Jean Paul Gaultier: Thiên tài lập dị

Trong giới thời trang, Jean Paul Gaultier vừa là một đứa bé ngỗ ngược nhưng cũng là một tài năng hiếm có khó tìm

Vào một ngày cách đây hai năm, Jean Paul Gaultier đang ở nhà cho mèo ăn. Khi đồ ăn vơi dần, anh chợt nghĩ nếu mình cắt bỏ hai đầu đáy và nắp ống đựng thức ăn, trông nó sẽ giống như chiếc vòng tay to bản của người châu Phi. Có lẽ không phải ai cũng nghĩ sẽ dùng lon thức ăn cho mèo làm phụ kiện thời trang!

Nhưng đó không phải là lần đầu tiên Jean Paul Gaultier bộc lộ lối suy nghĩ khác biệt ấy. Trong sự nghiệp thiết kế của mình, anh luôn khiến dư luận và giới mộ điệu xôn xao với những màn trình diễn gây sốc. Đó là sàn catwalk năm 2010 với các người mẫu có khuôn mặt bầm dập theo cảm hứng từ môn quyền Anh. Đó là hình tượng các người mẫu nam mặc váy của Jean Paul Gaultier qua mỗi mùa mốt…

Kẻ thay đổi làng thời trang

Jean-Paul-Gaultier-Spring-Summer-2010Madonna với chiếc áo corset chóp nhọn trong tour diễn Blond Ambition và hai mẫu thiết kế khác của Jean Paul Gaultier có dáng dấp tương tự trong bộ sưu tập Xuân Hè 2010

Trong thế giới thời trang của Jean Paul Gaultier, dường như không gì là không thể. Anh luôn dùng thời trang để thể hiện cách nhìn khác biệt về thế giới. Biệt danh đứa trẻ ngỗ ngược (enfant terrible) do giới thời trang đặt cho anh cũng từ đó mà ra.

Vào thập niên 1990, Jean Paul Gaultier tạo nên cuộc tranh cãi khi thiết kế cho nữ hoàng nhạc pop Madonna chiếc áo corset chóp nhọn trong tour diễn Blond Ambition (1990). Khi ấy, thế giới vẫn quan niệm corset chỉ là trang phục mặc lót bên trong. Thế mà “đứa trẻ ngỗ ngược” Gaultier lại lôi chiếc corset ra ngoài, biến chúng thành trang phục thường nhật cho người phụ nữ.

Trước Blond Ambition (1990), Jean Paul Gaultier vốn chỉ nổi danh ở Anh và Pháp. Nhưng sự xuất hiện của chiếc áo corset chóp nhọn Madonna đã đưa tên tuổi nhà thiết kế người Pháp lan đi khắp thế giới. Từ đây, giới mộ điệu đón nhận một cá tính thời trang khác lạ nhưng đầy tài năng.

Quan niệm vượi qua mọi định kiến

jpg-spring-2011-couture

Trang phục của Jean Paul Gaultier thường chứa đựng các yếu tố nổi loạn, phá cách

Trước bộ corset chóp nón, Jean Paul Gaultier tạo nên làn sóng tranh luận khi để các người mẫu nam mặc váy vào năm 1984. Trên sàn diễn của anh, đàn ông có thể tô son đỏ, mang giày cao gót, còn các cô gái có thể xăm trổ đầy mình, mặc áo khoác da tomboy cá tính. Dấu ấn Jean Paul Gaultier là khả năng nhìn thấy và vượt qua định kiến xã hội để mang đến cho thời trang những cuộc trình diễn phá cách nhất.

Tiếp đó, Jean Paul Gaultier mang cá tính nổi loạn vào thời trang cao cấp. Anh đưa bánh mì trở thành chất liệu của thời trang haute couture, anh để chất liệu cao su rẻ tiền trở thành các kiệt tác thời trang cao cấp trị giá đến hàng trăm ngàn đô-la. Không nhà thiết kế hay nhà mốt cao cấp nào trên thế giới có thể làm được như Jean Paul Gaultier.

Từ khi ra mắt dòng thời trang cao cấp năm 1997, đến nay, Jean Paul Gaultier vẫn là thương hiệu “ăn nên làm ra”. Thậm chí, khi dòng thời trang haute couture bắt đầu có dấu hiệu lụi tàn với sự rút lui của Christian Laccroix, Yves Saint Raurent vào 2010, Jean Paul Gaultier vẫn chễm chệ ngồi “chiếu trên” địa hạt cao cấp với doanh thu không ngừng gia tăng.

Nhận xét về Jean Paul Gaultier, nhà thiết kế Nicolas Ghesquiere nói: “Jean Paul Gaultier là người thay đổi thời trang rất nhiều, từ quá trình sáng tạo đến quan niệm giới tính”.

jean-paul-gaultier-festival-de-cannes-2012_www.aufeminin.com

Jean Paul Gaultier từng là thành viên Hội đồng Giám khảo tại Liên hoan phim Cannes 2012. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Cannes, một nhà thiết kế thời trang trở thành giám khảo

Bài: Trinh Pak – Ảnh: Benijamin Kanared Blog, Persolaise – A Perfume Blog, aufeminin.com

 

 

 

Xem thêm