Sự tích chiếc áo choàng rửa tội của hoàng gia Anh

Tháng 7 vừa qua, hoàng gia Anh đã chào đón sự ra đời của hoàng tử Louis, con của hoàng tử William và công nương Kate Middleton. Hoàng tử bé đã được rửa tội tại nhà thờ trong chiếc áo choàng truyền thống mà anh và chị cậu từng mặc

Chiếc áo choàng rửa tội không chỉ là một truyền thống của hoàng gia Anh. Mà nó đã là một truyền thống lâu đời của nước Anh từ thế kỷ 18.

Thời đó, việc mang thai và sinh nở được xem là vấn đề cá nhân. Trong khi đó, lễ rửa tội cho em bé là một dịp để chung vui cùng mọi người. Trong lễ rửa tội, nhà thờ quy định rằng em bé phải mặc y phục trắng. Đây là màu sắc biểu tượng cho sự ngây thơ và thanh thuần.

Áo chùng rửa tội của thế kỷ 18 được làm từ lụa hoặc satin. Nhưng vào thế kỷ 19, nó lại được làm từ vải cotton.

Hoàng gia Anh-01

Áo chùng rửa tội của thế kỷ 18 được làm từ lụa hoặc satin (Hình: Bảo tàng V&A)

Hoàng gia Anh-02

Áo choàng rửa tội thế kỷ 19 được làm từ vải cotton

Thời kỳ Victoria, áo chùng rửa tội sẽ được may bởi người mẹ khi đang mang thai đứa con đầu lòng. Sau này, mặc dù nhiều phụ nữ đã có máy may, nhưng họ vẫn tự tay may chiếc áo chùng này. Có thể là vì chiếc áo khá bé và gọn. Các mệnh phụ trẻ có thể mang theo bên mình trong chiếc túi may vá. Những người phụ nữ Victoria đang mang thai, dù chỉ mới 18 tuổi, cũng sẽ được goi là các mệnh phụ trẻ.

Sau khi đã được sử dụng, chiếc áo choàng sẽ được cất giữ kĩ. Sau đó, nó sẽ được dùng cho tất cả các đứa con sau này của người mẹ đó. Những chiếc áo choàng được làm công phu, tỉ mỉ sẽ được lưu truyền qua các thế hệ. Theo thời gian, nó sẽ trở thành vật di truyền trong gia đình.

Những chiếc áo chòang rửa tội giữa thế kỷ thứ 19 còn được trang trí bằng các chi tiết thêu trắng gọi là Ayrshire.

Hoàng gia Anh-03

Chi tiết thêu Ayrshire (Hình: Bảo tàng V&A)

Nửa sau thời kỳ Victoria, phần váy của chiếc áo choàng được trang trí công phu với pin tucks và phần đuôi ren. Phần thân cũng được tô điểm bằng các chi tiết thêu trắng. Ngoài chiếc áo choàng, đứa bé còn phải đeo một chiếc mũ trùm đầu. Hiện tại, chiếc mũ đã được loại bỏ.

Chiếc áo choàng rửa tội Victoria của hoàng gia Anh

Những đứa trẻ trong gia đình hoàng gia Anh được rửa rội ngay khi vừa ra đời. Đồng thời, một bức ảnh sẽ được công bố để kỷ niệm thời khắc này.

Chiếc áo choàng rửa tội hoàng gia nguyên bản được làm lần đầu vào năm 1841. Nữ hoàng Victoria đã đặt làm nó cho con gái đầu lòng của bà, công chúa Victoria. Nó được lấy cảm hứng từ chiếc váy cưới của nữ hoàng. Chiếc áo choàng được làm từ ren Spitalfields và bao phủ bởi ren Honiton.

Trong nhật ký của mình, nữ hoàng Victoria đã miêu tả: “Chiếc áo choàng bằng satin được phủ bởi lớp ren Honiton”. Bà còn thêm là công chúa bé nhìn rất đáng yêu trong chiếc áo.

Trong vòng 163 năm tiếp theo, tất cả các đứa bé trong gia đình hoàng gia Anh đều được rửa tội trong chiếc áo choàng này. Bao gồm nữ hoàng Elizabeth tại vị, hoàng tử Charles và hoàng tử William. Đã có tổng cộng 62 đứa trẻ được rửa tội trong chiếc áo choàng này. Sau mỗi lần sử dụng, chiếc áo đều được giặt tay bằng nước mùa xuân và lưu trữ trong phòng tối.

>>> Xem thêm: Bí ẩn vương miệng hoàng gia Anh

Hoàng gia Anh-04

Hoàng tử William mặc chiếc áo choàng rửa tội Victoria nguyên bản vào lễ rửa tội năm 1982.

Chiếc áo choàng được mặc lần cuối vào năm 2004 bởi tiểu thư Louise Windsor. Angela Kelly, người phục sức cho nữ hoàng, cho rằng nó quá mỏng manh để có thể được tiếp tục sử dụng.

Chiếc áo choàng rửa tội của hoàng gia Anh hiện nay

Nữ hoàng ra lệnh cho Angel Kelly may chiếc áo choàng mới vào năm 2008.  Đứa bé đầu tiên mặc nó là James, Tử tước thứ bảy. Đã có sáu đứa trẻ được rửa tội trong chiếc áo choàng này. Bao gồm hoàng tử George, công chúa Charlotte và bây giờ là hoàng tử Louis.

>>> Xem thêm: Ý nghĩa đặc biệt đằng sau bộ trang phục của hoàng tử George

Hoàng gia Anh-05

Hoàng tử Louis mặc chiếc áo choàng rửa tội trong lễ rửa tội ngày 9/7 vừa qua

Harper’s Bazaar Vietnam 

 

Xem thêm