Thông thường, chúng ta cho rằng tình cảm đổ vỡ là do người trong cuộc không thể hòa hợp với cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, tiến sỹ tâm lý học người Mỹ Jeffrey Bernstein đã chỉ ra: nguyên nhân sâu xa làm tan vỡ mối quan hệ, khiến tình yêu bị băng hoại là suy nghĩ tiêu cực trong tâm trí mỗi người.
Suy nghĩ thiếu tích cực là gì?
Chúng ta luôn tự đặt ra những câu hỏi như: “Sao anh ấy không nghe điện thoại? Anh ấy đang làm gì lúc này?”. Trung bình mỗi người có hơn 30.000 ý nghĩ trong một ngày. Chúng ta tự nói với chính mình mọi lúc mọi nơi, khi đang làm việc, ăn tối hay đang tắm, lái xe.
Tự nói chuyện là một hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nó sẽ gây ra tác dụng có hại nếu chúng ta luôn tự suy diễn những điều xảy ra trong cuộc sống theo một cách tiêu cực, phóng đại và méo mó. Những ý nghĩ ấy xuất hiện quá thường xuyên sẽ khiến chúng ta tin rằng chúng là sự thật.
Đó chính là khi bạn đang có những suy nghĩ độc hại. Ví dụ, nếu bạn thường xuyên tự giải thích “Anh ấy không nghe điện thoại vì đang đi với cô khác”, có thể bạn sẽ dần tin rằng người kia đang lừa dối mình, ngay cả khi điều đó không có thật. Có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta suy nghĩ tiêu cực, nhưng hậu quả thì giống nhau: giao tiếp không hiệu quả và vấn đề không được giải quyết. Theo các nhà tâm lý, suy nghĩ độc hải thường gây ra hậu quả 3-X với các giai đoạn Xao lãng, Xa cách và Xa lạ.
1) XAO LÃNG: Có bao giờ bạn sa vào tranh cãi nhưng không nhớ nguyên nhân vì sao và sự việc xãy ra như thế nào? Đó là do suy nghĩ tiêu cực làm chúng ta phân tâm, không thể nhìn ra nguyên nhân thật sự dẫn đến tranh cãi. Vì thế, mâu thuẫn này chưa được giải quyết bất đồng khác đã xảy ra, khiến cho cả hai đều thấy mệt mỏi và thất vọng. Tuy nhiên, đây vẫn là giai đoạn nhẹ nhất.
2) XA CÁCH: Khi trong đầu xuất hiện suy nghĩ tiêu cực, chúng ta thường nói ra những điều làm tổn thương người khác. Khi bị xúc phạm, chúng ta thường buông ra những điều không hay để phản kháng hoặc là ngay lập tức im lặng. Dù chọn cách nào, cả hai cũng cảm thấy không thể tiếp tục nói chuyện hoặc cùng nhau giải quyết vấn đề. Hậu quả là giữa hai người dần xuất hiện khoảng cách.
3) XA LẠ: Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất. Cả hai không còn thấu hiểu, tôn trọng và thông cảm cho nhau. Dần dà, từ mối quan hệ gắn bó họ trở thành những người xa lạ. Đây cũng là lúc một hoặc cả hai muốn chấm dứt quan hệ
Làm sao loại bỏ suy nghĩ tiêu cực?
Qua bài thử nghiệm trên, nếu nhận ra bản thân đang có suy nghĩ thiếu tích cực thì bạn cũng đừng quá lo lắng! Một khi bạn có thể để các suy nghĩ tiêu cực lọt vào tâm trí thì bạn cũng có thể loại bỏ chúng. Hãy tham khảo 4 bí quyết loại bỏ suy nghĩ tiêu cực do chính tiến sỹ Jeffrey Berstein đề xuất.
Bài: Phương Thảo
Harper’s Bazaar Việt Nam