Khoai tây là một trong những loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Đây còn là loại rau củ giàu giá trị dinh dưỡng, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Nhiều người muốn biết khoai tây kỵ những gì, ai không nên ăn khoai tây? Bazaar Vietnam sẽ chia sẻ đến bạn cách ăn khoai tây đúng để không gây hại cho sức khỏe.
Khoai tây có những tác dụng gì với sức khỏe?
Khoai tây là thực phẩm cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
1 củ khoai tây khoảng 173g chứa 168 calo với các thành phần sau:
• Protein: 5g
• Carb: 37g
• Chất xơ: 4g
• Natri: 24mg
• Vitamin C: 37% RDI (giá trị hằng ngày)
• Vitamin B6: 31% RDI
• Kali: 27% RDI
• Mangan: 20% RDI
Đặc biệt, khoai tây là thực phẩm không chứa chất béo. Ăn khoai tây mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể:
1. Ăn khoai tây tốt với người cao huyết áp
Khoai tây là thực phẩm giàu kali. Chế độ ăn giàu kali và cân bằng natri được khuyến cáo tốt cho người cao huyết áp. Từ đó có thể ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này.
Ngoài ra, hợp chất kukoamine và axit chlorogenic trong khoai tây cũng có tác dụng hạ huyết áp.
>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ
2. Ăn khoai tây giúp giảm kháng insulin
Trong khoai tây chứa tinh bột kháng. Đây là loại tinh bột được hấp thụ hoàn toàn và không bị phá vỡ khi vào cơ thể.
Nhiều nghiên cứu cho rằng, tiêu thụ tinh bột kháng mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, tinh bột kháng có tác dụng giảm kháng insulin. Kháng insulin là một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose, rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp.
3. Ăn khoai tây tốt cho giảm cân
Khoai tây là thực phẩm chứa nhiều carb giúp nhanh no, làm giảm các cơn thèm ăn. Từ đó giúp bạn kiểm soát tốt hàm lượng calo nạp vào cơ thể và giảm cân hiệu quả.
Trong khoai tây còn chứa một loại protein đặc biệt là proteinase 2. Đây là loại protein có khả năng ức chế các cơn thèm ăn.
>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
4. Ăn khoai tốt giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Thành phần tinh bột kháng trong khoai tây có thể cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Khi tinh bột kháng vào ruột già, nó sẽ trở thành thức ăn tốt đối với vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Tinh bột kháng từ khoai tây đa số được chuyển đổi thành axit béo butyrate. Nhiều khiên cứu chỉ ra rằng butyrate có khả năng giảm tình trạng viêm ổ ruột kết và ung thư đại trực tràng.
>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT
Khoai tây kỵ những gì?
Khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng, phù hợp để chế biến thành nhiều món ăn phong phú. Tuy nhiên, ăn khoai tây sai cách sẽ gây phản tác dụng, thậm chí gây hại cho sức khỏe. Do đó, trước khi ăn loại rau củ này, bạn nên hiểu rõ khoai tây kỵ gì.
1. Khoai tây kỵ với gì? Khoai tây kỵ với quả hồng
Quả hồng chứa nhiều chất dinh dưỡng, có vị ngọt mát. Tuy nhiên quả hồng là một trong những loại quả nằm trong danh sách khoai tây kỵ những gì.
Khoai tây chứa nhiều tinh bột. Khi tiêu thụ khoai tây, hàm lượng tinh bột sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất axit trong dạ dày. Trong khi đó, quả hồng giàu axit tannic, đặc biệt là hồng giòn.
Ăn khoai tây cùng với quả hồng sẽ tạo nên phản ứng giữa axit tannic và axit dạ dày. Từ đó gây kết tủa, khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Lâu dài sẽ dẫn đến sỏi thận, đau dạ dày.
>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?
2. Khoai tây kỵ với món gì? Khoai tây kỵ với cà chua
Nhiều nghiên cứu cho thấy khoai tây và cà chua đều chứa một lượng ít chất độc solanine. Chất độc solanine có nhiều trong quả cà chua xanh và khoai tây vỏ màu xanh. Ngoài ra, hàm lượng pectin và phenolic trong cà chua kết hợp với tinh bột cao trong khoai tây có thể gây rối loạn tiêu hóa.
Do vậy, việc tiêu thụ nhiều khoai tây và cà chua cùng lúc có thể gây đầy hơi, đau bụng, thậm chí gây ngộ độc.
3. Khoai tây kỵ ăn với gì? Khoai tây kỵ ăn chung với quả lựu
Lựu là loại trái cây giàu dinh dưỡng và giàu vitamin C. Các thành phần trong quả lựu có khả năng thúc đẩy quá trình tiết axit dạ dày. Trong khi đó, khoai tây cũng có tác dụng này. Khi sử dụng khoai tây và lựu có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng, làm tiết nhiều axit dạ dày. Điều này gây nên các tình trạng rối loạn tiêu hóa như ợ nóng, ợ chua, khó tiêu.
Do đó, bạn nên ăn hai thực phẩm này cách nhau khoảng 1 – 2 tiếng. Hoặc nếu ăn quá nhiều lựu thì không nên ăn khoai tây và ngược lại.
>>> Đọc thêm: SẦU RIÊNG KỴ GÌ? 8 THỰC PHẨM ĐẠI KỴ VÀ 8 NHÓM NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN
4. Khoai tây kỵ với cái gì? Khoai tây kỵ với quả chuối
Khoai tây và chuối đều chứa nhiều carb. Khi ăn chung với nhau tạo nên phản ứng hóa học gây tăng lượng đường và tinh bột nạp vào cơ thể. Nếu đang thực hiện chế độ ăn kiêng, bạn nên tránh ăn chung hai loại thực phẩm này với nhau nhé!
5. Khoai tây kỵ gì? Khoai tây kỵ với trứng gà
Người đang muốn giảm cân nên hạn chế ăn khoai tây chung với trứng gà. Khoai tây kết hợp với trứng gà làm tăng hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Tình trạng này dễ gây béo phì cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
6. Khoai tây kỵ với những gì/ đối tượng nào? Người bệnh tiểu đường kỵ ăn nhiều khoai tây
Khoai tây chứa nhiều tinh bột. Thành phần này khi hấp thu vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành năng lượng, làm tăng lượng đường trong máu. Người mắc bệnh tiểu đường ăn nhiều khoai tây sẽ khiến bệnh diễn biến nặng hơn.
7. Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều khoai tây
Phụ nữ mang thai ăn nhiều khoai tây có thể gây khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe thai nhi.
Khoai tây chiên kỵ với gì? Để tránh nguy cơ béo phì, tiểu đường thai kỳ và các biến chứng khác, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn khoai tây chiên.
>>> Đọc thêm: THỊT GÀ KỴ VỚI RAU GÌ? 9 NGUYÊN LIỆU NÊN TRÁNH KẾT HỢP CÙNG THỊT GÀ
8. Khoai tây kỵ gì? Người có cơ địa dị ứng với khoai tây
Người có cơ địa dị ứng với khoai tây khi tiêu thụ loại thực phẩm này có thể gây ngứa, mẩn đỏ, đau đầu, tiêu chảy. Một số trường hợp dị ứng với khoai tây là nguyên nhân gây khởi phát cơn hen suyễn.
Ngoài ra, người có tình trạng da mẩn ngứa, kích ứng với tia cực tím hoặc xuất huyết kết mạc không nên ăn khoai tây. Ăn khoai tây khiến da dễ viêm nhiễm do ngứa, bỏng rát.
Nhiều người muốn biết thêm khoai tây kỵ với rau gì, khoai tây kỵ với thịt gì. Thực chất, khoai tây hầu như có thể kết hợp được với nhiều loại rau và thịt. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng về việc chế biến các món ăn từ khoai tây với thịt, rau.
>>> Đọc thêm: MẬT ONG KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP CẦN BIẾT
Một vài lưu ý khác khi ăn khoai tây
• Ngoài tìm hiểu khoai tây kỵ gì, bạn cần lưu ý những điều sau khi sử dụng loại thực phẩm này:
• Không nên ăn khoai tây đã nảy mầm: Mầm khoai tây chứa nhiều hợp chất solanine và chaconine. Đây là hai hợp chất của chất độc có tên gọi glycoalkaloids. Tiêu thụ nhiều glycoalkaloids sẽ gây đau đầu, tiêu chảy, chuột rút, nguy hiểm hơn là hôn mê và tử vong.
• Không ăn khoai tây đã héo: Khoai tây héo chứa nhiều chất độc solanine nguy hiểm cho cơ thể.
• Không bảo quản khoai tây trong tủ lạnh hoặc tủ đông: Hàm lượng tinh bột trong khoai tây khi ở nhiệt độ thấp sẽ chuyển hóa thành đường. Hợp chất axit amin asparagin trong khoai tây khi đem chế biến ở nhiệt độ cao kết hợp với đường sẽ tạo thành acrylamide. Acrylamide là chất độc hại, ăn nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Bazaar Vietnam đã giải đáp thắc mắc khoai tây kỵ gì. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích và biết cách sử dụng khoai tây cho hợp lý.
>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam