Đậu rồng là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình. Để bổ sung đậu rồng vào chế độ ăn đúng cách, bạn có thể tìm hiểu xem đậu rồng kỵ với gì? Đậu rồng có tốt không? Từ đó có những cách chế biến phù hợp, đảm bảo hợp khẩu vị của gia đình, đồng thời duy trì thực đơn ăn uống dinh dưỡng.
Đậu rồng là gì?
Trước khi tìm hiểu đậu rồng kỵ với gì, bạn có thể tham khảo một số thông tin giới thiệu về loại cây này nhé.
Đậu rồng (hay còn gọi là đỗ khế, đậu khế, đậu vuông) có tên khoa học là tetragonolobus. Là loại cây nhiệt đới, đậu rồng được trồng phổ biến ở những vùng nhiệt đới xích đạo nóng ẩm như Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Myanmar, Malaysia, Thái Lan, Sri Lanka. Đặc biệt, loại cây này phát triển mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á và Papua New Guinea nhờ khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt. Ở Việt Nam, đậu rồng được trồng chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.
Đậu rồng là cây thân thảo, leo giàn, sống lâu năm. Hoa đậu rồng có màu tím hoặc trắng. Quả đỗ khế thường có màu xanh hoặc vàng nhạt. Chiều dài trung bình của quả trưởng thành khoảng 6cm. Quả được chia thành 4 cánh như múi khế, mỗi cánh có hình răng cưa.
Cây đậu rồng có nguồn dinh dưỡng dồi dào, có thể sử dụng từ thân, lá đến hạt. Lá đậu rồng thường được chế biến như một loại rau trộn salad. Phần củ được luộc chín hoặc ăn sống. Hạt đỗ khế được sử dụng tương tự như đỗ tương.
Nghiên cứu chỉ ra rằng trong 100 gram quả đậu rồng sẽ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng như sau:
• Carbohydrate: 41,7 gram
• Chất xơ: 25,9 gram
• Protein: 29,65 gram
• Canxi: 440 miligam
• Sắt: 13,44 miligam
• Magie: 179 miligam
• Manga: 3.721 miligam
• Phốt pho: 451 miligam
• Kali: 977 miligam
• Natri: 38 miligam
• Kẽm: 4.48 miligam
• Thiamine: 1,03 miligam
• Niacin: 3.09 miligam
• Folate: 45 microgam
>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
Đậu rồng kỵ với gì?
Đậu rồng là loại thực phẩm lành tính, dễ ăn. Tuy nhiên, nếu sử dụng đậu rồng để hỗ trợ chữa bệnh, bạn cần tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Điều này nhằm tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài ra, nếu thuộc một trong các nhóm đối tượng dưới đây, bạn nên hạn chế hoặc cẩn thận khi ăn đậu rồng.
1. Dị ứng với cây họ đậu
Nhiều người thắc mắc đỗ khế kỵ với gì? Liệu những người có tiền sử dị ứng với các loại cây họ đậu thì có bị dị ứng với đậu rồng không? Câu trả lời là có. Dấu hiệu dị ứng có thể từ nhẹ (phát ban, ngứa ngáy) đến nghiêm trọng hơn (sưng họng, khó thở, đau bụng, buồn nôn).
>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ
2. Đậu rồng kỵ với gì? Thiếu hụt men G6PD trong cơ thể
Thiếu hụt men G6PD là một loại bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể X. Nguyên nhân của sự thiếu hụt này là do tại điểm Xq28 diễn ra đột biến gen G6DP. Điểm Xq28 là nơi chứa hơn 140 loại đột biến dẫn đến tình trạng trên. Các thay đổi cấu trúc này sẽ phá vỡ cấu trúc thường có của men, gây giảm số lượng các men này trong tế bào, làm rối loạn chuyển hóa cơ thể.
Những người thiếu hụt men G6PD trong cơ thể nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa tác nhân oxy hóa như đậu rồng.
>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?
3. Bị sỏi đường tiết niệu
Đối với những người bị sỏi đường tiết niệu do oxalate, việc ăn nhiều các món ăn chế biến từ đậu rồng có thể đẩy nhanh quá trình gây ra sỏi.
4. Đậu rồng kỵ với gì? Người bị gout
Trong đậu rồng có chứa một lượng lớn purin – loại hợp chất sẽ chuyển hóa thành axit uric sau khi được cơ thể hấp thụ. Các bệnh nhân gout thường bị tăng axit uric trong máu. Điều này cho thấy, purin là một trong những yếu tố góp phần vào sự phát triển của bệnh gout. Chính vì vậy, việc ăn quá nhiều đậu rồng có thể khiến tình trạng bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn.
>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
Đậu rồng có tốt không?
Ngoài thắc mắc đậu rồng kỵ với gì, nhiều người còn muốn biết đậu rồng có những công dụng gì cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng của đậu rồng, bạn có thể tham khảo.
1. Giàu protein
Trong đậu rồng chứa protein đậu nành – loại protein rất tốt cho phụ nữ sau sinh và đang cho con bú. Đậu rồng giúp các mẹ tăng tiết sữa và nâng cao chất lượng sữa mẹ. Nhờ đó, trẻ nhỏ sẽ có đầy đủ dưỡng chất quan trọng, cần thiết.
2. Ngăn ngừa lão hóa
Với thành phần vitamin C và vitamin A dồi dào, đậu rồng có tác dụng làm đẹp và chống lão hóa sớm ở phụ nữ. Các loại vitamin kể trên đóng vai trò chống oxy hóa, cải thiện sức khỏe da, ngăn ngừa vết chân chim, sạm da. Bên cạnh đó, vitamin C cũng giúp tăng độ đàn hồi cho da. Nhờ vậy, các chị em duy trì được nét thanh xuân.
>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN
3. Tăng cường sức đề kháng
Nguồn dưỡng chất dồi dào trong đậu rồng có tác dụng cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Đậu rồng chứa hàm lượng kẽm cao giúp cơ thể tránh được phần nào tình trạng cảm cúm thông thường. Việc ăn đậu rồng hàng ngày giúp cơ thể xây dựng một hàng rào bảo vệ khỏi nguy cơ nhiễm trùng và nhiều bệnh lý.
4. Góp phần giảm chứng khó thở của bệnh hen suyễn
Theo nghiên cứu, thành phần magie trong đậu rồng có tác dụng cải thiện tình trạng hen suyễn. Cụ thể, magie giúp điều hòa hơi thở của người bệnh. Nhiều người đã tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng đậu rồng để giảm thiểu triệu chứng của bệnh hen suyễn.
>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT
5. Phòng bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là bệnh lý hình thành do lượng đường trong máu quá cao. Người bị đái tháo đường có thể bổ sung đậu rồng vào chế độ ăn uống hàng ngày để cải thiện bệnh. Nguyên do là trong đậu rồng có hàm lượng canxi và vitamin D cao – hai chất quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh lý này.
6. Điều trị viêm khớp
Trong đậu rồng chứa lượng lớn các thành phần mang đặc tính chống oxy hóa, có khả năng giảm viêm, giảm sưng như: khoáng chất, mangan. Vì vậy, nhiều người bị viêm khớp đã sử dụng đậu rồng để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
7. Tăng cường thị lực
Thiamine có trong các loại cây họ đậu đã được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lý về mắt. Ăn đậu rồng thường xuyên giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các vấn đề liên quan đến thị lực như tăng nhãn áp hay đục thủy tinh thể.
Ngoài ra, thiamine còn được cho là có khả năng giúp cải thiện tín hiệu cơ và thần kinh – nhân tố kết nối quan trọng giữa não với mắt.
Tìm hiểu đậu rồng kỵ với gì giúp bạn phát huy được hết công dụng của nguyên liệu này.
>>> Đọc thêm: BẠN ĐÃ BIẾT BỘT SẮN DÂY KỴ VỚI GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
8. Giúp giảm chứng đau đầu, đau nửa đầu
Nhiều bài báo cũng chỉ ra rằng nhờ lượng tryptophan có trong đỗ khế mà người ăn loại thực phẩm này thường xuyên sẽ không còn gặp các cơn đau do áp lực, căng thẳng. Việc sử dụng các loại thực phẩm như đậu rồng giúp giảm tình trạng đau đầu và đau nửa đầu.
9. Giảm cân
Các loại thực phẩm họ đậu nói chung và đậu rồng nói riêng đều có hàm lượng calo thấp, tốt cho sức khỏe. Trong đậu rồng chứa một lượng lớn chất xơ, là yếu tố giúp giảm cân lành mạnh.
Lượng chất xơ trong đậu rồng giúp kéo dài cảm giác no bụng, từ đó hạn chế thói quen ăn vặt – tác nhân chính gây tăng cân.
>>> Đọc thêm: THỊT GÀ KỴ VỚI RAU GÌ? 9 NGUYÊN LIỆU NÊN TRÁNH KẾT HỢP CÙNG THỊT GÀ
10. Bổ sung dưỡng chất cho bà bầu
Đậu rồng chứa nguồn folate phong phú, chất sắt dồi dào, giúp giảm thiểu nguy cơ thiếu máu ở các mẹ và tình trạng nhẹ cân ở trẻ nhỏ.
Ăn đậu rồng ở mức độ vừa phải trong thai kỳ sẽ hỗ trợ mẹ bầu sinh nở khỏe mạnh, tránh các khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
Bazaar Vietnam đã giải đáp cho câu hỏi đậu rồng kỵ với gì và một số lợi ích của thực phẩm này đối với sức khỏe. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc cân nhắc bổ sung đậu rồng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn và gia đình.
>>> Đọc thêm: KHOAI TÂY KỴ GÌ? ĂN THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG GÂY HẠI CHO SỨC KHỎE?
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam