Tài năng, quyến rũ. Song đó không phải là tất cả yếu tố tạo nên đỉnh cao của Beyoncé. Theo một bài nghiên cứu gần đây, bài học kinh doanh Beyoncé mang đến cho Havard chính là những bí quyết để vận hành đế chế âm nhạc do chính cô tạo lập. Và hiển nhiên, những thứ ấy nằm ngoài phạm vi một ngoại hình hay giọng ca có thể vươn đến.
Trong bài nghiên cứu này, các tác giả Anita Elberse và Stacie Smith đã cố gắng tìm hiểu về bản thân Beyoncé, thông qua hàng loạt bài phỏng vấn với những người từng làm việc chung với cô trong quá trình sản xuất nhạc; cùng với các nhân viên trong công ty Parkwood Entertainment do Queen B sáng lập.
Luôn có sẵn nhiều thứ để dự trù
Trong quá trình tạo nên Yeezus, Kanye West đã thuê cùng lúc nhiều nhà sản xuất, nhưng vẫn giữ vai trò sáng tạo chính. Đối với album đầu tay, Beyoncé cũng làm điều tương tự. Tổng quản lý của Parkwood, ông Lee Anne Callahan-Longo cho biết: “Chúng tôi thuê một ngôi nhà ở Hamptons trong một tháng. Mỗi tối, mọi người sẽ ăn tối cùng nhau, sau đó tách nhau ra để đi vào từng phòng riêng biệt và làm nhạc.
Beyoncé có từ 5 đến 6 phòng cùng lúc. Mỗi phòng đều được tổ chức như một phòng thu đích thực. Cô ấy đi từ phòng này sang phòng khác và đưa ra những ý kiến như: “Tôi nghĩ bài hát đó cần có thêm người này làm”. Thông thường, bạn sẽ không thấy có hơn 2 nhà sản xuất làm cùng một dự án. Nhưng Beyoncé đã tìm cách nối kết mọi thứ với nhau rất tốt.”
Không làm bạn với phòng làm việc
Dù đã là một trong những nghệ sĩ thành công nhất thế giới; nhưng Beyoncé chưa bao giờ thật sự quan tâm đến môi trường làm việc truyền thống. Ông Callahan-Longo nói: “Cô ấy thường không ngồi trong văn phòng riêng, mà đi từ nơi này sang nơi khác, nói chuyện với nhân viên. Cô ấy có thể đến văn phòng của tôi và trò chuyện; hay ngồi từ phía sau và ghi chú về những dự án. Cô ấy luôn có trực giác rất tốt về việc kinh doanh. Nhưng cô không thích luôn ngồi một chỗ trong phòng làm việc”.
Đọc thêm: Beyoncé Knowless: Sức hút của một ngôi sao.
Mỗi buổi họp chỉ kéo dài tối đa một giờ
Cũng trong cuộc phỏng vấn, Callahan-Longo tiết lộ: “Chúng tôi thường cười cách cô ấy biến một tiếng đồng hồ thành cuộc họp kinh doanh. Nơi cô đến và đi lại loanh quanh. Cô ấy chỉ nghe toàn bộ quyết định kinh doanh trong một giờ. Và sau đó hoàn toàn không chú ý nữa.
Vì thế, tôi thường nói: ‘Dừng ở đây thôi. Cô sẽ đồng ý với mọi điều tôi nói. Nhưng thật sự thì cô không còn muốn nghe nữa.’ Cô ấy hiểu rất rõ bản thân. Cô sẽ cười, và nói: ‘Anh nói đúng, tôi xong hết mọi việc rồi.’ Bởi vì, dù sao đi nữa, đến cuối cùng cô vẫn là một nghệ sĩ. Và cô ấy chỉ làm theo đam mê của mình.”
Bài học kinh doanh Beyoncé: Đảm bảo giữ bí mật tối đa
Bài học kinh doanh của Beyoncé là, không có bản thu âm nào được ra đời cho đến khi album được chính thức phát hành. Tất cả là để đảm bảo bí mật tối đa. “Một khi album đã xong xuôi, chúng tôi sẽ nhanh chóng in một bìa đĩa màu đen với chữ Beyoncé màu hồng bên trên. Để sau đó, chúng tôi chỉ cần nhìn qua một lần là biết được”, Jim Sabey nói.
“Khi album đã chính thức được công bố trên iTunes và Facebook, chúng tôi mới chính thức in ra đĩa. Đó là cả một quá trình dài và vất vả.”
Không bao giờ cho phép bản thân trì trệ
Nếu như những dịp nghỉ ngơi hay cảm xúc cá nhân thường làm chúng ta bị chi phối; thì Beyoncé lại không như vậy. Cô từng đưa ra kế hoạch phát hành album vào giữa tháng 12. Và khăng khăng 17 video trong album phải được hoàn thành trước ngày ra mắt.
Vì thế, trong khi mọi người vẫn đang tìm cho mình những kỳ nghỉ đông cho dịp Giáng Sinh; cô vẫn miệt mài làm việc. Sự chăm chỉ, kiên định và hiểu rõ bản thân ấy, có lẽ chính là bài học kinh doanh Beyoncé mang đến cho Havard theo cách hiệu quả nhất.
Harper’s Bazaar Việt Nam