Cà tím là thực phẩm có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bất kỳ loại thực phẩm nào nếu ăn sai cách cũng đều dẫn đến những tác hại không mong muốn. Vậy cà tím kỵ gì? Bazaar Vietnam sẽ chia sẻ cùng bạn thông tin cà tím kỵ gì và cách chế biến thực phẩm này nhé.
Lợi ích của cà tím
Trước khi tìm hiểu cà tím kỵ gì, bạn có thể tham khảo một số lợi ích của loại quả này.
1. Cà tím giúp chống oxy hóa
Cà tím chứa mangan, thiamine, chất xơ, vitamin B6 cùng các hợp chất phenolic. Chúng có tác dụng trong việc ngăn ngừa hình thành các gốc tự do trong cơ thể và chống lại quá trình oxy hóa.
2. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Cà tím chứa nhiều vitamin B6, vitamin C, chất xơ và kali. Những chất này giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe tim mạch.
3. Cà tím hạn chế các cholesterol xấu
Một nghiên cứu năm 2014 trên loài gặm nhấm cho thấy cà tím chứa axit chlorogenic – một chất chống oxy hóa có tác dụng ức chế hình thành các cholesterol xấu trong máu.
Ngoài ra, chất xơ trong cà tím cũng góp phần làm ổn định mức cholesterol của cơ thể.
>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
4. Giúp kiểm soát cân nặng
Nhờ thành phần chất xơ dồi dào, ăn cà tím có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng, hạn chế béo phì.
5. Cà tím giúp giảm nguy cơ gây ung thư
Hoạt chất polyphenol, anthocyanins và axit chlorogenic trong cà tím là những chất có vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự phát triển các gốc tự do. Từ đó có thể kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư.
Ngoài ra, một phát hiện khác chỉ ra rằng anthocyanins trong cà tím giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Điều này giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở người già.
>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ
6. Cà tím giúp cải thiện bệnh tiểu đường
Lượng chất xơ và carbohydrate hòa tan trong cà tím giúp kiểm soát lượng đường rất tốt. Ngoài ra, một số chất trong cà tím còn giúp điều hòa glucose và insulin, là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường.
7. Tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin và chất xơ có trong cà tím giúp cho hệ miễn dịch được cải thiện và tăng cường.
>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?
Cà tím kỵ gì?
Để chế biến cà tím đúng cách, bạn nên tìm hiểu kỹ cà tím kỵ gì. Từ đó, bạn sẽ có những bữa ăn dinh dưỡng cho bản thân và gia đình.
1. Cà tím kỵ với món gì? Cà tím kỵ cua
Cà tím là thực phẩm có tính hàn. Cua cũng mang tính hàn. Khi kết hợp chúng trong nấu ăn sẽ gây mất cân bằng âm dương, dễ bị rối loạn tiêu hóa và chướng bụng.
>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN
2. Cà tím kỵ ăn với gì? Cà tím kỵ mực
Mực và cà tím đều mang tính hàn. Khi ăn hai thực phẩm này cùng nhau sẽ làm hệ tiêu hóa của bạn gặp vấn đề như đầy hơi, khó tiêu.
3. Cà tím có kỵ với gì? Cà rốt
Biết được cà tím kỵ với rau gì, bạn sẽ dễ dàng kết hợp trong nấu nướng để tránh gây ra chất độc. Cà tím kỵ với cà rốt nhất. Khi nấu cùng nhau, các chất trong hai loại quả này sẽ tạo nên phản ứng, gây khó tiêu, ảnh hưởng đến dạ dày.
>>> Đọc thêm: CÀ RỐT KỴ GÌ? TOP 9 THỰC PHẨM NẤU CÙNG CÀ RỐT DỄ SẢN SINH ĐỘC TỐ
4. Cà tím kỵ gì? Người bệnh thận và hen suyễn
Người bị bệnh thận (đặc biệt là sỏi thận) và người bị hen suyễn nên hạn chế ăn cà tím.
5. Phụ nữ có thai hạn chế ăn cà tím
Phụ nữ có thai ăn nhiều cà tím sẽ có thể gây sẩy thai hoặc sinh non.
6. Một số bệnh khác
Những người bị dạ dày, thấp khớp, dễ bị bệnh theo mùa hoặc cơ thể đang mỏi mệt ăn cà tím có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
>>> Đọc thêm: TÔM KỴ VỚI GÌ? GHI NHỚ NGAY 8 THỰC PHẨM NÊN HẠN CHẾ KẾT HỢP VỚI TÔM
Cà tím tốt cho những ai?
Những người thường xuyên bị nổi mụn nhọt, rôm sảy, lở loét có thể ăn nhiều cà tím. Tính hàn của cà tím sẽ giúp điều hòa tình trạng nóng trong rất tốt.
Cà tím giàu chất xơ và có khả năng hạn chế tích tụ cholesterol xấu. Vì vậy, loại quả này có thể dùng trong các trường hợp giảm cân.
>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
Cà tím hợp với gì?
Bạn đã biết cà tím kỵ với gì, vậy chế biến cà tím với thực phẩm nào để cho ra món ăn ngon và giàu dinh dưỡng nhất?
• Cà tím nấu cùng thịt heo: Cà tím kết hợp với thịt heo là món ăn cung cấp nhiều chất đạm, có tác dụng bồi bổ cơ thể.
• Cà tím kết hợp cùng thịt bò: Đây là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh.
• Cà tím hợp với thịt dê: Thịt dê có tính nóng, khi kết hợp cùng cà tím có tính hàn sẽ giúp trung hòa món ăn.
>>> Đọc thêm: TRỨNG NGỖNG KỴ GÌ? NHỮNG AI KHÔNG NÊN ĂN TRỨNG NGỖNG?
Những lưu ý khi sơ chế và chế biến cà tím
Tìm hiểu thông tin cà tím kỵ gì giúp bạn kết hợp thực phẩm đúng cách, tránh rủi ro. Dưới đây là một số lưu ý khi chế biến món ăn từ cà tím.
• Ngâm với nước muối: Trong cà tím chứa một lượng độc tố solanine. Chất này khi tiêu thụ quá nhiều có thể gây ngộ độc. Khi sơ chế, bạn nên ngâm cà tím trong nước muối hoặc giấm pha loãng. Sau đó, bóp nhẹ cà để các chất độc và hạt cà được loại bỏ.
• Ăn cả vỏ cà tím: Nhiều người thường nghĩ gọt vỏ cà tím sẽ tốt hơn và giảm nguy cơ đau dạ dày. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như thế. Gọt vỏ cà tím sẽ làm mất đi những chất dinh dưỡng vốn có nằm trên lớp vỏ, đặc biệt là vitamin B.
• Kết hợp cùng thực phẩm khác: Bạn có thể kết hợp cà tím với thịt băm hay các rau củ khác để món ăn thêm phần thơm ngon và bổ dưỡng.
• Không ăn quá nhiều: Cà tím có chứa solanine và nicotine. Hai chất này có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ hô hấp. Vì vậy, ăn quá nhiều cà tím không tốt cho sức khỏe. Bạn chỉ nên ăn cà tím 1- 2 lần một tuần, mỗi lần không quá 250gr.
• Không ăn cà tím sống: Ăn cà tím chưa chín tới hoặc cà tím sống dễ gây tê lưỡi, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khắp người. Vì vậy, bạn cần nấu chín cà tím trước khi ăn.
• Lưu ý khi chọn cà tím: Bạn nên chọn những quả cà còn non, tươi, da không bị nhăn nheo, sần sùi. Những quả cà tím già, không tươi sẽ sản sinh nhiều độc tố hơn, gây hại cho sức khỏe.
• Hạn chế chiên xào: Chiên xào hay nấu cà tím ở nhiệt độ quá cao sẽ dễ làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong cà. Tốt nhất, bạn nên nấu cà tím với lửa nhỏ và chế biến theo cách luộc, hấp, hầm để tốt cho sức khỏe.
Trên đây là những chia sẻ về cà tím kỵ gì và những lợi ích, tác hại của cà tím. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích.
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam