Củ cà rốt rất ngon, bổ nên luôn xuất hiện trong các món ăn thường ngày. Tuy nhiên, bạn đã biết cà rốt kỵ với gì để chế biến đúng cách và tận dụng được hết lợi ích của loại củ này chưa? Bazaar Vietnam sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng xoay quanh cà rốt kỵ nấu với gì trong bài viết dưới đây.
Thành phần dinh dưỡng của cà rốt
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100g cà rốt cung cấp:
• Calo: 41 kcal
• Nước: 88%
• Chất đạm: 0,9g
• Tinh bột: 9,6g
• Đường: 4,7g
• Chất xơ: 2,8g
• Chất béo: 0,2g
Cà rốt chứa beta-carotene và alpha-carotene – hai loại carotene mà cơ thể chúng ta chuyển đổi thành vitamin A. Vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường thị lực và chức năng miễn dịch, duy trì các tế bào khỏe mạnh và kích hoạt các enzyme chuyển hóa chất gây ung thư, cùng các vai trò khác.
Cà rốt cũng chứa luteolin, một loại flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư. Cà rốt còn có nhiều folate, chất xơ và một số vitamin cùng khoáng chất khác. Tuy nhiên, các dưỡng chất này có thể không còn nguyên vẹn nếu kết hợp cà rốt cùng thực phẩm “đại kỵ” với chúng. Do đó, bạn cần biết cà rốt kỵ gì để không làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn.
>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
Cà rốt kỵ với gì?
1. Cà rốt kỵ thủy, hải sản có vỏ
Trong vỏ của các loại thủy hải sản như tôm, cua có chứa lượng lớn asen hóa trị 5. Nếu kết hợp với cà rốt vốn chứa nhiều vitamin C sẽ sản sinh chất độc gây hại là asen hóa trị 3. Hoạt chất này còn có tên gọi khác là thạch tín chứa nhiều độc tố nguy hiểm.
2. Cà rốt kỵ gì? Không ăn cùng với củ cải
Phái đẹp thường có thói quen nấu củ cải và cà rốt khi nấu món canh, súp… nhưng đó là sai lầm. Trong củ cải trắng có chứa lượng vitamin C cực cao nhưng cà rốt lại chứa chất phân giải enzyme vô hiệu hóa tác dụng của vitamin C. Vậy nên khi ăn cùng lúc củ cải và cà rốt sẽ phá hủy toàn bộ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
>>> Đọc thêm: HOA THIÊN LÝ KỴ GÌ? TRÁNH NGAY NHỮNG THỰC PHẨM KỴ ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN
3. Cà rốt kỵ với rau gì? Chanh, ớt và cà chua
Giống như khi kết hợp với củ cải trắng, enzyme trong cà rốt sẽ phân hủy vitamin C chứa nhiều trong chanh, ớt và cà chua. Do đó, khi nấu chung các loại thực phẩm này với cà rốt sẽ không mang đến lợi ích cho sức khỏe như bạn mong muốn.
4. Cà rốt kỵ nấu với gì? Không nấu cùng với giấm
Nhiều người thích cho giấm vào các món gỏi, nộm có chứa cà rốt. Nhưng đó là hành động sai lầm. Cà rốt có chứa nhiều carotene và chúng sẽ bị phá hủy khi kết hợp cùng giấm. Do đó, bạn không nên kết hợp cà rốt cùng giấm trong nấu ăn.
>>> Đọc thêm: THỊT VỊT KỴ GÌ VÀ HỢP GÌ? AI KHÔNG NÊN ĂN THỊT VỊT ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE?
5. Nước ép cà rốt kỵ với gì? Không ép cùng trái cây có tính axit
Các loại trái cây giàu axit như cam, bưởi, nho… dễ gây kích thích đường ruột. Nếu làm nước ép cà rốt cùng các loại trái cây này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa. Ngoài ra, cơ thể bạn cũng không thể hấp thụ trọn vẹn những dưỡng chất có trong các loại thực phẩm trên.
6. Cà rốt kỵ với món gì? Cà tím
Khi bạn chế biến cà rốt với cà tím thì chất dinh dưỡng có trong hai loại thực phẩm này sẽ phản ứng lại với nhau. Bạn sẽ bị khó tiêu, kích thích dạ dày và gặp những nguy cơ sức khỏe khác.
>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
7. Cà rốt kỵ với cái gì? Gan động vật
Cà rốt kỵ gì? Đó chính là gan động vật. Nguyên nhân vì gan động vật chứa nhiều kim loại như đồng và sắt. Vitamin C có trong cà rốt sẽ làm các kim loại bị oxy hóa hoặc phân hủy ion kim loại. Ngoài ra, khi kết hợp hai loại thực phẩm này cùng nhau sẽ làm quá trình hấp thụ sắt vào cơ thể trở nên rối loạn. Đó là do thành phần cellulose và axit oxalic gây ra.
8. Cà rốt kỵ với gì? Trái sơn trà
Bạn không nên ăn trái sơn trà và cà rốt cùng thời điểm. Enzyme trong cà rốt sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa vitamin C có nhiều trong trái sơn trà. Khi đó, giá trị dinh dưỡng của sơn trà sẽ bị giảm đi đáng kể.
9. Cà rốt kỵ với món gì? Không uống cùng với rượu
Ăn cà rốt và uống rượu cùng lúc dễ xảy ra tình trạng ngộ độc. Bởi vì các dưỡng chất trong cà rốt sẽ phản ứng với rượu và hình thành độc tố trong gan.
>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ
Lợi ích sức khỏe của cà rốt
1. Cải thiện thị lực
Thiếu vitamin A gây ra bệnh khô mắt, ảnh hưởng đến thị lực bình thường và gây ra bệnh quáng gà. Các chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin trong cà rốt cũng có thể cải thiện sức khỏe của mắt bằng cách bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể.
2. Hỗ trợ giảm cân
Cà rốt kỵ gì? Một khẩu phần cà rốt cung cấp ít calo nhưng lại chứa đầy chất dinh dưỡng và chất xơ. Do đó, ăn cà rốt là một cách hiệu quả để giúp bạn no lâu mà không phải nạp nhiều calo. Hơn nữa, củ cà rốt có đến 88% là nước nên bạn sẽ nhanh no hơn.
>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT
3. Điều hòa huyết áp
Một nghiên cứu cho rằng nước ép cà rốt góp phần giảm 5% huyết áp tâm thu. Các chất dinh dưỡng có trong nước ép cà rốt, bao gồm chất xơ, kali, nitrat và vitamin C, được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ giảm huyết áp.
Tuy nhiên, bạn cần biết nước ép cà rốt kỵ với gì để tránh phá hủy những dưỡng chất quý giá này.
4. Giảm nguy cơ ung thư
Cà rốt chứa nhiều chất phytochemical đã được nghiên cứu về đặc tính chống ung thư của chúng. Một vài phytochemical bao gồm beta-carotene và các loại caroten khác. Các hợp chất này thúc đẩy khả năng miễn dịch và kích hoạt một số protein ức chế tế bào ung thư. Các nghiên cứu cho thấy nước ép từ cà rốt cũng có thể chống lại bệnh bạch cầu.
>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?
5. Cải thiện làn da
Cà rốt rất giàu carotenoid. Nghiên cứu cho thấy rằng trái cây và rau quả giàu các hợp chất này có thể cải thiện vẻ ngoài của da và giảm nếp nhăn.
6. Tăng cường khả năng miễn dịch
Cà rốt cũng chứa vitamin C góp phần sản xuất collagen, rất cần thiết để chữa lành vết thương. Chất dinh dưỡng này còn hỗ trợ tạo nên một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Tuy nhiên, vitamin C cũng dễ bị phân hủy khi kết hợp với một số chất. Do đó, biết được cà rốt kỵ với món gì vô cùng quan trọng để giữ lại trọn vẹn vitamin C có trong cà rốt.
7. Cải thiện hệ tiêu hóa
Cà rốt có nhiều chất xơ và carotenoid, cả hai đều quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều chất xơ đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và cải thiện sức khỏe đường ruột. Cà rốt thông thường có thể đáp ứng từ 5-7% nhu cầu chất xơ hàng ngày của bạn.
>>> Đọc thêm: THỊT GÀ KỴ VỚI RAU GÌ? 9 NGUYÊN LIỆU NÊN TRÁNH KẾT HỢP CÙNG THỊT GÀ
8. Tốt cho tim mạch
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn một chế độ ăn kiêng giàu rau củ có màu như cà rốt sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Một nghiên cứu của Hà Lan cho thấy tiêu thụ thực phẩm có màu cam đậm chỉ với 25g/ngày có thể giúp giảm 32% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.
9. Giúp xương chắc khỏe
Mặc dù hàm lượng canxi, phốt pho và vitamin K trong cà rốt không quá cao nhưng nó rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của xương. Bởi vì chế độ ăn nghèo vitamin và khoáng chất này có thể làm giảm mật độ xương của cơ thể.
>>> Đọc thêm: SẦU RIÊNG KỴ GÌ? 8 THỰC PHẨM ĐẠI KỴ VÀ 8 NHÓM NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN
Lưu ý khi sử dụng cà rốt
• Mặc dù đã biết cà rốt kỵ với gì nhưng vẫn có cách kết hợp chúng cùng với thức ăn giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, ớt… Bạn chỉ cần nấu chín cà rốt thì các enzyme phân giải vitamin C có trong loại củ này cũng sẽ bị phân hủy.
• Cà rốt là loại củ chứa nhiều beta carotene (giúp sáng mắt, làm chậm lão hóa). Hoạt chất này chỉ tan trong chất béo. Vậy nên hãy cho thêm dầu ăn khi chế biến các món xào, kho với cà rốt. Nếu bạn ăn sống hoặc uống nước ép thì phần lớn beta carotene sẽ bị cơ thể đào thải ra ngoài.
• Chỉ nên nấu cà rốt chín mềm. Không nên nấu quá nhừ sẽ làm nitrat có trong cà rốt chuyển thành nitrit. Đây là chất độc hại cho sức khỏe và có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
• Cà rốt kỵ nấu với gì? Nên ăn bao nhiêu củ cà rốt? Dù cà rốt rất ngon nhưng người lớn không nên dùng quá 300g và trẻ em chỉ nên ăn khoảng 150g mỗi tuần. Khi ăn quá nhiều cà rốt thì lượng beta carotene ứ đọng trong cơ thể gây vàng da, chán ăn, tăng lipid máu, gây bồn chồn, mất ngủ…
• Nước ép cà rốt kỵ với gì? Cách chọn cà rốt tươi ngon là gì? Khi mua cà rốt, bạn hãy chọn củ chắc, mịn và không có vết nứt. Nếu cà rốt sờ vào mềm nhũn và không chắc tay tức là chúng đã mất đi độ tươi. Cà rốt càng có màu cam sáng thì càng chứa nhiều beta carotene tốt cho sức khỏe.
Hy vọng thông tin cà rốt kỵ gì đã giúp bạn hiểu rõ về loại củ bổ dưỡng này. Hãy lưu ý những thực phẩm “đại kỵ” với cà rốt để tránh kết hợp sai cách và gây hại cho sức khỏe nhé bạn.
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam