Lợi ích của mật ong và sữa ong chúa trong chăm sóc sức khỏe và dưỡng nhan không còn xa lạ với phái đẹp. Nhưng bạn đã biết đến keo ong chưa? Thành phần này đang trở nên phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da.
Keo ong đã được sử dụng hàng năm qua nhờ đặc tính giúp chữa lành vết thương. Các nhà khoa học đã nghiên cứu trong keo ong có hơn 300 hợp chất hóa học, chủ yếu là polyphenol. Polyphenol là chất có đặc tính chống oxy hóa giúp chống lại việc tạo lập các gốc tự do dư thừa trong cơ thể.
Hãy cùng Harper’s Bazaar tìm hiểu thêm về việc keo ong có tác dụng thế nào với sức khỏe làn da; điển hình là việc đánh bay sẹo hình thành do mụn.
Đọc nhanh về Keo ongKeo ong còn có tên gọi khoa học là Propolis. Propolis còn có nghãi là chất keo giúp bảo vệ tổ ong. Thành phần: chất chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn. Lợi ích: chữa lành vết thương, điều trị mụn và bảo vệ da. Đối tượng sử dụng: Những người đang tìm kiếm thành phần giúp chữa lành vết thương nhẹ hoặc đang điều trị sẹo. Sắc tố da và kết cấu da bị ảnh hưởng do mụn cũng có thể tìm đến Propolis để hỗ trợ. Sử dụng như thế nào: Việc sử dụng keo ong còn phụ thuộc vào sản phẩm cụ thể và mục đích điều trị. Nếu bạn không bị dị ứng với thành phần này thì có thể yên tâm sử dụng hằng ngày. |
Keo ong là gì?
Keo ong là một chất sáp được hình thành từ sự kết hợp của nhựa cây và sáp ong. Hỗn hợp này được những chú ong sử dụng để tạo tổ của chúng. Trong keo ong chứa một hoạt chất chống viêm và kháng khuẩn. Đó cũng là đặc điểm để bảo vệ tổ ong trước thiên nhiên. Với đặc tính kháng khuẩn và chống nấm, keo ong đã được sử dụng hàng nghìn năm trước trong việc chữa lành vết thương; điều trị da và giải quyết các vấn đề về răng miệng.
Keo ong được chứng minh là có đặc tính hoạt tính sinh học được gọi là balsam. Một số chất chống oxy hóa và polyphenol được xem như một phần của thành phần hoạt tính balsam. Thành phần này có tác dụng kháng khuẩn.
Trong các thử nghiệm lâm sàng để chữa lành vết thương; keo ong được sử dụng dưới dạng thuốc mỡ, thuốc xịt và dạng lỏng.
>>> Xem thêm: KHÔNG CHỈ LÀM SON DƯỠNG, DẦU XẢ, MẬT ONG CÒN MANG TỚI CÁC LỢI ÍCH NÀY
Lợi ích của keo ong đối với làn da
Keo ong và chiết xuất của nó có nhiều công dụng trong việc điều trị các vấn đề về da do đặc tính khử trùng, chống viêm, chống oxy hóa; kháng khuẩn và kháng nấm. Sau đây là một số lợi ích của keo ong đối với da.
Chữa lành vết thương
Tác dụng chính của keo ong là chống viêm và kháng khuẩn. Keo ong còn có khả năng đẩy nhanh quá trình hồi phục của vết thương. Ngoài việc điều trị nhiễm trùng da và các vết thương nhẹ, vết xước hay bỏng mà không nhất thiết phải đến các trung tâm chăm sóc y tế. Thành phần hoạt tính sinh học của keo ong giúp da đẩy nhanh quá trình phục hồi. Hơn hết, thành phần này còn tạo ra môi trường kín để da tự sửa chữa.
Điều trị da hậu mụn trứng cá
Ngoài sử dụng keo ong để chữa lành vết thương, thành phần này còn có lợi ích trong việc điều trị sẹo do mụn. Keo ong có tác dụng rất tốt trong việc chữa lành sẹo; cải thiện sắc tố da và các vấn đề về kết cấu hình thành nên do mụn. Một sản phẩm điều trị da chứa keo ong chắc chắn sẽ giải quyết những mối quan tâm này cho phái đẹp.
Giảm viêm
Đây là chất mang lại nhiều lợi ích trong hỗ trợ điều trị bệnh chàm và vảy nến bằng cách giảm viêm.
Bảo vệ da
Một nghiên cứu đã nhận định keo ong là một chất đảo ngược hiệu quả đối với tổn thương da gây nên bởi tia UV. Điều này hoàn toàn hợp lý. Propolis có đặc tính chống oxy hóa tốt; có thể chống lại các tổn thương oxy hóa do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
>>> Xem thêm: CHĂM ĐẮP MẶT NẠ MẬT ONG ĐỂ DA SÁNG ĐẸP NHƯ ĐI SPA
Tác dụng phụ của keo ong
Bên cạnh những lợi ích tiềm năng của việc đưa sản phẩm chứa Propolis vào quy trình chăm sóc da; thành phần này cũng đi chung với một nhược điểm bạn cần lưu ý.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy keo ong chứa những lợi ích đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, tỷ lệ dị ứng ở một số làn da với keo ong hoàn toàn có thể xảy ra. Hơn hết, keo ong không thể thay thế cho sự can thiệp về y tế trong một vài tình huống cụ thể.
Tương tự như những thành phần khác khi bôi lên da, đôi khi không hợp sẽ gây ra phản ứng ngược như dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc. Điều này đã được báo cáo trong các tài liệu khoa học. Tỷ lệ tác dụng phụ này khá cao nên có thể gây ra nhiều vấn đề không mong muốn với làn da.
Nếu bạn lo lắng về nguy cơ làn da có thể dị ứng, hãy thử sản phẩm trên cánh tay trong của bạn trong một hoặc hai tuần trước khi thoa lên các vùng da nhạy cảm hơn như da mặt.
Bên cạnh sử dụng sản phẩm chứa chiết xuất từ keo ong để bôi ngoài da; bạn cũng có thể sử dụng qua đường uống như dạng thuốc viên, sirô ho, hoặc viên ngậm. Tuy nhiên, khi được hấp thu qua đường uống vẫn có thể gây ra tác dụng phụ như dị ứng, phát ban. Những người bị dị ứng nặng có thể dẫn đến khó thở.
Tốt nhất, bạn hãy làm xét nghiệm chẩn đoán dị ứng tại những bệnh viện lớn, uy tín, để hiểu rõ hơn về những hoạt chất mà cơ thể mình bài xích. Từ đó sẽ giúp bạn chọn mỹ phẩm, thực phẩm an toàn hơn.
>>> Xem thêm: MẶT NẠ MẬT ONG VÀ TRỨNG GÀ GIÚP TRỊ NÁM, DƯỠNG DA SIÊU HIỆU QUẢ
Sử dụng keo ong thế nào?
Nếu bạn quyết định sử dụng sản phẩm chứa thành phần keo ong trong chu trình dưỡng da, hãy tham khảo kỹ về thành phần có trong sản phẩm; và tần suất sử dụng để hạn chế những phản ứng không mong muốn. Nếu bạn sử dụng thành phần này để thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương như bỏng da, vết cắt và vết xước; hãy kiếm sản phẩm được điều chế dưới dạng thuốc mỡ.
Thuốc mỡ tự nó đã mang lại lợi ích điều trị rõ với việc giúp vết thương mau lành. Kem có thể là một sự thay thế hợp lý. Mặc dù kem không mấy hiệu quả lắm trong việc tạo lớp nền cho vết thương ngậm nước. Tuy nhiên, sản phẩm thuốc mỡ hoặc kem vẫn có thể là lựa chọn tốt cho những trường hợp như nhiễm nấm.
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam