Đau bụng dưới bên trái gần háng ở nữ là triệu chứng gây nên nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Các cơn đau có thể âm ỉ trong thời gian dài hoặc đau từng cơn. Vậy đau bụng dưới bên trái ở nữ giới thường liên quan đến những bệnh lý gì? Chi tiết câu trả lời ở ngay dưới đây.
Đau bụng dưới bên trái gần háng ở nữ là bệnh gì?
Hiện nay có rất nhiều bệnh lý ở nữ giới được biểu hiện qua các cơn đau bụng dưới bên trái. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản, hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Cụ thể hơn về các biểu hiện bệnh do đau bụng dưới bên trái gần háng ở nữ như sau:
1. Bệnh tiêu hóa
Dưới đây là một số bệnh về đường tiêu hóa thường có triệu chứng đau bụng dưới bên trái gần háng ở nữ:
Viêm túi thừa cấp
Viêm túi thừa cấp là bệnh khá thường gặp ở nữ giới khi bị đau bụng dưới bên trái. Túi thừa hay còn biết đến là túi thừa đại tràng thường gặp ở dưới ruột già. Trong túi thường chứa phân bị kẹt, để lâu ngày phân sẽ cứng và tắc nghẹt. Lúc này, vi khuẩn phát triển trong lòng túi, gây nên tình trạng viêm nhiễm.
Bên cạnh đau bụng dưới bên trái, các biểu hiện của bệnh lý này còn có sốt, nôn mửa, táo bón và buồn nôn.
Viêm túi thừa cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây rách thành ruột hay rò rỉ ổ nhiễm khuẩn. Tình trạng này có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác như viêm phúc mạc, áp xe bụng, tắc ruột và tiết niệu sinh dục.
>>> Đọc thêm: BỊ ĐẦY HƠI CHƯỚNG BỤNG NÊN ĂN GÌ? 32 THỰC PHẨM HỖ TRỢ HIỆU QUẢ
Loét đại tràng
Đau bụng dưới âm ỉ trong thời gian dài hoặc có các cơn đau dữ dội có thể là triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng ở nữ. Đi kèm với các cơn đau là cảm giác muốn đi đại tiện. Đồng thời, phân có dạng lỏng và thường trộn lẫn với máu. Viêm loét đại tràng kéo dài có thể gây thiếu máu, chán ăn, mệt mỏi.
Táo bón nặng
Bệnh táo bón cũng có thể được biểu hiện thông qua những cơn đau bụng dưới bên trái đột ngột. Nguyên nhân gây táo bón thường do khẩu phần ăn thiếu chất xơ trong thời gian dài. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc kháng sinh liên tục cũng được cho là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh này.
>>> Đọc thêm: 10 CÁCH CHỮA ĐẦY BỤNG KHÓ TIÊU BUỒN NÔN DÂN GIAN
2. Bệnh lý sinh sản
Các cơn đau bụng dưới bên trái gần háng ở nữ cũng liên quan đến các bệnh lý sinh sản. Nhất là các bệnh như mang thai ngoài tử cung, u xơ tử cung hay u nang buồng trứng. Vì vậy, khi xuất hiện các cơn đau ở vị trí này, bạn cần lưu ý để thăm khám kịp thời.
3. Bệnh sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là hiện tượng xuất hiện sỏi ở các bộ phận của hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo.
Bệnh này có các biểu hiện như đau bụng dưới bên trái, đau lưng, bẹn cùng với nôn mửa, tiểu buốt, tiểu ra máu.
4. Nhiễm khuẩn đường niệu
Vi khuẩn xuất hiện ở đường niệu trên và niệu dưới là nguyên nhân chính gây nên nhiễm khuẩn đường niệu. Nhiễm khuẩn đường niệu trên có thể do viêm thận bể thận mạn, viêm thận bể thận cấp. Nhiễm khuẩn đường niệu dưới thường là viêm bàng quang, viêm niệu đạo.
Triệu chứng của nhiễm khuẩn đường niệu là các cơn đau bụng dưới bên trái âm ỉ trong thời gian dài. Ngoài ra, bạn có thể gặp tình trạng tiểu nóng, tiểu rắt, tiểu xót và nước tiểu có màu đục.
5. Một số bệnh lý khác
Đau bụng dưới bên trái gần háng ở nữ là dấu hiệu của bệnh gì? Tình trạng tổn thương vùng bụng, các vết bầm, khối máu tụ ở thành bụng hay viêm mạch máu cũng sẽ gây nên tình trạng đau bụng dưới.
>>> Đọc thêm: TOP 15 CÁCH LÀM GIẢM ĐAU BỤNG KINH NGAY LẬP TỨC
Các vị trí đau bụng dưới ở nữ thường gặp và bệnh lý liên quan
Đau bụng dưới bên trái gần háng ở nữ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Ngoài bụng dưới bên trái, một số vị trí dưới đây cũng được xem là dấu hiệu bệnh lý.
1. Đau bụng dưới vùng quanh rốn
Các cơn đau ở vị trí bụng dưới quanh rốn có thể liên quan đến bệnh về viêm ruột thừa, loét dạ dày. Đặc biệt, khi đau vùng bụng dưới kèm với các triệu chứng như nôn ra máu, phân có lẫn với máu, có màu đen và khó thở thì rất có thể người bệnh đã bị viêm loét nặng.
2. Đau bụng dưới gần mu ở nữ
Khi bị đau ở vị trí này, bạn có thể đang gặp các vấn đề về bàng quang do nhiễm trùng đường tiểu. Các triệu chứng đi kèm thường là đau khi đi tiểu, tiểu ra máu và thường xuyên đi tiểu. Ngoài ra, vị trí đau này cũng có thể là triệu chứng đau bụng kinh ở nữ giới.
>>> Đọc thêm: NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM NÊN ĂN GÌ? 11 MÓN ĂN HIỆU QUẢ KHÔNG NGỜ
3. Đau bụng dưới 1 bên
Vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng phóng thích trứng có thể tạo nên các cơn đau bụng âm ỉ trong vài ngày. Buồng trứng rụng khác nhau sẽ gây cơn đau khác nhau ở bụng dưới bên phải hoặc bên trái.
Đặc biệt, đau bụng dưới 1 bên ở nữ có thể là dấu hiệu của u nang buồng trứng. Khi u nang phát triển lớn và vỡ, cơn đau trở nên dữ dội kèm theo triệu chứng căng tức bụng dưới, đầy hơi, xuất huyết âm đạo.
Ngoài ra, đau bụng dưới ở 1 bên cũng có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Lạc nội mạc tử cung cũng là bệnh lý được biểu hiện bởi những cơn đau dữ dội phía dưới 1 bên ở nữ. Các cơn đau do lạc nội mạc tử cung thường sẽ ở 1 bên nhất định ở bụng do mô nội mạc có ở buồng trứng và ống dẫn trứng.
4. Đau bụng dưới ở nữ không rõ vị trí cụ thể
Táo bón là bệnh lý thường gặp khi đau bụng không biểu hiện ở vị trí nhất định. Các cơn đau đem đến cảm giác khó chịu ở hầu hết toàn bộ phần bụng dưới. Bên cạnh các cơn đau âm ỉ, táo bón còn có các triệu chứng như đau bụng, chán ăn, đầy hơi và buồn nôn.
Viêm dạ dày ruột ở nữ giới thường cũng không thể hiện rõ vị trí đau. Bạn sẽ chỉ thấy đau ở vùng bụng dưới chung chung. Bệnh lý này hình thành khi đường tiêu hóa bị kích ứng do virus, vi khuẩn.
>>> Đọc thêm: 5 BIỂU HIỆN CƠ THỂ BỊ NHIỄM ĐỘC VÀ 6 DẤU HIỆU CƠ THỂ ĐANG THẢI ĐỘC
Những lưu ý để hạn chế đau bụng dưới bên trái gần háng ở nữ
Đau bụng dưới là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý. Do đó, trước khi tìm cách giảm đau bụng, bạn cần phải xác định được nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp. Một số lưu ý nhỏ về chế độ ăn uống và rèn luyện sau đây sẽ giúp ích hơn cho bạn.
1. Chế độ ăn uống
Để giảm bớt các cơn đau bụng dưới bên trái gần háng ở nữ giới, bạn cần chú ý thiết lập chế độ ăn uống hợp lý.
• Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có trong rau xanh, hoa quả tươi.
• Ăn đủ chất, không ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn sống, tái.
• Không sử dụng chất kích thích, rượu, bia và nước uống có ga, đồ cay nóng.
• Ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt áp lực làm việc cho cơ quan tiêu hóa.
• Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
>>> Đọc thêm: PHỤ NỮ ĐẾN THÁNG ĂN GÌ CHO NHANH HẾT? 27 THỰC PHẨM NÊN VÀ KHÔNG NÊN
2. Rèn luyện thân thể
Rèn luyện thân thể thường xuyên cũng là biện pháp giúp ngăn ngừa các cơn đau bụng dưới ở nữ. Bên cạnh tập thể dục tăng sức đề kháng, bạn cần sinh hoạt điều độ, hạn chế thức khuya và làm việc quá sức. Bạn cũng nên đảm bảo ăn đúng bữa và đúng khung giờ để tạo thói quen tốt cho cơ thể.
3. Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp bạn theo dõi sức khỏe và kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường.
Đau bụng dưới bên trái gần háng ở nữ giới có thể là dấu hiệu cho các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi gặp các cơn đau ở khu vực này, bạn hãy đến bệnh viện để thăm khám kịp thời và có phương hướng điều trị đúng đắn.
>>> Đọc thêm: 1, 2 THÁNG KHÔNG CÓ KINH NGUYỆT PHẢI LÀM SAO, CÓ ĐÁNG LO KHÔNG?
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam