Cá hồi là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Loại cá này thường được lựa chọn trong các bữa ăn gia đình. Cách chế biến cá hồi rất đa dạng. Bạn có thể dùng cá để ăn sống, hấp, nướng, áp chảo, nấu canh cho đến nấu cháo. Tuy nhiên, có phải cá hồi nấu với nguyên liệu nào cũng phù hợp không? Cá hồi kỵ với rau gì? Cách chế biến để giữ được hàm lượng dinh dưỡng nhiều nhất là gì? Để giải đáp thắc mắc đó, bạn hãy đọc tiếp nhé.
Nguồn dinh dưỡng từ cá hồi
Cá hồi nổi tiếng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao với nhiều chất cần thiết cho cơ thể như axit béo omega 3, vitamin A, D, protein.
Theo nghiên cứu, cứ 100g cá hồi có khoảng:
• 3,1g DHA, EPA, DPA
• 5g protein
• 8g chất béo lành mạnh omega 3 (chủ yếu trong mỡ cá hồi).
Ngoài ra, cá hồi còn chứa nhiều vitamin quan trọng như: vitamin A tốt cho phát triển thị lực, vitamin D giảm nguy cơ loãng xương, vitamin B12 ngăn ngừa thiếu máu.
Bên cạnh đó, cá hồi là nguồn cung cấp sắt, kali, magie, axit amin và selen.
>>> Đọc thêm: BỊ TRẦY XƯỚC DA NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ ĐỂ VẾT THƯƠNG NHANH KHỎI?
Ăn cá hồi có tác dụng gì?
Trước khi tìm hiểu cá hồi kỵ với rau gì, bạn hãy khám phá một số lợi ích của cá hồi với sức khỏe nhé.
1. Cá hồi – nguồn cung cấp omega-3 dồi dào
Axit béo omega-3 không chỉ có ở trong quả óc chó và các loại hạt mà còn có hàm lượng lớn trong cá hồi. Đây được xem là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, rất tốt cho mẹ bầu, người già và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, axit omega-3 có trong cá hồi còn có tác dụng giảm viêm và điều hòa huyết áp rất tốt.
2. Ngăn ngừa ung thư và tốt cho tim mạch
Theo nghiên cứu, omega-3 có trong cá hồi có khả năng làm giảm cholesterol và nồng độ triglyceride trong máu. Điều này giúp các động mạch, tĩnh mạch duy trì được tính linh hoạt, ngăn ngừa hiện tượng cứng thành, xơ vữa động mạch, giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ ở người cao tuổi.
Bên cạnh đó, cá hồi được xem là thực phẩm vàng giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư như: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư gan và ung thư da.
3. Có tác dụng làm đẹp da và giảm cân hiệu quả
Theo nhiều nghiên cứu, ăn cá hồi thường xuyên sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc giảm cân. Việc tiêu thụ cá hồi giúp bạn no lâu và kiểm soát cảm giác thèm ăn của bạn.
Có nhiều hãng mỹ phẩm nổi tiếng chiết xuất hoạt chất carotenoid trong cá hồi. Hoạt chất này có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm đáng kể sự ảnh hưởng của các gốc tự do gây hại, lão hóa cho da.
>>> Đọc thêm: SẦU RIÊNG KỴ GÌ? 8 THỰC PHẨM ĐẠI KỴ VÀ 8 NHÓM NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN
Cá hồi kỵ với rau gì?
Nhiều cuộc nghiên cứu được tiến hành để tìm ra các chất kỵ với cá hồi. Vậy cá hồi kỵ nấu với rau gì? Các kết quả đều chỉ ra rằng cá hồi khá “thân thiện” với hầu hết các chất có trong rau, củ và nhiều thực phẩm khác.
Vì thế, bạn không nên quá lo lắng nếu không biết cá hồi kỵ với rau gì. Cá hồi có thể kết hợp với đa dạng các loại rau củ để làm phong phú thực đơn.
>>> Đọc thêm: SAU KHI NẶN MỤN NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ ĐỂ DA NHANH LÀNH?
Cá hồi kỵ với thực phẩm nào?
Với câu hỏi cá hồi kỵ với rau củ gì hay cá hồi kỵ với loại rau nào, câu trả lời là hầu như không có. Hay nói cách khác, chưa có nghiên cứu nào xác định được cá hồi kỵ với rau gì. Tuy nhiên, cá hồi thuộc họ cá nói chung, nên vẫn có những loại thực phẩm được khuyến cáo không nên kết hợp.
Tùy vào cơ địa từng người mà khi ăn cá kết hợp với sữa có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu nhẹ. Cá hồi cũng không tránh khỏi tình trạng trên. Rất nhiều tình huống thực tế cho thấy sau khi tiêu thụ hải sản, đặc biệt là cá hồi kèm sữa đã xuất hiện hiện tượng ngứa, nổi mẩn đỏ trên da.
Theo ý kiến của bác sĩ da liễu, tiến sĩ Deepali Bhardwaj, tuyệt đối không nên kết hợp hải sản và sữa với nhau. Hai nguyên liệu này có thể gây dị ứng nghiêm trọng khi được tiêu thụ cùng lúc.
Thêm vào đó, nhà dinh dưỡng học – tiến sĩ Tapasya Mundhra – cho rằng sữa và các sản phẩm từ sữa không phù hợp để kết hợp cùng thực phẩm chứa nhiều protein. Nguyên do là sữa có tác dụng làm thanh nhiệt cơ thể. Trong khi đó, cá chứa nhiều protein nên có khả năng làm nóng cơ thể. Vì vậy, cá nói chung hay cá hồi và sữa là hai thực phẩm rất kỵ nhau.
Ngoài sữa, sữa chua cũng là thực phẩm bạn tránh ăn cùng cá hồi. Sự kết hợp giữa cá hồi và sữa chua có thể gây mất cân bằng cơ thể, rối loạn tiêu hóa, sản sinh độc tố.
>>> Đọc thêm: BẮN TÀN NHANG KIÊNG ĂN GÌ? 8 NHÓM THỰC PHẨM CẦN TRÁNH
Các loại rau củ có thể nấu được với cá hồi
Bạn đã biết cá hồi kỵ với rau gì. Câu trả lời là có hồi có thể chế biến cùng với hầu hết các loại rau củ để tạo ra những món ăn ngon miệng và bổ dưỡng. Tuy nhiên để chế biến được món đảm bảo chất lượng về dinh dưỡng và khẩu vị thì không phải loại nào cũng phù hợp.
Dưới đây là những món ăn kết hợp giữa rau xanh và cá hồi mà bạn có thể tham khảo để làm phong phú cho thực đơn hàng ngày.
• Măng tây hấp hoặc nướng cùng cá hồi.
• Khoai tây nướng thảo mộc và cá hồi.
• Bắp cải mini xào cá hồi.
• Cá hồi kết hợp bông cải xanh, cà rốt nướng.
• Bí ngòi với cá hồi áp chảo.
• Cá hồi xé nhỏ trộn cùng salad rau củ quả.
• Cá hồi áp chảo ăn cùng bí ngòi, nấm, cà chua và ớt chuông.
• Nhiều người thắc mắc cháo cá hồi kỵ với rau gì, nhất là khi nấu cháo cho trẻ nhỏ. Cá hồi có thể nấu cháo cùng các loại rau như cải bó xôi, bí đỏ, cà rốt, củ dền hoặc mồng tơi, đều rất ngon và bổ.
>>> Đọc thêm: NHỮNG LOẠI SUSHI PHỔ BIẾN VÀ CÁCH THƯỞNG THỨC ĐÚNG
Những lưu ý khi ăn cá hồi
Biết được cá hồi kỵ với rau gì, bạn sẽ yên tâm hơn khi chế biến món ăn này. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn cao nếu không được chế biến đúng cách. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên hạn chế ăn sống cá hồi. Vì điều này có thể dẫn đến tình trạng đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, thậm chí ngộ độc.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm, bạn cần sơ chế cá hồi cẩn thận, kỹ lưỡng trước khi ăn. Bạn nên rửa cá hồi cùng với gừng, muối, chanh tươi để làm sạch và khử mùi tanh đặc trưng của cá. Đặc biệt, nếu chế biến cho người già và trẻ nhỏ, bạn nhớ nhặt kỹ xương nhé.
Khi mua cá hồi về, nếu chưa sử dụng luôn, bạn bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh với nhiệt độ thích hợp. Thời gian bảo quản cá hồi tối đa là 3 tháng với điều kiện quá trình đông lạnh không bị ngắt quãng. Chú ý, khi cá hồi có hiện tượng chảy nước, thịt nhũn, đổi màu thì không nên sử dụng. Lúc này, cá đã bị hỏng, nguy cơ ăn vào bị ngộ độc rất cao.
Những người thừa cân cũng nên hạn chế ăn cá hồi. Hàm lượng chất béo trong cá hồi có thể tăng lượng đường trong máu, gây bệnh tiểu đường, đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2.
Nếu có cơ địa dị ứng hải sản, bạn nên cân nhắc khi ăn cá hồi. Thực phẩm này cũng có khả năng gây dị ứng với những người có cơ địa nhạy cảm.
Với chia sẻ trên, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc về việc cá hồi kỵ với rau gì. Để đảm bảo hương vị thơm ngon và tránh ngộ độc thực phẩm, bạn cần thực hiện sơ chế cẩn thận và bảo quản cá hồi đúng cách.
>>> Đọc thêm: ĂN CÁ CÓ BÉO KHÔNG? GIẢM CÂN NÊN ĂN CÁ GÌ?
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam