Mụn gạo là một trong những loại mụn có màu trắng, rất dễ lây lan, gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt. Vì thế cách trị mụn gạo như thế nào hiệu quả, an toàn là điều nhiều người quan tâm. Cùng Bazaar Việt Nam tìm hiểu về những phương pháp trị mụn gạo hiệu quả hiện nay.
Mụn gạo là gì?
Mụn gạo còn có tên gọi là mụn thịt milia, là loại mụn nhỏ màu trắng xuất hiện nhiều xung quanh mắt, cổ… Mụn gạo tuy không gây đau nhức nhưng rất dễ lây lan gây mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân gây mụn gạo là gì?
Trước khi tìm hiểu các cách trị mụn gạo tại nhà, bạn cần biết nguyên nhân gây nên tình trạng này. Cụ thể có một số tác nhân sau:
• Nội tiết tố thay đổi ở những giai đoạn như dậy thì, mang thai, uống thuốc tránh thai.
• Chế độ sinh hoạt không khoa học, chẳng hạn như thức khuya, uống nhiều cà phê…
• Môi trường sinh hoạt ô nhiễm, nhiều bụi bẩn gây kích ứng da.
• Da sản xuất quá nhiều bã nhờn khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn gây mụn gạo.
• Do sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da không phù hợp hay da bị nhiễm vi khuẩn P.acne.
Mụn gạo có tự hết không, có nặn được không?
Mụn gạo có thể tự hết trong vòng 1-2 năm khi cơ thể không tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, chúng lây lan rất nhanh nên bạn cần có biện pháp xử lý hiệu quả.
Vậy cách nặn mụn gạo như thế nào? Có nên nặn mụn gạo hay không? Không giống như các loại mụn khác như mụn đầu đen, mụn bọc… mụn gạo không sưng, không viêm, không có ngòi nên không thể nặn bỏ bằng tay.
Vậy, trị mụn gạo như thế nào để nó còn không gây phiền toái nữa?
Các cách trị mụn gạo an toàn, hiệu quả
Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau để trị mụn gạo như đến cơ sở thẩm mỹ, điều trị tại nhà… Dưới đây là một số phương pháp trị mụn gạo mà bạn có thể áp dụng:
1. Cách trị mụn gạo mí mắt an toàn tại nhà bằng xông hơi
Mụn gạo tuy không gây ảnh hưởng sức khỏe nhưng khiến bạn mất tự tin. Vậy, cách trị mụn gạo trên mí mắt như thế nào? Các chuyên gia da liễu khuyên bạn nên sử dụng liệu pháp xông hơi.
Quá trình xông hơi giúp làm giãn nở lỗ chân lông, nhờ đó các dưỡng chất có thể thẩm thấu và đẩy lùi mụn. Thông qua việc xông hơi, tinh dầu sẽ thấm sâu vào lỗ chân lông để đẩy lùi mụn gạo quanh mắt ra ngoài.
Để xông hơi trị mụn gạo, bạn chỉ cần dùng tinh dầu oải hương hay bất cứ loại tinh dầu nào bạn thích, hòa với nước ấm nóng để xông hơi mặt. Nên thực hiện xông trong 10 – 15 phút và mỗi tuần thực hiện 2 lần để đạt hiệu quả.
>>> Mách bạn: 9 CÁCH XÔNG MẶT TRỊ MỤN, ĐẸP DA
2. Mặt nạ trà xanh trị mụn gạo quanh mắt
Một trong những cách trị mụn gạo quanh mắt tiếp theo mà bạn có thể áp dụng là mặt nạ trà xanh. Trong trà xanh chứa có tinh dầu tanin giúp kháng viêm, chống oxy hóa hiệu quả. Nhờ đó giúp loại bỏ đốm mụn gạo một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Các bước trị mụn gạo với trà xanh đơn giản như sau:
• Bước 1: Lấy phần lá trà xanh non tươi rửa sạch, giã nát. Sau đó đắp lên vùng da bị mụn gạo khoảng 20 phút.
• Bước 2: Rửa mặt lại với nước ấm và lau khô. Nên kiên trì thực hiện mỗi tuần từ 2-3 lần để loại bỏ mụn gạo.
3. Cách trị mụn gạo bằng lá tía tô
Lá tía tô là loại thực phẩm được sử dụng nhiều trong việc giải cảm, loại bỏ nốt mụn gạo. Lý do bởi các thành phần trong tía tô có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, giúp hồi phục da nhanh chóng.
Cách thực hiện đắp mặt nạ lá tía tô để trị mụn gạo như sau:
• Bước 1: Lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, giã nát và cho thêm chút muối.
• Bước 2: Dùng bông tăm thoa dung dịch trên vào vùng da bị mụn gạo và đắp bã khoảng 15 phút.
• Bước 3: Bạn rửa sạch mặt với nước và lau khô nhẹ nhàng.
Mỗi tuần bạn áp dụng bí quyết trị mụn gạo này 2 – 3 lần.
4. Cách trị mụn gạo ở mũi với rau diếp cá
Rau diếp cá được xem là loại thực phẩm có tác dụng giải nhiệt, tăng tuần hoàn máu và kháng viêm hiệu quả.
Dưới đây là liệu pháp trị mụn gạo ở mũi bằng rau diếp cá tại nhà:
• Bước 1: Lấy 1 nắm rau diếp cá xay nhỏ và vắt lấy nước. Sau đó cho thêm vài giọt dầu ô liu và chút cám gạo trộn lẫn.
• Bước 2: Rửa mặt sạch. Đắp hỗn hợp đã chuẩn bị lên vùng da bị mụn khoảng 20 phút.
• Bước 3: Rửa mặt sạch với nước và lau khô nhẹ nhàng.
Mỗi tuần bạn cũng dùng diếp cá đắp mặt 2 – 3 lần để đạt hiệu quả trị mụn.
5. Cách trị mụn gạo ở môi bằng bột nghệ, tỏi và mật ong
Bột nghệ, tỏi và mật ong là các loại thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa mụn tái phát hiệu quả. Vì thế sự kết hợp giữa các nguyên liệu này mang đến loại mặt nạ trị mụn gạo an toàn, lành tính.
Cụ thể phương pháp trị mụn gạo ở môi bằng bột nghệ, tỏi, mật ong như sau:
• Bước 1: Giã nát sáu tép tỏi tươi và trộn đều với mật ong, bột nghệ.
• Bước 2: Rửa mặt sạch và thoa hỗn hợp nêu trên lên khu vực da bị mụn gạo trong khoảng 10 phút.
• Bước 3: Sử dụng nước rửa thật sạch mặt và lau khô nhẹ nhàng.
Tỏi có thể gây kích ứng da nên bạn chỉ nên thực hiện 1 – 2 lần mỗi tuần.
6. Cách trị mụn gạo ở lưng bằng chanh
Chanh chứa vitamin C, có tính axit và khả năng chống viêm, diệt khuẩn cao nên được sử dụng nhiều để trị mụn gạo ở lưng.
Cách thực hiện việc trị mụn gạo ở lưng như sau:
• Bước 1: Pha hỗn hợp 1/2 quả chanh và nước ấm theo tỷ lệ 1:2 và thoa lên vùng lưng bị mụn.
• Bước 2: Để yên hỗn hợp đó khoảng 15 phút và rửa sạch với nước mát. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để mụn gạo nhanh chóng biến mất.
7. Cách trị mụn gạo ở người lớn bằng tỏi
Tỏi chứa nhiều vitamin, khoáng chất có tác dụng kháng viêm, trị mụn tối ưu. Do đó đây là nguyên liệu được sử dụng nhiều để điều trị mụn.
Dưới đây là cách trị mụn gạo bằng tỏi đơn giản tại nhà:
• Bước 1: Lấy 1 củ tỏi xay nhuyễn, dùng nước thoa lên nốt mụn gạo.
• Bước 2: Sau khoảng 30 phút, bạn rửa lại vùng da bị mụn với nước mát. Nên thực hiện biện pháp này 1 lần với vùng da mặt, 2 – 3 lần với những vùng da khác như lưng, cổ. Nếu cảm thấy rát khi sử dụng tỏi thì bạn không nên áp dụng.
Những phương pháp trị mụn gạo nêu trên được các chuyên gia da liễu đánh giá an toàn, lành tính. Tuy nhiên, tùy cơ địa từng người mà hiệu quả sẽ nhanh hay chậm khác nhau.
8. Trị mụn gạo bằng đốt laser Co2, nitơ lỏng và retinoid
Nếu bạn không có đủ thời gian và kiên trì thực hiện các phương pháp trị mụn gạo nói trên, hoặc sau khi thực hiện một thời gian không thấy đỡ thì nên bắn laser hoặc dùng biện pháp áp lạnh, retinoid.
Laser: Phương pháp này nhanh chóng, có thể tác động sâu vào mụn mà không gây đau rát. Ngoài ra, bắn laser còn kích thích sản sinh collagen, giúp da nhanh lành và săn chắc hơn.
Biện pháp áp lạnh bằng nitơ lỏng (cryotherapy): Sau khi phun nitơ, nốt mụn sẽ bị phỏng và bong ra sau một tuần.
Retinoid: Bác sĩ da liễu có thể khuyên bạn sử dụng retinoid bôi theo toa. Retinoid giúp tẩy tế bào chết trên da hiệu quả hơn các sản phẩm OTC (thuốc không kê đơn). Retinoid cũng giúp nới lỏng chất sừng trong mụn thịt và giúp chúng nổi lên.
Để biết mình có phù hợp hợp với cách trị mụn này không, bạn nên đến bệnh viện da liễu để được bác sĩ tư vấn. Thông thường, thời gian điều trị chỉ mất 45 – 60 phút.
Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật rạch từng vết mụn để đẩy nhân ra ngoài.
Lưu ý khi áp dụng và cách ngăn ngừa
Để điều trị mụn gạo tại nhà bằng cách biện pháp thiên nhiên an toàn, hiệu quả cao, bạn cần:
• Tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời.
• Tránh sử dụng các loại kem đặc hoặc các sản phẩm gốc dầu.
• Tẩy tế bào chết từ 2 đến 3 lần một tuần bằng sản phẩm phù hợp để hạn chế nguyên nhân gây mụn gạo.
• Hạn chế trang điểm tối đa trong thời gian điều trị mụn gạo. Tốt nhất chỉ nên dùng kem chống nắng khi cần thiết phải ra ngoài.
• Không dùng tay sờ, chạm vào nốt mụn khiến vi khuẩn xâm nhập gây hại cho da.
• Cần thực hiện chế độ ăn uống bổ sung nhiều vitamin A, dưỡng chất tốt cho da. Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và đem lại làn da căng mịn hơn.
• Có chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học, không thức khuya, hạn chế căng thẳng, stress.
• Lưu ý không nên ăn nhiều sữa, đường, tinh bột và caffeine. Không sử dụng chất kích thích, rượu bia khiến mụn mọc nhiều hơn.
Những cách trị mụn gạo nêu trên mong rằng sẽ mang đến cho bạn làn da trắng mịn đầy tự tin và quyến rũ.
>>> Đọc thêm: 13 THỰC PHẨM TRẢ LỜI CHO CÂU HỎI “ĂN GÌ ĐỂ HẾT MỤN?”
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam