Măng cụt là đặc sản của vùng miệt vườn Tây Nam bộ. Loại quả này có phần thịt trắng, mọng nước, vị ngọt, thơm ngon nên được rất nhiều người ưa thích. Trong măng cụt có nhiều loại vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B9), chất đạm, chất béo, sắt, canxi, kẽm, kali. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết măng cụt kỵ với gì và những lưu ý khi ăn măng cụt.
Măng cụt có những dưỡng chất gì?
Măng cụt được đánh giá là loại trái cây giàu dưỡng chất. Giá trị dinh dưỡng trong 100g thịt măng cụt như sau:
• 73 kcal
• Carbohydrate: 17.91g
• Chất xơ: 1.8g
• Chất béo: 0.58g
• Chất đạm: 0.41g
• Vitamin B1, B2, B3, B5, B6
• Vitamin C: 2.9mg
• Canxi: 12mg
• Sắt, magie, kali, kẽm
>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
Măng cụt và những tác dụng đối với sức khỏe
Trước khi tìm hiểu măng cụt kỵ với gì, bạn có thể tham khảo một số lợi ích của loại quả này đến sức khỏe.
Măng cụt từ lâu được biết đến là loại trái cây tốt cho sức khỏe, giàu vitamin, chất xơ. Trong đó, có thể kể đến một vài tác dụng như:
• Chống viêm nhiễm, ngăn ngừa ung thư (đặc biệt là ung thư ruột kết) nhờ hàm lượng xanthones cao.
• Giúp làn da khỏe mạnh, chống oxy hóa. Bổ sung măng cụt vào chế độ ăn đúng cách sẽ giúp bạn loại bỏ được các bệnh ngoài da như chàm, viêm da, vẩy nến, mụn nhọt.
• Hỗ trợ tăng cường miễn dịch hiệu quả, an toàn, tăng sức đề kháng cho cơ thể trước các tác nhân ngoài môi trường.
• Hỗ trợ làm giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
• Giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh hơn.
• Măng cụt được coi là phương thuốc tự nhiên hữu hiệu, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
• Làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể và chống béo phì hiệu quả.
>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ
Măng cụt kỵ với gì?
Là loại quả lành tính và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, vậy măng cụt có kỵ với gì không?
1. Măng cụt kỵ nước có ga
Măng cụt kỵ với cái gì? Ăn măng cụt và uống nước có ga có thể gây hại cho đường tiêu hóa. Hàm lượng axit cao trong măng cụt khi kết hợp cùng đường tinh luyện trong nước có ga sẽ tạo thành các chất hóa học độc hại. Chất này khiến cơ thể có thể gặp phải các hiện tượng như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu.
2. Măng cụt kỵ đường cát
Măng cụt kỵ ăn với gì? Câu trả lời là măng cụt kỵ với đường cát. Hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau có thể gây đau bụng, đau cơ, khớp, đau đầu nhẹ, buồn nôn, khó thở, chóng mặt.
Khi cơ thể gặp những hiện tượng trên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?
3. Măng cụt kỵ với gì? Kỵ bia, sữa đậu nành
Theo nghiên cứu, một số chất dinh dưỡng trong măng cụt không tương thích với chất trong sữa đậu nành và bia. Uống bia, sữa đậu nành sau khi ăn măng cụt có thể gây buồn nôn, đau bụng.
4. Không nên ăn măng cụt trước bữa ăn
Măng cụt có vị chua nhẹ, có tính axit lactic cao. Vì vậy, măng cụt có thể gây hại cho dạ dày của bạn nếu ăn vào lúc đói. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên ăn măng cụt sau bữa ăn như một loại trái cây tráng miệng.
>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
5. Không nên ăn quá nhiều măng cụt
Mặc dù có hàm lượng chất xơ cao và nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng bạn cũng không nên ăn măng cụt hàng ngày. Mỗi tuần, bạn chỉ nên ăn loại trái cây này từ 2 đến 3 lần và mỗi lần không quá 1kg để đảm bảo sức khỏe.
Nếu ăn quá nhiều măng cụt, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như: dị ứng, nhiễm axit lactic, gây cản trở quá trình đông máu khi tương tác với thuốc làm loãng máu.
>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN
Những ai không nên ăn măng cụt?
Măng cụt chứa nhiều chất dinh dưỡng và bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng một số nhóm đối tượng dưới đây cần lưu ý khi ăn măng cụt:
1. Người hay bị dị ứng
Ăn quá nhiều măng cụt có thể gây ngứa ngáy, nổi mề đay. Nguyên nhân là trong măng cụt có hàm lượng đường cao, có thể gây nóng cho cơ thể. Đặc biệt, nếu là người có cơ địa dễ dị ứng, bạn nên hạn chế ăn loại quả này.
2. Người bị bệnh ung thư
Trái măng cụt kỵ với gì? Một số nghiên cứu cho rằng, măng cụt có ảnh hưởng đến quá trình xạ trị và thuốc hóa trị dành cho bệnh nhân ung thư. Cụ thể, trong măng cụt chứa các chất chống oxy hóa, có khả năng chống lại và loại bỏ các gốc tự do, gây cản trở cho việc điều trị bệnh ung thư.
Vì vậy, những người đang điều trị bệnh bằng phương pháp xạ trị, hóa trị nên bổ sung chất dinh dưỡng bằng các loại trái cây khác thay vì ăn măng cụt để đảm bảo việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT
3. Người bị bệnh tiêu hóa
Những người có hệ tiêu hóa yếu nên hạn chế ăn măng cụt. Loại quả này có thể làm trầm trọng tình trạng táo bón và gây hại cho dạ dày.
4. Người bị bệnh đa hồng cầu
Măng cụt có khả năng làm tăng khối lượng hồng cầu. Vì vậy, bệnh nhân đa hồng cầu không nên ăn nhiều măng cụt.
5. Măng cụt kỵ với gì? Bà bầu nên hạn chế ăn măng cụt
Măng cụt chứa rất nhiều đường, có thể làm tăng đường huyết hoặc gây tiểu đường thai kỳ. Do đó, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn một vài trái để bổ sung dưỡng chất và không nên ăn quá 2 lần/tuần.
Ngoài ra, măng cụt còn có tính nóng, không thích hợp cho cơ địa vốn nóng nhiệt của bà bầu. Thực phẩm này cũng dễ gây mụn nhọt, bí bách cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
>>> Đọc thêm: BẠN ĐÃ BIẾT BỘT SẮN DÂY KỴ VỚI GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
Làm thế nào để ăn măng cụt mà không bị nóng trong người?
Ngoài những lưu ý về việc măng cụt kỵ với món gì, bạn nên tìm hiểu cách ăn măng cụt như thế nào để không bị nóng trong người. Đồng thời, ăn măng cụt đúng cách sẽ đem lại những tác dụng tích cực cho sức khỏe và sắc đẹp.
1. Ăn măng cụt với liều lượng vừa đủ
Để đảm bảo cơ thể hấp thụ tốt nhất nguồn dinh dưỡng từ măng cụt và tránh tình trạng nóng trong người, bạn nên ăn măng cụt với lượng vừa phải. Bạn chỉ nên ăn măng cụt tối đa 2-3 lần/tuần, mỗi lần 30g măng cụt (khoảng 2 quả). Thời điểm ăn măng cụt tốt nhất là sau bữa ăn.
2. Uống nhiều nước khi ăn măng cụt
Với những người dễ bị dị ứng, dễ mọc mụn, bạn nên lưu ý không nên ăn quá nhiều trái cây có lượng đường cao, bao gồm cả măng cụt. Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung nhiều nước, từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Nước giúp làm giảm nhiệt độ bên trong cơ thể, kích hoạt hệ thống nội tiết và đào thải độc tố.
>>> Đọc thêm: THỊT GÀ KỴ VỚI RAU GÌ? 9 NGUYÊN LIỆU NÊN TRÁNH KẾT HỢP CÙNG THỊT GÀ
Một số lưu ý khi chọn mua măng cụt
Để chọn được những trái măng cụt thơm ngon, có vị ngọt đậm đà, bạn cần chú ý một số điều sau:
• Hãy đếm số cánh hoa ở dưới đáy quả để biết quả măng cụt đó có bao nhiêu múi. Quả càng ít múi càng ngon vì nó thường ít hạt và hạt cũng không to.
• Những trái măng cụt có vỏ sần sùi nhưng sờ mềm tay sẽ ngon hơn.
• Những trái có kích thước vừa phải thường ngon hơn những trái quá to (vì trái to thường hạt cũng to).
Mong rằng bài viết trên không chỉ giúp bạn hiểu rõ măng cụt kỵ với gì mà còn cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về loại quả ngon lành này. Từ đó, bạn có thể lựa chọn và bổ sung măng cụt vào thực đơn dinh dưỡng của gia đình một cách hợp lý, đảm bảo sức khỏe nhất.
>>> Đọc thêm: KHOAI TÂY KỴ GÌ? ĂN THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG GÂY HẠI CHO SỨC KHỎE?
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam