g
• Chất đạm: 2g
• Chất béo: 0,07g
• Chất xơ: 3,9g
• Calo: 112
Khoai lang là nguồn vitamin A và C dồi dào. Một củ khoai lang trung bình cung cấp khoảng 400% lượng vitamin A mà cơ thể cần mỗi ngày. Loại củ này cũng giàu các chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Caroten là chất mang lại màu sắc phong phú cho khoai lang như tím, vàng, cam…
Khoai lang được xem là thực phẩm bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống. Tuy nhiên, vẫn có nhiều lo ngại về tác hại của khoai lang, đặc biệt là tác hại của khoai lang mọc mầm. Ngoài ra, ăn khoai lang nhiều tốt không?
>>> Đọc thêm: 6 TÁC HẠI CỦA NƯỚC ÉP CẦN TÂY ÍT AI NGỜ TỚI
Tác hại của khoai lang là gì?
Mặc dù khoai lang an toàn với hầu hết mọi người nhưng bạn nên chú ý không nên ăn nhiều. Tác hại của việc ăn nhiều khoai lang có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe sau:
1. Tác hại của khoai lang gây sỏi thận
Khoai lang cũng chứa nhiều oxalat, một loại axit hữu cơ. Oxalat thường liên kết với canxi trong quá trình tiêu hóa và được bài tiết qua phân. Nếu oxalat không liên kết với canxi trong dạ dày hoặc ruột, chúng sẽ di chuyển dưới dạng chất thải đến thận của bạn.
Khi có quá nhiều oxalat và không đủ chất lỏng trong nước tiểu, kết quả là tạo ra các mảnh canxi-oxalat. Những mảnh này dính lại với nhau và tạo thành sỏi thận.
Những người có nguy cơ hình thành sỏi thận nên tránh hoặc ăn ít khoai lang để không làm tăng triệu chứng và cơn đau. Ngoài ra, khoai lang cũng giàu kali nên không phù hợp với bệnh nhân thận.
>>> Đọc thêm: KHOAI LANG KỴ GÌ? TRƯỜNG HỢP NÀO NÊN HẠN CHẾ ĂN KHOAI LANG?
2. Tác hại của khoai lang khiến dạ dày khó chịu
Khoai lang chứa mannitol, một loại carbohydrate được gọi là rượu đường hoặc polyol. Sẽ không có hại gì khi ăn carbohydrate này ở lượng vừa phải.
Tuy nhiên, những người bị khó chịu ở dạ dày nếu ăn nhiều khoai lang có thể dẫn đến tiêu chảy, đau bụng và đầy bụng.
3. Tác hại của việc ăn nhiều khoai lang gây tăng đường huyết
Chứa nhiều chất xơ và hàm lượng chỉ số đường huyết thấp, khoai lang có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng ăn khoai lang có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin.
Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng loại củ này vì vẫn có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến.
>>> Đọc thêm: TÁC HẠI CỦA CÂY BỒ CÔNG ANH LÀ GÌ? CÂY BỒ CÔNG ANH CÓ MẤY LOẠI?
4. Ăn khoai lang nhiều tốt không? Gây ngộ độc kali
Là một nguồn cung cấp kali dồi dào, khoai lang có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim. Nhưng khi ăn quá nhiều khoai lang sẽ có nguy cơ làm tăng kali máu hoặc ngộ độc kali. Đó cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau tim.
5. Độc tính của vitamin A
Tác hại của khoai lang mọc mầm có hàm lượng vitamin A cao nên dễ gây ngộ độc vitamin A. Triệu chứng của tình trạng này là đau đầu và phát ban.
Ngoài ra, tiêu thụ nhiều vitamin A trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây rụng và khô tóc, da khô ráp, môi nứt nẻ. Nghiêm trọng hơn, hàm lượng lớn vitamin A cũng có thể gây tổn thương gan.
>>> Đọc thêm: 11 TÁC DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA ĐẬU ĐEN KHÔNG NÊN BỎ QUA
Ăn khoai lang nhiều tốt không?
Thực phẩm dù tốt nhưng nếu lạm dụng sẽ gây hại, khoai lang cũng không phải ngoại lệ. Hầu hết khoai lang đều không gây ra tác dụng phụ nếu tiêu thụ vừa phải.
Tuy nhiên, những người bị sỏi thận, dạ dày, tim mạch hoặc tiêu hóa kém nên cẩn trọng khi ăn loại củ này. Ngoài ra, khoai lang rất giàu carbohydrate. Do đó, những người đang ăn kiêng hạn chế carbohydrate nên tránh ăn quá nhiều.
Người khỏe mạnh ăn bao nhiêu khoai lang mỗi ngày là an toàn? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên ăn 1 – 2 củ khoai lang mỗi ngày, tương đương với 300g vào các bữa sáng và bữa trưa. Hãy ăn khoai lang luộc, hấp hoặc nướng thay vì khoai lang chiên để tránh nạp thêm nhiều chất béo không lành mạnh.
>>> Đọc thêm: 9 TÁC HẠI CỦA TRÀ KOMBUCHA VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI UỐNG
Tác dụng của khoai lang
Nếu nói đến tác dụng và tác hại của rau khoai lang thì khoai lang vẫn là loại củ giàu dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. 8 lợi ích của khoai lang bao gồm:
1. Tốt cho người bị tiểu đường
Khoai lang giúp duy trì lượng đường trong máu tốt vì chúng có chỉ số đường huyết thấp. Ăn khoai lang điều độ sẽ không làm tăng lượng đường trong máu như các loại thực phẩm khác. Một nghiên cứu đã cho thấy khoai lang cải thiện độ nhạy insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
2. Tác dụng của khoai lang giảm nguy cơ ung thư
Tác hại của khoai lang có thể khiến bạn lo lắng khi ăn loại củ này. Tuy nhiên, nếu ăn một cách điều độ, khoai lang góp phần làm giảm nguy cơ ung thư, chẳng hạn như ung thư phổi và tuyến tiền liệt.
Khoai lang rất giàu beta-carotene (một loại tiền vitamin) được chuyển đổi thành vitamin A (một chất chống oxy hóa). Carotenoid (sắc tố màu cam) và anthocyanin (sắc tố màu tím) trong khoai lang có đặc tính chống oxy hóa.
Những chất chống oxy hóa này bảo vệ chống lại tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Khoai lang rất giàu chất xơ. Lượng chất xơ cao trong chế độ ăn uống giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
>>> Đọc thêm: LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA RAU DIẾP CÁ ĐỐI VỚI CƠ THỂ VÀ LÀN DA
3. Điều hòa huyết áp
Khoai lang rất giàu kali. Kali hỗ trợ giảm natri trong máu. Cả hai yếu tố này giúp duy trì mức huyết áp tốt, từ đó hỗ trợ hệ thống tim mạch khỏe mạnh.
4. Tác dụng của khoai lang ngăn ngừa béo phì
Tác hại của việc ăn nhiều khoai lang có nguy cơ gây tăng cân vì hàm lượng carbohydrate cao. Tuy nhiên, ăn với lượng vừa phải 1 – 2 củ khoai lang, đặc biệt là khoai lang tím, có tác dụng giảm viêm và giảm trọng lượng cơ thể. Khoai lang tím sẽ ngăn chặn sự phát triển của các tế bào mỡ, giúp ngăn ngừa béo phì.
>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI
5. Cải thiện sức khỏe của mắt
Beta-carotene trong khoai lang chuyển đổi thành vitamin A, là yếu tố cần thiết cho sự hình thành các thụ thể phát hiện ánh sáng bên trong mắt. Vitamin A và anthocyanin bảo vệ các tế bào mắt khỏi bị hư hại và giảm nguy cơ mất thị lực.
6. Tăng cường sức khỏe não bộ
Theo nhiều nhà nghiên cứu, anthocyanin trong khoai lang cũng có thể tăng cường trí nhớ. Hơn nữa, đặc tính chống oxy hóa cao của loại củ này cũng có thể ngăn ngừa các bệnh liên quan đến trí nhớ như chứng bệnh Alzheimer.
>>> Đọc thêm: 8 TÁC HẠI CỦA NƯỚC DỪA TƯƠI NẾU SỬ DỤNG KHÔNG ĐÚNG CÁCH
7. Tác dụng của khoai lang tốt cho da và tóc
Lợi ích của khoai lang đối với da bao gồm bảo vệ chống lão hóa và tăng sắc tố da. Khoai lang cũng là một nguồn cung cấp vitamin E, C & A dồi dào, mang lại cho bạn làn da sáng khỏe.
Ngoài ra, khoai lang rất giàu beta-carotene, thúc đẩy sự phát triển của tóc và da đầu khỏe mạnh. Hơn nữa, hàm lượng vitamin E trong loại củ này có thể làm giảm khả năng rụng tóc.
8. Giảm căng thẳng
Khoai lang là một nguồn cung cấp magie dồi dào. Đó chính là lý do tại sao chúng rất tốt cho việc giảm căng thẳng. Magie điều chỉnh hệ thống phản ứng căng thẳng của cơ thể và giảm lo lắng, giảm phản ứng của chúng ta đối với nỗi sợ hãi. Đồng thời, khoáng chất này mang lại cho bạn cảm giác nhẹ nhõm và tích cực.
>>> Đọc thêm: 12 TÁC HẠI CỦA THỨC KHUYA VỚI PHỤ NỮ. ĐỌC NGAY ĐỂ TRÁNH!
Lưu ý khi ăn để tránh tác hại của khoai lang
Nhiều người lo ngại tác hại của khoai lang mọc mầm sẽ sản sinh độc tố. Về bản chất, khoai lang mọc mầm vẫn có thể ăn bình thường, không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên gọt sạch phần mọc mầm và ngâm khoai trong nước muối pha loãng từ 10 – 15 phút trước khi chế biến nhé.
• Tác hại của việc ăn nhiều khoai lang là tăng nguy cơ hình thành sỏi thận oxalat. Bạn hãy uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu canxi cùng với khoai lang. Điều này giúp đảm bảo oxalat liên kết với canxi trong dạ dày trước khi thận xử lý. Như vậy sỏi thận sẽ ít có khả năng hình thành.
• Không nên ăn khoai lang vào lúc bụng đói vì sẽ làm tăng mức độ tiết dịch vị của dạ dày, gây đầy bụng, ợ hơi, khó chịu.
• Không nên ăn khoai lang sống vì màng tế bào tinh bột của khoai lang rất khó tiêu hóa. Khi bị nhiệt phân hủy, các enzyme trong khoai sẽ không gây ra tình trạng ợ hơi, buồn nôn…
• Không nên ăn củ khoai lang có đốm đen vì lúc này khoai đã bị nhiễm khuẩn, dễ gây độc cho gan. Loại độc tố này sẽ không bị tiêu diệt dù bạn có luộc hay nướng khoai. Hãy loại bỏ những củ khoai như vậy nhé.
Biết được những tác hại của khoai lang không có nghĩa là bạn phải tránh ăn chúng hoàn toàn. Khoai lang vẫn là thực phẩm có vị ngon ngọt và cực kỳ bổ dưỡng cho sức khỏe, miễn sao bạn tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Hãy kết hợp khoai lang với các thực phẩm giàu dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng bạn nhé!
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam