Ăn khoai tây có tác dụng gì? Khoai tây là loại thực phẩm quen thuộc với người dân khắp thế giới. Được trồng ở hơn 100 quốc gia, khoai tây rất phổ biến ở Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga và Ukraine.
Dù là thực phẩm thông dụng nhưng một số người cho rằng ăn khoai tây không hề tốt. Song loại củ đa năng này lại chứa nhiều dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu nhé!
Giá trị dinh dưỡng của khoai tây
Trước khi tìm hiểu ăn khoai tây có tác dụng gì, cùng xem giá trị dinh dưỡng của khoai tây. Một củ khoai tây nướng 173g gồm cả vỏ chứa các dưỡng chất sau:
• Lượng calo: 161
• Chất béo: 0,2g
• Protein: 4,3g
• Carbohydrate: 36,6g
• Chất xơ: 3,8g
• Vitamin C: 28% RDI*
• Vitamin B6: 27% RDI
• Kali: 26% RDI
• Mangan: 19% RDI
• Magiê: 12% RDI
• Phốt pho: 12% RDI
• Niacin: 12% RDI
• Folate: 12% RDI
* RDI – Reference daily intake: khẩu phần ăn hàng ngày tham khảo
Ăn khoai tây có tác dụng gì?
Cây khoai tây có tên khoa học là Solanum tuberosum L, thuộc họ cà. Đây là cây lương thực ngắn ngày. Có nhiều loại khoai tây như: khoai tây tím, khoai tây đen, khoai tây đỏ và khoai tây vàng.
Khoai tây chứa nguồn dinh dưỡng thiết yếu như các nhóm vitamin, tinh bột, sắt, canxi, magiê, mangan, kali… Chính vì thế, ăn khoai tây giúp cải thiện sức khỏe một cách toàn diện. Dưới đây là những công dụng của khoai tây đã được chứng minh:
1. Giúp kháng viêm, giảm đau
Trong khoai tây có hàm lượng vitamin C phong phú. Vitamin C không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng mà còn là một phương thuốc kháng viêm, giảm đau tự nhiên, an toàn cho cơ thể.
Ngoài ra, một số vitamin nhóm B và khoáng chất như kali, canxi cũng có tác dụng chống lại sự phát triển của bệnh viêm khớp và các chứng viêm nhiễm ở đường tiêu hóa.
Chính vì thế, trong dân gian thường lưu truyền cách sử dụng khoai tây luộc để chườm vào chỗ tổn thương ngoài da. Hoặc bạn làm lạnh khoai tây luộc để chườm giảm sưng đau.
2. Cải thiện hệ miễn dịch
Ăn khoai tây có tác dụng gì? Khoai tây có thể cung cấp đến 45% nhu cầu vitamin C cơ thể cần trong ngày. Đây là chất cần thiết để “xây dựng” hàng rào bảo vệ cho cơ thể bạn. Chính vì thế, vitamin C đặc biệt hữu ích cho người già, trẻ em hay những bệnh nhân đang bị suy giảm hệ miễn dịch.
Thường xuyên ăn khoai tây là giải pháp đơn giản giúp bạn phòng ngừa một số bệnh phổ biến như cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp…
3. Khoai tây giúp cải thiện chức năng tiêu hóa
Ăn khoai tây có tốt cho sức khỏe không? Tinh bột trong khoai tây là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Những vi khuẩn này tiêu hóa nó và biến nó thành các axit béo chuỗi ngắn. Từ đây, chúng giúp giảm viêm ruột kết, cải thiện khả năng phòng vệ của ruột kết và giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, thành phần chất xơ dồi dào có trong khoai tây còn hoạt động như một chất nhuận tràng, giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và các vấn đề ở đường ruột.
Khoai tây cũng chứa nhiều phân tử kháng khuẩn đặc biệt, có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Bên cạnh đó, tinh bột và chất xơ trong khoai tây khi vào dạ dày sẽ giúp thấm hút bớt axit và dịch tiết trong dạ dày. Nhờ đó, các tổn thương trong dạ dày mau lành, giảm nguy cơ mắc bệnh trào ngược axit dạ dày thực quản.
4. Ăn khoai tây có tác dụng gì? Tốt cho thần kinh và não bộ
Hoạt động bình thường của não phụ thuộc phần lớn vào mức glucose, các thành phần khác nhau của phức hợp vitamin B và một số hormone, axit amin và axit béo như omega-3. Khoai tây có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu nêu trên.
Khoai tây cũng chứa nhiều carbohydrate. Chất này thúc đẩy mức độ glucose tốt trong máu ở người không bị đái tháo đường loại 2. Điều này giúp não bộ không mệt mỏi, hoạt động nhận thức cùng hiệu suất làm việc luôn ở mức cao.
Ngoài ra, khoai tây còn chứa nhiều vitamin B6. Vitamin này sẽ được cơ thể chuyển hóa thành hợp chất hữu cơ giúp xoa dịu thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu, ngăn ngừa nguy cơ bị trầm cảm.
5. Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Chất xơ trong khoai tây thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra, chất xơ còn làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch…
Đồng thời vitamin C và carotenoid sẽ giúp ức chế sự phát triển của các gốc tự do có hại. Nhờ đó giúp hệ thống tim mạch luôn khỏe mạnh và hoạt động ổn định.
6. Ăn khoai tây giúp ngăn ngừa ung thư
Ăn khoai tây có tác dụng gì? Câu trả lời là giúp ngăn ngừa ung thư bạn nhé. Một số loại khoai tây, đặc biệt là khoai tây đỏ, chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa flavonoid và vitamin A. Chúng có thể bảo vệ bạn chống lại nhiều loại ung thư.
Một nghiên cứu cho thấy khoai tây có chứa hợp chất quercetin, đã được chứng minh là giúp chống ung thư và chống viêm.
7. Ăn khoai tây có tác dụng gì? Giúp hạ huyết áp
Khoai tây là một trong những thực phẩm tốt nhất cho người bị cao huyết áp. Sự kết hợp giữa các thành phần gồm kali, kukoamine và chất xơ hòa tan giúp hạ huyết áp. Chúng kích thích mạch máu giãn nở và ổn định nồng độ glucose trong máu. Điều này đảm bảo cho quá trình lưu thông máu diễn ra thông suốt.
8. Phòng ngừa bệnh sỏi thận, bệnh gút
Ăn khoai tây có tốt không? Khoai tây chứa rất ít purin nhưng lại giàu vitamin C. Vitamin C có khả năng làm giảm axit uric trong máu, qua đó ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gút.
Người có nguy cơ bị sỏi thận cao cũng nên tăng cường bổ sung khoai tây đều đặn trong các bữa ăn. Cách này giúp bổ sung sắt và canxi, chống lại sự hình thành sỏi trong thận.
9. Tốt cho bệnh nhân đái tháo đường
Ăn khoai tây có tác dụng gì? Những người bị bệnh đái tháo đường ăn khoai tây sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Dưỡng chất trong khoai tây giúp ổn định nồng độ glucose trong máu, giúp bệnh nhân kiểm soát tốt bệnh và giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng.
Song người bị bệnh tiểu đường nên ăn khoai tây một cách khoa học và hạn chế tối đa khoai tây chiên.
10. Làm đẹp da
Khoai tây chứa nhiều vitamin A, B1, B2, E. Những chất này có khả năng cấp ẩm, giữ nước cho da. Vitamin C trong khoai tây cũng giúp giảm lão hóa, giảm các vết nám, tàn nhang trên da.
>>> Mách bạn: 17 CÁCH LÀM ĐẸP DA MẶT, MẮT VÀ TÓC BẰNG KHOAI TÂY
11. Ăn khoai tây có tác dụng gì? Kiểm soát cân nặng
Khoai tây chứa ít calo nên có thể giúp bạn giảm cân, với điều kiện bạn phải tuân thủ đúng quy tắc. Đặc biệt, khoai tây có chứa hợp chất ức chế proteinase 2, giúp bạn giảm cảm giác đói bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn có thể kiểm soát cân nặng bằng cách giảm cơn thèm ăn.
>>> Mách bạn: 4 THỰC ĐƠN EAT CLEAN 7 NGÀY GIẢM CÂN VÀ MỠ BỤNG
12. Có thể giúp điều trị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, chúng ta thường bị thiếu hụt kali. Khoai tây chứa nhiều kali nên là thực phẩm hữu ích. Hơn nữa, khoai tây khi gọt vỏ chứa ít chất xơ và nhiều tinh bột. Chúng sẽ trương nở khi ở trong ruột, lại giữ nước nên làm tăng khối lượng phân. Do đó ăn khoai tây không vỏ sẽ giảm tiêu chảy.
Song bạn cần nhớ nếu ăn quá nhiều có thể bị tiêu chảy do nạp quá nhiều tinh bột.
13. Ăn khoai tây có tác dụng gì? Thúc đẩy tăng cân
Ngoài hỗ trợ giảm cân, khoai tây cũng giúp tăng cân. Loại củ này chứa chủ yếu carbohydrate, protein và ít chất béo. Vì thế, kết hợp khoai tây với phô mai, bơ hoặc kem sẽ thành chế độ ăn lý tưởng cho người muốn tăng cân.
>>> Mách bạn: CÁCH LÀM SỮA BÍ ĐỎ TĂNG CÂN CHO NGƯỜI GẦY
Những lưu ý khi ăn khoai tây
• Để tránh thất thoát dinh dưỡng trong khoai tây, bạn không nên gọt vỏ trước khi nấu. Hàm lượng protein và khoáng chất bên dưới lớp vỏ khoai tây rất cao. Vì vậy nếu bạn nấu chín chúng sau khi gọt vỏ, hầu hết các protein và khoáng chất này sẽ bị mất đi.
• Tác dụng của khoai tây luộc rất nhiều, vì thế nhiều người thích ăn khoai tây luộc. Đây cũng là cách chế biến đơn giản nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng biết khi luộc khoai tây, hãy đun nước sôi rồi mới cho khoai tây vào. Điều này sẽ làm giảm thời gian nấu nướng và giúp bạn duy trì hàm lượng vitamin C có trong khoai.
• Nên hạn chế tối đa việc chiên khoai tây, vì 75% vitamin C bị mất đi trong quá trình chiên. Hơn nữa, món ăn này không chỉ gây tăng cân mà khi chiên với dầu còn tạo ra nhiều cholesterol xấu gây hại cho tim mạch.
• Không ăn những củ khoai tây có màu xanh hoặc đã mọc mầm. Những củ này chứa nhiều chất solanine có thể gây ngộ độc, thậm chí là tử vong.
• Những người bị dị ứng khoai tây, phụ nữ có thai nên hạn chế ăn khoai tây.
Không nên ăn khoai tây với gì?
Không kết hợp khoai tây chung với cà chua. Hai thực phẩm này khi được tiêu thụ cùng lúc sẽ gây khó tiêu, không tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn khoai tây cùng các loại quả lựu, anh đào, quả hồng vì chúng dễ gây ngộ độc.
Các thông tin trên đã giải thích rõ ăn khoai tây có tác dụng gì. Giờ đây chắc chắn bạn đã biết khoai tây là một món ăn tốt cho sức khỏe. Vì thế hãy bổ sung khoai tây vào chế độ ăn uống điều độ của bạn nhé!
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam