Cá chép kỵ gì? 8 thứ kỵ và 3 món ăn hấp dẫn với cá chép

Cá chép là món ăn bổ dưỡng, quen thuộc trên mâm cơm của mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, cá chép kỵ gì không phải là điều mà ai cũng biết khi chế biến loại cá này.

Nếu bạn là một “tín đồ” của món cá chép, đừng quên tìm hiểu xem cá chép kỵ gì và cá chép có thể nấu được những món ăn hấp dẫn nào nhé!

Cá chép kỵ gì?

Cá chép kỵ gì

Cá chép có thành phần dinh dưỡng cao, giàu protein, có tác dụng bổ máu, tăng cường sức khỏe. Đồng thời, theo kinh nghiệm dân gian, cá chép còn giúp an thai, dưỡng thai đối cho bà bầu. Trong Đông y, cá chép được coi là thực phẩm quý hiếm bởi nhiều tác dụng như làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết, trừ khử được tả động, sưng tấy.

Nhiều công dụng là vậy nhưng không phải ai cũng biết cá chép kỵ với những gì. Để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình, đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây:

1. Cá chép kỵ gì? Cá chép kỵ thịt chó

Cá chép kỵ thịt chó

Cá chép kỵ với món gì? Tính cam ôn trong thịt chó đại kỵ với tính cam hàn của cá chép. Món ăn có sự kết hợp của hai loại thịt này có thể gây ra đau bụng, đi kiết.

>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

2. Cá chép kỵ thịt gà

Cá chép kỵ thịt gà

Ảnh: Elena Leya/Unsplash

Theo Đông y, thịt gà có tính cam ôn, trong khi đó, cá chép lại mang tính cam hàn. Hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ làm người ăn nổi mụn nhọt hoặc nguy hiểm hơn là ngộ độc.

>>> Đọc thêm: THỊT GÀ KỴ VỚI RAU GÌ? 9 NGUYÊN LIỆU NÊN TRÁNH KẾT HỢP CÙNG THỊT GÀ

3. Cá chép kỵ gì? Cá chép kỵ tôm

Cá chép kỵ gì? Cá chép kỵ tôm

Cá và tôm đều là hai loại thực phẩm thuộc tính ôn. Với nhiều người có cơ địa nhạy cảm, hai loại thực phẩm này kết hợp có thể gây hiện tượng động phong, ngứa ngáy.

>>> Đọc thêm: TÔM KỴ VỚI GÌ? GHI NHỚ NGAY 8 THỰC PHẨM NÊN HẠN CHẾ KẾT HỢP VỚI TÔM

4. Cá chép kỵ rau kinh giới

kỵ rau kinh giới

Ngoài các loại thịt như thịt chó, thịt gà, tôm, cá chép kỵ với rau gì? Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên ăn cá chép cùng với rau kinh giới. Vị cay của rau kinh giới có tác dụng hạ huyết ứ. Trong khi đó, cá chép là loại thực phẩm dưỡng huyết với tính ấm. Sự kết hợp này có thể gây ngứa ngáy, khó chịu.

5. Cá chép kỵ tía tô

kỵ tía tô

Nhiều người thường có thói quen thêm lá tía tô khi nấu cháo cá chép, luộc cá chép để khử mùi tanh của cá và làm món ăn dậy mùi thơm. Tuy nhiên, cá chép khi kết hợp với tía tô dễ sinh tính nóng, từ đó gây mụn nhọt.

>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ

6. Cá chép kỵ bí xanh

Cá chép kỵ bí xanh

Cá chép kỵ những gì? Cả cá chép và bí xanh đều là thực phẩm bổ dưỡng, đồng thời đều mang tính hàn. Trong Đông y, hai loại thức ăn tính hàn nấu cùng nhau dễ gây rối loạn tiêu hóa.

7. Cá chép kỵ gì? Cá chép kỵ cam thảo

kỵ cam thảo

Cá chép kỵ với quả gì? Đứng đầu trong danh sách này phải kể đến cam thảo – loại quả có vị ngọt, tính hàn. Cá chép cũng là loại thực phẩm có đặc tính tương tự. Vì thế, khi kết hợp với nhau có thể gây ra chứng lạnh bụng.

8. Kỵ dưa muối

Kỵ dưa muối

Điều này nghe có vẻ khá vô lý bởi từ lâu cá chép om dưa đã trả thành món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, các chất hóa học (đặc biệt là nitrite) có trong dưa muối khi kết hợp cùng protein trong cá chép sẽ tạo thành hoạt chất nitrosamine gây ung thư.

>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?

Cá chép làm gì ngon?

Cá chép là thực phẩm bổ dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, có lợi cho sức khỏe. Biết được cá chép kỵ gì, bạn sẽ có nhiều sự kết hợp an toàn và đảm bảo dinh dưỡng. Dưới đây là một số món ăn ngon và bổ dưỡng từ cá chép.

1. Cháo cá chép

Cá chép làm gì ngon

Nguyên liệu:

• Cá chép: 1 con
• Gạo tẻ: 100g
• Gạo nếp: 50g
• Hành lá: 3 nhánh
• Ngò rí: 5 cây
• Ớt tươi: 2 trái
• Chanh: 1 quả
• Rượu gừng: 100ml
• Gừng: 1 củ
• Hành tăm băm: 2 muỗng canh
• Dầu hạt điều, nước mắm, bột canh
• Gia vị thông dụng

Cách nấu:

• Sơ chế và rửa sạch cá chép. Dùng rượu gừng, muối chà lên cá để loại bỏ mùi tanh. Rửa cá chép một lần nữa dưới vòi nước sạch và để ráo.

• Đun sôi 2 lít nước cùng 1 củ gừng cắt lát nhỏ. Cho cá vào luộc trong vòng 10 phút. Sau đó, bạn vớt cá ra ngoài, chờ thịt nguội thì gỡ phần thịt cá ra thành miếng vừa ăn.

• Giã nhuyễn xương cá, sau đó cho nước sôi vào, khuấy đều và lọc lấy nước dùng.

• Trộn đều gạo nếp cùng gạo tẻ, vo sạch và để ráo nước.

• Rang hỗn hợp gạo trên chảo, để lửa vừa cho đến khi hạt gạo chuyển sang màu đục. Cho gạo đã rang vào nồi cơm điện, đổ phần nước dùng xương cá đã lọc ở trên vào nồi.

• Cho thêm 2 lít nước sôi vào nồi, nấu cháo trong vòng 30 – 40 phút.

• Với phần cá chép đã gỡ thịt, xào cá với 2 muỗng canh hành băm đã phi thơm dậy mùi cùng 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh nước mắm và 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu. Hãy nhẹ tay khi đảo để thịt cá không bị nát. Xào cá trong vòng 5 phút với lửa nhỏ.

• Khi cháo đã chín, hạt gạo nở đều, cho 1/2 lượng cá đã xào vào nồi và nấu thêm 5 – 10 phút.

• Múc cháo ra chén, thêm một vài miếng cá xào, rắc hành ngò và thưởng thức.

>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN

2. Cá chép kho riềng

Cá chép kho riềng

Ảnh: Mega market

Cá chép không kỵ riềng và loại củ này làm món ăn cực kỳ dậy mùi và hấp dẫn. Vì vậy bạn hãy kết hợp 2 nguyên liệu này khi chế biến nhé.

Nguyên liệu:

• Cá chép: 1 con
• Thịt ba chỉ: 200g
• Riềng: 1 củ
• Hành tím, tỏi, hành lá, nghệ, ớt
• Nước cốt chanh: 1 muỗng cà phê
• Dầu ăn, dầu hào, nước mắm
• Gia vị thông dụng

Cách làm:

• Cá chép sau khi sơ chế thì rửa sạch, khử mùi tanh với muối và nước cốt chanh. Rửa sạch cá lại với nước, để cho ráo. Cắt cá thành từng khúc nhỏ dài khoảng 5cm.

• Sơ chế thịt ba chỉ bằng cách chà xát với muối và rửa lại bằng nước sạch. Cắt thịt thành miếng vừa ăn.

• Riềng sau khi rửa sạch thì cạo vỏ và cắt thành lát mỏng. Nghệ rửa sạch, gọt vỏ, băm nhỏ. Băm tỏi và hành tím đã bóc vỏ. Hành lá rửa sạch, cắt khúc. Ớt rửa sạch, cắt lát.

• Phi thơm hành tím, tỏi, nghệ băm. Sau đó, cho vào 1 chén nước sôi, 3 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng canh bột nêm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt. Khuấy đều và đun sôi hỗn hợp, sau đó tắt bếp.

• Xếp 1 lớp riềng cắt lát ở đáy nồi, trải đều thịt ba chỉ lên trên rồi đến cá chép. Xếp xen kẽ 1 lớp thịt, 1 lớp cá. Rải riềng ở trên cùng.

• Rưới đều phần nước sốt vào nồi, đun lửa lớn đến khi nồi cá sôi thì cho nhỏ lửa. Kho cá trong vòng 45 phút đến 1 tiếng để đảm bảo cá và thịt mềm, thấm gia vị. Khi nước trong nồi cạn còn khoảng 1/3 thì tắt bếp.

• Gắp cá ra đĩa, thêm hành lá và tiêu để món ăn thêm mùi thơm và đẹp mắt hơn.

>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

3. Cá chép hấp bia

Cá chép hấp bia

Bạn đã biết cá chép kỵ gì ở trên. Hành lá, gừng, ớt là những thực phẩm không kỵ với cá chép. Thêm bia vào hấp cùng cá chép, bạn sẽ có món ăn thơm ngon, lạ vị.

Nguyên liệu:

• Cá chép: 1 con
• Bia: 1 lon
• Ớt: 1 quả
• Gừng: 1 nhánh
• Hành lá: 3 nhánh
• Giấm trắng, nước tương, dầu ăn
• Gia vị thông dụng

Cách làm:

• Sơ chế cá chép sau đó ngâm cá với nước muối pha loãng cùng gừng băm trong 15 phút. Sau đó, rửa kỹ cá qua nước, để ráo. Khứa các đường ngang trên thân cá để cá ngấm đều gia vị hơn.

• Cạo vỏ gừng, rửa sạch. Thái lát mỏng với 2/3 củ, phần còn lại đập giập, băm nhỏ.

• Thái nhỏ hành lá, ớt sừng. Đầu hành 1/2 cắt nhỏ, 1/2 để nguyên.

• Cho bia vào nồi, hấp cá trên đĩa, đặt trên xửng hấp. Sau khi bia sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp, lấy đĩa cá ra chắt nước.

• Chế biến nước sốt với hành thái nhỏ, gừng băm, ớt sừng thái nhỏ phi thơm cùng dầu ăn trong 5 phút. Thêm vào 1/2 muỗng canh bột ngọt, 1/2 muỗng canh đường, 4 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh giấm trắng, đun thêm 1 phút thì tắt bếp.

• Rưới đều phần nước sốt lên cá. Đặt lại đĩa cá vào xửng và hấp tiếp với lửa vừa trong 15 phút là có thể thưởng thức.

Những thông tin trên đã trả lời cho câu hỏi cá chép kỵ gì và một số gợi ý về các món ăn ngon, bổ dưỡng với cá chép. Hãy bổ sung loại thực phẩm “vàng” này vào chế độ ăn hàng ngày của gia đình bạn và gia đình ngay hôm nay nhé!

>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm