11 dấu hiệu cơ thể thiếu nước cần bổ sung ngay

Cơ thể thiếu nước sẽ như thế nào? Mách bạn các dấu hiệu cơ thể thiếu nước để bổ sung lượng phù hợp nhằm tránh những bệnh nguy hiểm

Uống nước cũng như ăn cơm là việc không thể thiếu được trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy nhưng, một số người lại vô tình quên đi việc này hoặc gặp một số vấn đề về sức khỏe, khiến cơ thể mất nước. Thiếu nước sẽ như thế nào và các dấu hiệu cơ thể thiếu nước ra sao?

Vai trò của nước trong cơ thể

dấu hiệu cơ thể thiếu nước

Nhiều người chưa biết vai trò và dấu hiệu cơ thể thiếu nước. Cơ thể con người được cấu tạo từ 2/3 là nước nên không thể tồn tại quá 72 giờ nếu thiếu chất lỏng kỳ diệu này. Cụ thể, mọi bộ phận của cơ thể, mọi mô, tế bào và cơ quan đều phụ thuộc đáng kể vào nước.

Sau đây là những lợi ích của việc uống nước:

• Cân bằng chất lỏng trong cơ thể
• Giúp duy trì cân nặng
• Điều chỉnh và duy trì nhiệt độ cơ thể
• Hỗ trợ loại bỏ các chất thải và độc tố
• Hỗ trợ quá trình tiêu hóa
• Kiểm soát lượng calo
• Giữ cho làn da ngậm nước và trẻ trung
• Bảo vệ cho các mô, tủy sống và khớp
• Bôi trơn khớp và mắt…

Nhìn chung, chức năng của các cơ quan trong cơ thể phụ thuộc vào nước, do đó, bổ sung lượng nước thích hợp là điều vô cùng quan trọng.

>>> Đọc thêm: CÁC DẤU HIỆU CHO THẤY HÀNG RÀO BẢO VỆ DA ĐANG BỊ TỔN HẠI

Dấu hiệu cơ thể thiếu nước

Dấu hiệu cơ thể thiếu nước

Mất nước cản trở chức năng cơ thể vì nó gây ra sự mất cân bằng điện giải. Tuy nhiên, nhiều người không biết cơ thể thiếu nước sẽ có những biểu hiện như thế nào. Dưới đây là 11 dấu hiệu cảnh báo cơ thể mất nước và cần được bổ sung kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nặng.

1. Thiếu nước cơ thể sẽ như thế nào? Hôi miệng dai dẳng

Thiếu nước cơ thể sẽ như thế nào? Hôi miệng dai dẳng

Nước rất cần thiết cho quá trình sản xuất nước bọt và giúp rửa sạch vi khuẩn nhằm duy trì răng và lợi khỏe mạnh. Thiếu nước sẽ ức chế tiết nước bọt và khiến vi khuẩn tích tụ trên lưỡi, răng và nướu, gây tình trạng hôi miệng.

Nếu bạn là người vệ sinh răng miệng tốt nhưng vẫn gặp tình trạng hôi miệng, hãy nghĩ tới việc uống không đủ nước. Thử tăng lượng nước lên so với những ngày trước và kiểm tra tình trạng răng miệng của mình.

>>> Đọc thêm: 12 CÁCH ĐIỀU TRỊ CHỨNG HÔI MIỆNG SAU 1 ĐÊM TẠI NHÀ

2. Mệt mỏi

Mệt mỏi

Thiếu nước cơ thể sẽ như thế nào? Có thể dễ dàng nhận thấy khi thiếu nước, cơ thể cảm thấy thờ ơ, mệt mỏi và thiếu sức sống. Bởi vì thiếu nước trong não dẫn đến huyết áp thấp và không cung cấp đủ oxy cho cơ thể.

Việc thiếu nước trong cơ thể cũng có những ảnh hưởng bất lợi trong quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng quan trọng đến các tế bào. Lúc này, cơ thể cần phải nỗ lực nhiều hơn để duy trì hoạt động và tiêu tốn thêm năng lượng. Do dó, bạn cũng có thể gặp tình trạng lờ đờ, kiệt sức và buồn ngủ.

3. Thiếu nước cơ thể sẽ như thế nào? Thường xuyên đau ốm

Nước giúp loại bỏ độc tố và vi khuẩn khỏi cơ thể để chống lại bệnh tật, nhiễm trùng cũng như tăng cường miễn dịch. Do vậy, một khi thiếu nước, cơ thể sẽ trở nên ốm yếu và dễ mắc bệnh hơn.

>>> Đọc thêm: 15 CÁCH CHỐNG LÃO HÓA DA MẶT VÔ CÙNG HIỆU QUẢ BẠN NÊN BIẾT

4. Táo bón

Thiếu nước cơ thể sẽ như thế nào? Thường xuyên đau ốm

Ảnh: Stackumbrella

Một trong những dấu hiệu cơ thể thiếu nước là táo bón. Bởi vì nước giúp nhu động ruột hoạt động đều đặn, tiêu hóa tốt. Uống nhiều nước giúp phân mềm hơn và dễ đi qua đường tiêu hóa, dẫn tới dễ đi ngoài. Một khi uống không đủ nước, cơ thể sẽ phải lấy nước từ phân, dẫn đến phân cứng và gây táo bón.

5. Dấu hiệu cơ thể thiếu nước: Da và môi khô

Dấu hiệu cơ thể thiếu nước: Da và môi khô

Nước cung cấp độ đàn hồi cho da, vì vậy nếu cơ thể bị mất nước, làn da sẽ bị khô. Ngoài ra, bạn sẽ ít đổ mồ hôi hơn. Điều này sẽ ức chế quá trình đào thải dầu tích tụ bụi bẩn dư thừa trên da, gây mụn trứng cá.

Thiếu nước cũng khiến da mất đi sự căng mọng và độ đàn hồi, dẫn tới bong tróc, nếp nhăn và chảy sệ.

Bên cạnh đó, nước còn đào thải độc tố ra khỏi cơ thể nên nếu thiếu nước sẽ dẫn đến sự xuất hiện của bệnh vẩy nến và bệnh chàm. Một điểm chung khác dấu hiệu mất nước là môi khô và nứt nẻ.

>>> Đọc thêm: TẠI SAO 2 BÊN MÉP MIỆNG BỊ KHÔ VÀ 7 CÁCH KHẮC PHỤC

6. Thèm ăn đồ ngọt

Thèm ăn đồ ngọt

Mất nước cản trở khả năng tiếp cận nguồn dự trữ glucose để lấy năng lượng và gây ra cảm giác thèm ăn tinh bột và thực phẩm nhiều đường. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy thèm đồ ngọt hoặc có cảm giác đói cồn cào dù mới ăn xong, hãy thử uống nhiều nước hơn để hạn chế cảm giác thèm ăn.

Ngoài ra, trong trường hợp mất nước, mất điện giải, cơ thể rất cần ăn mặn. Trong những trường hợp này, bạn nên uống nước thể thao có chứa natri hoặc uống hỗn hợp nước cốt chanh tươi với một ít muối biển.

>>> Đọc thêm: ĂN NGỌT NHIỀU CÓ TỐT KHÔNG? 17 TÁC HẠI CỦA ĐƯỜNG BẠN NÊN BIẾT

7. Dấu hiệu cơ thể thiếu nước: Giảm đi tiểu, nước tiểu có màu lạ

Dấu hiệu cơ thể thiếu nước: Giảm đi tiểu, nước tiểu có màu lạ

Cơ thể thiếu nước sẽ như thế nào, dấu hiệu cơ thể thiếu nước là gì? Một khi uống không đủ nước, bạn sẽ thấy mình không có nhu cầu đi tiểu trong một vài giờ.

Mất nước khiến thận giữ lại càng nhiều chất lỏng càng tốt để duy trì chức năng hoạt động. Điều này dẫn đến giảm đi tiểu.

Mặt khác, thiếu nước khiến nước tiểu có màu đục và sẫm hơn (màu vàng sẫm hoặc màu hổ phách), đồng thời mùi của nước tiểu cũng rất nồng.

Trong trường hợp cơ thể đủ nước, nhu cầu đi tiểu sẽ xuất hiện khoảng 4-7 lần một ngày. Bên cạnh đó, nước tiểu có màu trong và nhạt, ít mùi hơn.

>>> Đọc thêm: CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI ÍT AI BIẾT CỦA HOA ATISO ĐỎ

8. Nhịp tim tăng nhanh

Nhịp tim tăng nhanh

Lười uống nước hoặc mất nước trầm trọng ảnh hưởng tới nhịp tim. Cụ thể, thiếu nước dẫn tới máu nhớt hơn và giảm thể tích huyết tương. Điều này ảnh hưởng tới việc lưu thông máu và nhịp tim tăng nhanh.

Một số nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học đã khẳng định điều này. Các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng khi mất nước, nhịp tim sẽ thay đổi trung bình ba nhịp mỗi phút cho mỗi 1% trọng lượng cơ thể.

Mặt khác, thiếu nước cũng gây hạ huyết áp, làm thay đổi nồng độ điện giải trong cơ thể và làm cho tim đập nhanh hơn bình thường. Một khi tim đập nhanh do mất nước, bạn sẽ cảm thấy hồi hộp, lo lắng, thậm chí sợ hãi và hoảng loạn.

>>> Đọc thêm: UỐNG TÁO ĐỎ VÀ KỶ TỬ CÓ TÁC DỤNG GÌ? 4 CÁCH PHA TRÀ TÁO ĐỎ KỶ TỬ CHUẨN

9. Dấu hiệu cơ thể thiếu nước: Đau khớp và cơ

Dấu hiệu cơ thể thiếu nước: Đau khớp và cơ

Cơ thể thiếu nước làm tăng ma sát giữa các xương gây đau khớp. Điều này là do khớp và sụn được làm từ 80% là nước.

Ngược lại, trong trường hợp cơ thể được bổ sung đầy đủ nước, các khớp sẽ dễ dàng chuyển động và thực hiện hoạt động thể chất như chạy, nhảy mà không đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị chuột rút, co thắt cơ nếu cơ thể thiếu nước.

10. Nhức đầu và chóng mặt, dấu hiệu cơ thể thiếu nước

Nhức đầu và chóng mặt, dấu hiệu cơ thể thiếu nước

Nếu thường xuyên cảm thấy nhức đầu, chóng mặt thì đây có thể là dấu hiệu cơ thể thiếu nước.

Điều này là do lượng chất lỏng bao quanh não giảm, không thể bảo vệ cơ quan này khỏi những va chạm nhẹ, dẫn tới tình trạng chóng mặt hoặc đau nửa đầu. Hơn nữa, khi mất nước, lượng oxy và máu lên não ít hơn, cũng gây ra đau đầu.

>>> Đọc thêm: 5 BIỂU HIỆN CƠ THỂ BỊ NHIỄM ĐỘC VÀ 6 DẤU HIỆU CƠ THỂ ĐANG THẢI ĐỘC

11. Sương mù não

Sương mù não

Ngoài việc gây đau đầu, mất nước còn có thể cản trở chức năng của não, do đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, trí nhớ và kỹ năng ra quyết định. Các dấu hiệu của sương mù não do mất nước bao gồm khó khăn trong giao tiếp, khó tập trung và hay quên.

Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh năm 2011 đã chứng minh rằng thiếu nước cũng có thể gây ra tâm trạng thất thường.

>>> Đọc thêm: CẢM THẤY MAU QUÊN, KHÓ TẬP TRUNG? CÓ THỂ BẠN ĐANG BỊ CHỨNG SƯƠNG MÙ NÃO

Cách phòng ngừa thiếu nước

Cách phòng ngừa thiếu nước

Làm thế nào để tránh tình trạng cơ thể thiếu nước? Mặc dù lượng nước của mỗi người phụ thuộc vào khí hậu, hoạt động thể chất, song các chuyên gia khuyên chúng ta nên uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày (tương đương 8 ly nước).

• Để ngăn chặn tình trạng thiếu nước, luôn uống một ly nước khi vừa thức dậy, uống trước mỗi bữa ăn và giữa buổi. Nếu bạn là người không thích uống nước, hãy uống từng ngụm nhỏ.

• Hơn nữa, đừng quên mang theo một chai nước bên mình khi đi ra ngoài. Ngoài ra, sẽ rất có lợi nếu tiêu thụ trái cây và rau quả giàu nước mỗi ngày. Hãy giảm lượng đồ uống có cồn và caffein.

• Để ngăn ngừa tình trạng mất nước, bạn nên uống nhiều nước hơn trong trường hợp bị tiêu chảy, sốt và nôn mửa.

Hãy thường xuyên theo dõi các dấu hiệu cơ thể thiếu nước để bổ sung kịp thời, nhằm tránh mệt mỏi hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác. Đừng quên tạo cho bản thân thói quen uống nước hàng ngày, ngay cả khi không khát bạn nhé.

>>> Đọc thêm: CÔNG DỤNG, CÁCH DÙNG VÀ TÁC HẠI CỦA CÂY ĐINH LĂNG

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm