Dầu quả bơ và dầu ô liu, loại nào tốt hơn?

Chắc hẳn mọi người thường nghe nói tới dầu ô liu, song ít người biết tới dầu quả bơ.

Vậy, dầu quả bơ là gì và so với dầu ô liu nó có tốt không? Dưới đây là tất tần tật những điều cần biết về dầu bơ.

Dầu bơ là gì?

Dầu quả bơ là gì

Dầu bơ là được ép từ quả của cây bơ, chứa khoảng 60% dầu. Dầu quả bơ có nguồn gốc từ Trung Mỹ, hiện được sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm New Zealand, Hoa Kỳ và Nam Phi.

Trên thị trường hiện nay có hai loại dầu bơ: loại dầu bơ tinh chế hoặc chưa tinh chế. Sản phẩm chưa tinh chế (hay còn gọi là dầu nguyên chất) được ép lạnh, giữ được màu sắc và hương vị tự nhiên.

Ngược lại, dầu bơ tinh chế được chiết xuất bằng nhiệt và đôi khi là dung môi hóa học. Thông thường, dầu tinh chế được tẩy trắng và khử mùi, dẫn đến sản phẩm ít chất lượng hơn.

>>> Đọc thêm: TOP 10 LOẠI DẦU ĂN GIẢM CÂN LÀNH MẠNH VÀ TỐT CHO SỨC KHỎE

Dầu ô liu là gì?

Dầu ô liu là gì

Ảnh: Pexels

Dầu ô liu là một loại dầu ăn có nguồn gốc thực vật được làm từ quả của cây ô liu. Sau khi trái ô liu được thu hoạch, người ta tiến thành ép chúng thành bột nhão và trộn với nước. Tiếp đến là một quá trình ép và tách khác để loại bỏ bã khỏi dầu. Bước cuối cùng là thu về dầu ô liu.

Tùy vào quá trình sản xuất mà có hai loại dầu ô liu cơ bản: loại tinh chế và chưa tinh chế. Loại dầu ô liu tốt nhất là loại chưa tinh chế – chỉ được xử lý tối thiểu. Dầu này trên thị trường được ký hiệu là virgin olive oil (nguyên chất), extra virgin olive oil (siêu nguyên chất). Còn dầu tinh chế đã được tẩy trắng, khử mùi và không giữ được nguyên hương vị của ô liu, có tên pure olive oil (dầu ô liu tinh chế) hoặc olive oil (dầu ô liu).

>>> Đọc thêm: 13 TÁC HẠI CỦA DẦU OLIU VỚI DA MẶT VÀ SỨC KHỎE

So sánh giá trị dinh dưỡng của dầu quả bơ và dầu ô liu

So sánh giá trị dinh dưỡng của dầu quả bơ và dầu ô liu

Ảnh: Good Housekeeping

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cả dầu quả bơ và dầu ô liu đều có nhiều công dụng đối với cả sức khỏe và làm đẹp.

Dầu bơ có nhiều chất béo không bão hòa đơn và ít chất béo bão hòa. Nó cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa và caroten, do vậy giúp giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe của mắt. Dầu quả bơ cũng giàu axit béo tốt, giúp làm đẹp và tóc hiệu quả.

Dầu ô liu nguyên chất chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa, phytosterol và vitamin. Những hợp chất và vitamin này tốt cho da và tóc, tốt cho hệ tim mạch, có lợi đối với sức khỏe tâm thần…

dầu bơ và dầu ô liu

Ảnh: luvyourlifenaturally

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, 1 muỗng canh dầu bơ và dầu ô liu (15ml) có chứa các thành phần dinh dưỡng sau:

1. Dầu bơ

• Calo: 124
• Chất béo không bão hòa đơn: 9,88g
• Chất béo không bão hòa đa: 1,89g
• Chất béo bão hòa: 1,62g
• Tổng chất béo: 14g
• Vitamin E: 23% giá trị hàng ngày

2. Dầu ô liu

• Calo: 119
• Chất béo không bão hòa đơn: 9,85g
• Chất béo không bão hòa đa: 1,42g
• Chất béo bão hòa: 1,86g
• Tổng chất béo: 13,5g
• Vitamin E: 33% giá trị hàng ngày

>>> Đọc thêm: LỢI ÍCH CỦA DẦU HƯỚNG DƯƠNG CHO SỨC KHOẺ VÀ LÀM ĐẸP

Điểm chung của dầu quả bơ và dầu ô liu

Điểm chung của dầu quả bơ và dầu ô liu

Ảnh: Live eat learn

Dựa vào bảng thành phần chúng ta có thể thấy rằng cả hai loại dầu này chứa lượng chất béo bão hòa đơn xấp xỉ nhau. Cả dầu quả bơ và dầu ô liu đều có hàm lượng axit oleic, một loại axit béo omega-9 không bão hòa đơn tương tự như nhau.

Chính vì vậy mà dầu bơ và dầu ô liu có nhiều điểm chung về lợi ích đối với sức khỏe và sắc đẹp. Cụ thể:

1. Cả hai loại dầu đều tốt cho sức khỏe tim mạch

Cả hai loại dầu đều tốt cho sức khỏe tim mạch

Các nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa đơn như dầu quả bơ và dầu ô liu đều giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các bệnh mãn tính khác. Hơn nữa, chế độ ăn nhiều chất béo không bão hòa trong dầu bơ và dầu ô liu cũng giảm cholesterol LDL và hạ huyết áp, từ đó tốt cho sức khỏe tim mạch.

>>> Đọc thêm: DETOX BẰNG DẦU OLIU CÓ THẬT SỰ HIỆU QUẢ, THỰC HƯ RA SAO?

2. Cả hai đều tốt cho sức khỏe não bộ

Cả hai đều tốt cho sức khỏe não bộ

Dầu quả bơ và dầu ô liu không chỉ tốt cho tim mà còn hỗ trợ sức khỏe não bộ. Điều này là do hàm lượng chất béo không bão hòa và chất chống oxy hóa có trong hai loại dầu. Thường xuyên sử dụng dầu bơ hoặc dầu ô liu nguyên chất có thể ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh Alzheimer.

3. Sử dụng dầu quả bơ và dầu ô liu tốt cho đường ruột

Sử dụng dầu quả bơ và dầu ô liu tốt cho đường ruột

Ảnh: Stackumbrella

Một số nghiên cứu khoa học cho thấy rằng dầu ô liu và dầu bơ nguyên chất rất tốt cho sức khỏe đường ruột. Các nhà nghiên cứu cho biết điều này là do chúng làm tăng lượng vi khuẩn tốt trong ruột.

>>> Đọc thêm: LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA RAU DIẾP CÁ ĐỐI VỚI CƠ THỂ VÀ LÀN DA

4. Cả hai loại dầu đều bổ mắt

Cả hai loại dầu đều bổ mắt

Dầu bơ và dầu ô liu đều chứa lutein, một chất chống oxy hóa có liên quan đến việc bảo vệ đôi mắt. Các nghiên cứu khoa học cho thấy chất dinh dưỡng này có đặc tính chống viêm, giúp ngăn ngừa bệnh điểm vàng liên quan đến tuổi tác dẫn đến mù lòa và suy giảm thị lực.

5. Dầu quả bơ và dầu ô liu đều có thể giảm viêm

Các nhà nghiên cứu cho biết rằng chất chống oxy hóa trong dầu bơ và dầu ô liu có thể ngăn ngừa hoặc giảm viêm mãn tính. Điều này rất quan trọng vì theo thời gian, tình trạng viêm mãn tính có thể dẫn đến các bệnh như ung thư.

6. Tốt cho cân nặng

Tốt cho cân nặng

Không như các loại dầu từ động vật, dầu quả bơ và dầu ô liu là những loại dầu thực vật ít calo. Đồng thời axit oleic có nhiều trong hai loại dầu này chính là thành phần cơ bản của các chất béo không bão hòa, có thể hạn chế sự tích tụ mỡ thừa và ngăn ngừa tăng cân.

>>> Đọc thêm: UỐNG TÁO ĐỎ VÀ KỶ TỬ CÓ TÁC DỤNG GÌ? 4 CÁCH PHA TRÀ TÁO ĐỎ KỶ TỬ CHUẨN

Dầu quả bơ và dầu ô liu khác nhau như thế nào?

Dầu quả bơ và dầu ô liu khác nhau như thế nào?

Mặc dù có những điểm tương đồng trong việc tạo ra dầu bơ và dầu ô liu, nhưng lợi ích sức khỏe và cách sử dụng hai loại dầu này cũng có một vài điểm khác nhau. Dưới đây là 4 điểm khác nhau giữa dầu ô liu và dầu quả bơ:

1. Dầu ô liu có hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn

Cả dầu bơ và dầu ô liu đều chứa chất chống oxy hóa chống gốc tự do, nhưng dầu ô liu lại có nhiều vitamin E hơn (ngay cả khi tiếp xúc với nhiệt độ cao). Vitamin E là dưỡng chất đặc biệt có lợi cho sức khỏe làn da, giúp bảo vệ da khỏi tiếp xúc với tia cực tím.

2. Dầu ô liu có hàm lượng axit oleic cao hơn một chút so với dầu bơ

Dầu ô liu có hàm lượng axit oleic cao hơn một chút so với dầu bơ

Cả dầu ô liu và dầu bơ đều chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn lành mạnh và ít chất béo không bão hòa đa. Chất béo lành mạnh này được gọi là axit oleic và trong dầu ô liu có hàm lượng axit béo chống viêm này cao hơn một chút so với dầu bơ.

3. Dầu bơ có vị trung tính hơn dầu ô liu

Nếu không muốn loại dầu bạn đang sử dụng làm thay đổi hương vị thức ăn, tốt hơn hết bạn nên sử dụng dầu bơ. Bởi vì dầu bơ có hương vị nhẹ hơn dầu ô liu, nên có thể giữ cho món ăn như nguyên bản. Dầu ô liu khiến một vài món ăn trở nên đậm vị, thậm chí hơi cay nhẹ. Điều này có thể thay đổi mùi vị của món ăn và nhiều người không thích.

>>> Đọc thêm: 6 TÁC DỤNG CỦA VITAMIN B1 ĐỐI VỚI DA, TÓC VÀ 6 MẶT NẠ HIỆU QUẢ

4. Dầu quả bơ có điểm bốc khói cao hơn dầu ô liu

Dầu quả bơ có điểm bốc khói cao hơn dầu ô liu

Điểm bốc khói hay còn gọi là điểm khói là thuật ngữ dành riêng cho dầu ăn. Đây chính là nhiệt độ đủ để làm dầu ăn bay hơi sinh ra làn khói xanh nhạt. Mỗi loại dầu chịu được một mức nhiệt khác nhau, nếu qua mức đó, chất lượng của dầu bị suy giảm và giải phóng gốc tự do có hại.

Dầu quả bơ có điểm bốc khói cao hơn dầu ô liu, phù hợp hơn để nấu ở nhiệt độ cao. Điểm khói của dầu bơ là trên 250 độ C, trong khi đó dầu ô liu cháy ở 191 hoặc 210 độ C (tùy loại dầu). Vì thế, dầu bơ phù hợp hơn trong các món ăn cần nhiệt độ cao như xào, quay hoặc nướng. Còn dầu ô liu thích hợp để rưới lên các món salad, súp hoặc bánh ngọt.

Nhìn chung, dầu quả bơ và dầu ô liu khá tương đồng về mặt dinh dưỡng, đồng thời đều là những loại dầu tốt cho sức khỏe. Mặc dù cả hai loại dầu này đều khá đắt đỏ, song vẫn được nhiều người sử dụng vì những công dụng tuyệt vời mà chúng mang lại.

>>> Đọc thêm: CẤY TẢO XOẮN CÓ TÁC DỤNG GÌ CHO LÀN DA? 6 LỢI ÍCH THẦN KỲ

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm