Hình ảnh Kim Kardashian với khuôn mặt lấm lem máu khi đi làm đẹp bằng công nghệ PRP từng khiến không ít cư dân mạng “sởn da gà”. Thực chất, phương cách làm đẹp bằng máu tự thân này là một trào lưu đang được rất nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng hiện nay.
Khi bước sang tuổi 30, cơ chế phòng vệ và tự sửa chữa của cơ thể bắt đầu suy giảm. Làn da của chúng ta chính là bộ phận đầu tiên báo hiệu dấu hiệu lão hoá. Sự ra đời của phương pháp trẻ hóa da bằng máu tự thân (hay còn gọi là PRP) được coi là bước tiến trong ngành thẩm mỹ giúp duy trì làn da tươi trẻ.
Công nghệ làm đẹp PRP là gì?
Huyết tương (plasma) là phần chất lỏng của máu, chủ yếu bao gồm nước và protein. Nhờ có huyết tương, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu mới có thể di chuyển trong mạch máu. Tiểu cầu chính là loại tế bào máu có chức năng tham gia quá trình đông máu và làm lành thương tổn.
Máu sau khi rút ra và được xử lý ly tâm ở các tốc độ khác nhau sẽ phân tách ra thành 3 lớp: PPP (huyết tương nghèo tiểu cầu), PRP và hồng cầu. PRP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Platelet Rich Plasma (huyết tương giàu tiểu cầu).
Có thể hiểu nôm na, công nghệ PRP là cách thức lấy máu tự thân sau đó đem xử lý ly tâm để lấy ra lượng huyết tương giàu tiểu cầu. Lượng huyết tương giàu tiểu cầu đó sẽ được đưa ngược trở lại cơ thể.
Công dụng của liệu pháp PRP là gì?
Khi PRP tiêm vào cơ thể, chúng sẽ kích thích sản sinh ra nguyên bào sợi. Đây là một loại tế bào sinh học tổng hợp các cấu trúc nền của da và collagen.
Đồng thời, PRP kích thích chuỗi liên kết collagen, gia tăng lượng hyaluronic acid (HA) giúp da mau hồi phục và trẻ hóa. Đây là một phương pháp làm đẹp hoàn toàn không sử dụng bất kỳ chất bảo quản; hay hoạt chất bên ngoài nào đưa vào cơ thể.
Trong trường hợp của Kim Kardashian, kỹ thuật viên đã sử dụng cây bút chứa 25 đầu kim nhỏ để đưa huyết tương giàu tiểu cầu vào da mặt cô. Chính vì vậy mà gương mặt của cô mới trông nhòe máu như trên các bức hình đăng tải. Cũng vì cảnh “máu me” này mà ở Mỹ, kỹ thuật PRP còn có tên gọi là Vampire Facial.
Công dụng trong điều trị trẻ hóa da
- Giải quyết các vấn đề của da hư tổn.
- Điều trị và ngăn chặn tình trạng da lão hóa, nhăn nheo, chùng nhão.
- Trị nám da, sẹo rỗ, lỗ chân lông to, mụn trứng cá.
- Mờ bọng mắt, da sần vỏ cam, rạn da.
Trong điều trị rụng tóc, hói đầu
Sau khi tiêm PRP vào vùng da đầu cần điều trị, chứng rụng tóc và hói đầu của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt nhờ khả năng kích thích tăng sinh nguyên bào sợi, sản sinh collagen, keratin.
Phương pháp PRP được nhiều chuyên gia đánh giá là an toàn, hiệu quả. Do đó, PRP được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong các lĩnh vực từ y khoa tới thẩm mỹ.
Công nghệ PRP được thực hiện như thế nào?
Một lượng máu nhỏ khoảng 30ml sẽ được lấy ra khỏi cơ thể bạn bằng cách lấy máu thường thấy như khi đi làm xét nghiệm.
Tiếp đó, chúng sẽ được xử lý bằng thiết bị ly tâm chuyên dụng. Dung dịch huyết tương giàu tiểu cầu sau xử lý ly tâm được gọi là PRP. Lượng PRP này chứa khối lượng tiểu cầu nhiều gấp 2–8 lần máu bình thường.
Cuối cùng, PRP sẽ được bác sỹ đưa vào da với độ nông sâu khác nhau tùy theo yêu cầu điều trị bằng các dụng cụ như kim chích hay kim lăn (roller).
Ưu và nhược điểm của công nghệ PRP
Ưu điểm
Làm đẹp bằng máu tự thân sử dụng tế bào của chính cơ thể. Vì thế, phương pháp này cực kỳ an toàn, tương thích 100%. Nó không gây dị ứng, tác dụng phụ hay bất cứ phản ứng đào thải nào. PRP được thực hiện sau khi gây tê giảm đau tại chỗ, không gây đau, ít ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Hiệu quả của PRP dễ dàng nhận thấy ngay sau lần đầu tiên thực hiện.
Nhược điểm
PRP là một phương pháp tuyệt vời để ứng dụng điều trị các vấn đề về da. Tuy nhiên, cần có máy móc hiện đại để chiết tách và kích hoạt nồng độ tiểu cầu đạt mức cao nhất, đảm bảo vệ sinh.
Phương pháp này đã được FDA kiểm chứng về độ an toàn. Bạn chú ý chỉ thực hiện tại các trung tâm thẩm mỹ uy tín để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả mong đợi. Dụng cụ xử lý PRP không đủ vô trùng; tay nghề bác sỹ không chuyên có thể gây nhiễm trùng, sưng nề, ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ. Người sử dụng thuốc chống đông máu do có tiền sử với cục máu đông hay rối loạn nhịp tim không nên sử dụng phương pháp này.
Một số lưu ý khi làm đẹp bằng công nghệ PRP
Trước khi làm thủ thuật
- Ngưng các loại kem dưỡng, mặt nạ dưỡng chứa corticoid 1 tuần trước khi tiêm PRP.
- Không hút thuốc hoặc uống rượu 2–3 tuần. Chất cồn có thể làm giảm tác dụng của PRP và gián đoạn quá trình phục hồi làn da mới.
- Báo cho bác sỹ loại thuốc bạn đang sử dụng, bệnh từng mắc hoặc đang điều trị: Tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch…
- Tránh làm PRP trong chu kỳ kinh nguyệt. Bạn sẽ nhịn ăn uống hoàn toàn trong vòng tối thiểu 6 tiếng trước khi thực hiện thủ thuật.
- Ngủ đủ giấc đêm trước ngày thực hiện PRP. Khi đó, bác sĩ có thể đánh giá đúng tình trạng da, giúp hạn chế sưng nề sau thực hiện.
- Trước khi đến nơi trị liệu: chuẩn bị mũ rộng vành và khẩu trang y tế sử dụng sau phẫu thuật.
- Nếu là khách hàng nam giới, cạo râu trước khi làm thủ thuật.
Sau khi làm trị liệu PRP
- Có thể chườm đá trong vòng 24–48h với khăn mềm, sạch sau thủ thuật.
- Sử dụng gạc mềm vô khuẩn để rửa mặt với dung dịch nước muối sinh lý.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bụi bẩn hay chạm tay vào mặt.
- Không sử dụng mỹ phẩm, không trang điểm, không dùng sữa rửa mặt trong vòng 7 ngày đầu. Những ngày tiếp theo, có thể sử dụng sữa rửa mặt và kem chống nắng cho da nhạy cảm để tránh kích ứng.
- Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước. Không sử dụng đồ uống có cồn, cà phê và các chất kích thích.
- Ngày thứ 4 và ngày thứ 7 sau khi thực hiện thủ thuật, bạn hãy quay lại bệnh viện hay trung tâm thẩm mỹ để tái khám.
- Liệu trình tiêm trẻ hóa tiếp theo có thể thực hiện sau ba tháng.
Các sao Hollywood sử dụng liệu pháp PRP
Ngoài Kim Kardashian, nhiều diễn viên, người mẫu nổi tiếng khác cũng tìm đến với phương pháp làm đẹp này như nữ diễn viên Angelina Jolie, Kourtney Kardashian hay siêu mẫu Bar Refaeli…
THÔNG TIN CHO BẠNBạn có thể thực hiện liệu pháp PRP tại chuỗi FClinic FClinic Hồ Chí Minh FClinic Hà Nội Điện thoại: 090 124 7788 |
>>> Xem thêm: PEEL DA TẠI NHÀ ĐÚNG CÁCH: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN LƯU Ý ĐỂ TRÁNH KÍCH ỨNG
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam