Nóng trong người là hiện tượng tích nhiệt bên trong cơ thể. Biểu hiện thường gặp là mất ngủ, da khô, nóng, nổi mụn, nhiệt miệng, chảy máu cam. Vậy bị nóng trong người nên uống gì? Bazaar Việt Nam sẽ gợi ý cho bạn một số món đồ uống mà người bị nóng có thể tham khảo.
Nóng trong người có tác hại gì?
Hiện tượng nóng trong người có nhiều nguyên nhân. Một số yếu tố có thể kể đến như thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, lạm dụng thuốc. Nóng trong người không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây ra một số tác hại sau:
• Suy giảm hệ miễn dịch.
• Có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, đường tiêu hóa.
• Cơ thể mất nước, rối loạn điện giải.
• Nguy cơ gây sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam.
Bị nóng trong người nên uống gì?
Bị nóng trong người nên uống gì cho mát? Nếu gặp tình trạng này, bạn đừng bỏ qua những loại nước có tác dụng làm mát cơ thể dưới đây:
1. Bị nóng trong người nên uống gì cho mát? Nước chanh
Chanh là loại quả chứa nhiều vitamin C. Nước chanh giúp đào thải độc tố, làm mát cơ thể và đẹp da.
Cách pha nước chanh:
• Vắt khoảng 40ml nước cốt chanh vào ly.
• Tiếp tục cho 150ml nước lọc và 45ml đường (hoặc mật ong) vào ly và khuấy đều.
• Cho thêm đá vào và thưởng thức.
>>> Đọc thêm: UỐNG NƯỚC CHANH GIẢM CÂN TRONG 7 NGÀY VÀ 7 THỨC UỐNG DỄ LÀM
2. Trà bí đao
Bị nóng trong người nên uống gì? Theo Đông y, bí đao có tính lạnh, giải nhiệt rất tốt. Trà bí đao có tác dụng thải độc, lợi tiểu, tốt cho gan thận.
Chuẩn bị: bí đao (1kg), quả la hán (2 quả), hạt chia.
Cách làm trà bí đao:
• Bí đao rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành miếng cỡ ngón tay cái.
• Cho bí đao đã cắt vào đun cùng 1 lít nước.
• Khi nước sôi, tiếp tục cho quả la hán vào nấu cùng.
• Vặn lửa nhỏ cho nước sôi lăn tăn trong vòng 1-1.5 tiếng.
• Trong lúc chờ đợi, bạn ngâm hạt chia với nước lọc để hạt nở ra.
• Khi nước bí đao chuyển sang màu nâu, bạn tắt bếp, lọc lấy nước cốt. Thêm hạt chia vào thưởng thức.
>>> Đọc thêm: 3 CÁCH NẤU TRÀ BÍ ĐAO GIẢM CÂN ĐƠN GIẢN NHƯNG CỰC HIỆU QUẢ
3. Trà khổ qua
Bị nóng trong người nên uống gì? Khổ qua có chất chống oxy hóa và vitamin C, tác dụng điều hòa huyết áp, hỗ trợ hạ men gan, giảm mụn nhọt, nóng trong người.
Chuẩn bị: Khổ qua tươi, nước lọc
Cách làm trà khổ qua:
• Khổ qua rửa sạch, cắt thành những lát mỏng rồi đem phơi khô.
• Khi lát khổ qua chuyển sang màu sậm (khô), bạn cho vào bình thủy tinh để bảo quản.
• Cho vài lát khổ qua khô vào bình, thêm nước đun sôi vào để hãm trà. Có thể thêm đường nếu thích.
Một vài lưu ý:
• Trà khổ qua nên uống nóng để phát huy tác dụng tốt nhất.
• Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai những tháng đầu không nên uống trà khổ qua.
>>> Đọc thêm: BẬT MÍ 4 CÁCH LÀM NƯỚC ÉP MƯỚP ĐẮNG GIẢM CÂN CỰC DỄ
4. Bị nóng trong người nên uống gì? Nước đậu đen rang
Đậu đen là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y. Nước đậu đen rang có tác dụng giải nhiệt, trị rôm sảy, mụn nhọt, đặc biệt đem lại vẻ đẹp rạng ngời cho làn da.
Chuẩn bị: đậu đen hạt đều, không bị sâu, móp (khoảng 200g), nước lọc
Cách làm nước đậu đen rang:
• Rang đậu đen trên chảo nóng, lửa nhỏ, đảo đều tay để hạt đậu chín đều.
Khi thấy vỏ đậu tách nhẹ ra và có mùi thơm thì tắt bếp.
• Cho đậu đã rang vào nước đun sôi. Khi nước ngả sang màu đỏ nhạt là có thể đổ ra uống được.
• Nước đậu đen rang có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 2 ngày. Khi uống, bạn có thể cho thêm chút muối để dễ uống hơn.
>>> Đọc thêm: CÁCH UỐNG NƯỚC ĐẬU ĐEN TRỊ MỤN VÔ CÙNG HIỆU QUẢ
5. Nước gạo lứt rang
Gạo lứt chứa nhiều chất xơ, vitamin nhóm B, canxi, sắt, magie, kali. Nước gạo lứt rang có khả năng đào thải độc tố trong cơ thể, giải độc gan, giảm tình trạng nóng trong.
Chuẩn bị: gạo lứt (100g), nước lọc
Cách nấu nước gạo lứt rang:
• Rang gạo lứt trên chảo nóng cho đến khi gạo có hương thơm và màu chuyển sang đậm hơn thì tắt bếp.
• Cho gạo lứt đã rang nấu cùng nước lọc đun sôi và một ít muối cho tới khi gạo mềm nhừ.
• Lọc lấy phần nước gạo lứt, để nguội và thưởng thức.
Lưu ý: Gạo lứt chứa lượng tinh bột nhất định. Vì vậy, những người tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng gạo lứt có thể dùng mỗi ngày.
>>> Đọc thêm: 8 CÔNG THỨC LÀM TRÀ GẠO LỨT GIẢM CÂN ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ
6. Nước rau má
Bị nóng trong người nên uống gì? Rau má cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như kẽm, sắt, vitamin nhóm B, C, K. Rau má vừa giúp hạn chế nóng trong vừa tăng cường sức đề kháng.
Chuẩn bị: Rau má (150g), nước lọc (300ml), đường, đá.
Cách làm nước ép rau má:
• Rau má nhặt và rửa sạch, để ráo nước.
• Cho rau má cùng nước lọc vào máy xay.
• Lọc lấy nước cốt rau má, bỏ bã.
• Thêm đường và đá vào nước rau má rồi thưởng thức.
Lưu ý: Rau má có tính hàn, uống quá nhiều có thể bị tiêu chảy.
>>> Đọc thêm: UỐNG NƯỚC RAU MÁ CÓ GIẢM CÂN ĐƯỢC KHÔNG?
7. Nước râu ngô
Nhiều người ăn quả ngô và vứt bỏ hết râu ngô. Tuy nhiên, râu ngô khi dùng nấu nước chứa rất nhiều vitamin và chất chống oxy hóa. Nước râu ngô có công dụng lợi tiểu, làm mát cơ thể, tăng bài tiết chất độc.
Chuẩn bị: Râu ngô (50g), nước lọc (2 lít), đường phèn (lượng vừa đủ)
Cách làm nước râu ngô:
• Râu ngô rửa sạch, để ráo nước.
• Cho râu ngô vào nước đang sôi, đun lửa nhỏ khoảng 20 phút rồi tắt bếp.
• Cho thêm đường vào khuấy đều.
• Đợi nước nguội, vớt râu ngô ra và lấy phần nước uống.
8. Các thức uống giải nhiệt khác
Bị nóng trong người nên uống gì? Ngoài các loại nước uống kể trên, bạn có thể tham khảo một số loại nước khác như: trà xanh, trà atiso, nước ép rau củ quả, nước nha đam. Bạn lưu ý là các loại thức uống giải nhiệt chỉ nên uống bổ sung với liều lượng vừa phải, không thay thế cho nước lọc. Bạn cần duy trì lượng đủ lượng nước lọc hàng ngày.
>>> Đọc thêm: ĂN DƯA HẤU NÓNG HAY MÁT, CÓ GÂY NỔI MỤN KHÔNG?
Nên ăn uống gì khi bị nóng trong người?
Ngoài thức uống, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng nóng trong. Bạn nên ưu tiên những thực phẩm sau để cơ thể được giải nhiệt:
• Rau củ quả có tính mát: Các loại rau củ có tác dụng thanh nhiệt như rau dền, rau má, rau diếp cá, mồng tơi, rau ngót, bí đao, khổ qua, cà chua.
• Trái cây nhiều chất xơ, mọng nước: Cam, bưởi, chanh, đu đủ, nước dừa, nước mía, vừa có tác dụng giải khát, vừa làm mát cơ thể.
• Các loại hạt: Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, hạt sen là những nguyên liệu có tác dụng giải độc, kích thích hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
• Các loại cá béo: Cá hồi, cá trích, cá ngừ chứa nhiều omega-3. Lượng axit béo này giúp tăng cường chức năng gan, ngăn ngừa tích tụ chất béo, giảm nóng trong gan.
Người bị nóng cần kiêng đồ ăn cay, nóng, chế biến nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh.
>>> Đọc thêm: ĂN SẦU RIÊNG CÓ NỔI MỤN KHÔNG? MÁCH BẠN 5 CÁCH ĂN KHÔNG BỊ NÓNG
Nóng trong người nên uống thuốc gì?
Việc điều trị chứng nóng trong người bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống cần có thời gian để phát huy tác dụng. Nhiều người muốn có kết quả nhanh nên tìm đến cách chữa trị bằng thuốc. Vậy bị nóng trong người nổi mụn nên uống thuốc gì?
Theo các bác sĩ, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc để trị nóng, giải độc gan hay thanh nhiệt cơ thể. Việc dùng thuốc nên có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
Khi đến cơ sở y tế thăm khám, bạn sẽ được chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của tình trạng nóng trong. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra loại thuốc phù hợp.
>>> Đọc thêm: 14 MÓN ĂN, THỨC UỐNG MÁT GAN TRỊ MỤN VÀ LÀM ĐẸP DA
Một số lưu ý khi bị nóng trong người
Ngoài việc tìm hiểu bị nóng trong người nên uống gì, bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau:
• Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất và đa dạng dinh dưỡng.
• Tăng cường ăn trái cây, rau xanh, uống đủ nước.
• Tập thể dục thể thao đều đặn. Vận động là một trong những cách giúp tăng cường chức năng thải độc của gan.
• Có lịch trình sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng.
• Chỉ dùng thuốc Tây khi có sự chỉ định của bác sĩ.
• Hạn chế sinh hoạt hay làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.
Bazaar Việt Nam trên đã chia sẻ các loại nước để giải đáp cho câu hỏi bị nóng trong người nên uống gì. Nguyên liệu cho các loại nước giải nhiệt thường đơn giản, dễ kiếm. Chúc bạn sớm loại bỏ tình trạng nóng trong người để duy trì cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam