Dior Pre-Fall 2023 chiếu rọi ánh sáng lên nghệ nhân Ấn Độ

Dior đã trở thành nhà mốt đầu tiên trình làng những dòng sản phẩm mới nhất tại Ấn Độ khi tổ chức buổi trình diễn thời trang tại Mumbai vào tuần trước. Đây được xem là động thái đầu tiên của Dior trong kế hoạch “mở lối” vào phân khúc thời trang xa xỉ Ấn Độ. 

Previous Next

Nếu Dior duy trì trình làng các BST ready-to-wear Xuân Hè và Thu Đông ở Paris, thì các mùa Pre-Fall và Resort/Cruise lại được giới thiệu ở những địa điểm khác biệt. Trong nhiều năm qua, Dior đã khai phá nhiều địa điểm mới để làm đường băng, đi du ngoạn đến Ma-Rốc, Tây Ban Nha và Hàn Quốc, và cho mùa Pre-Fall 2023 bây giờ là Ấn Độ. Quyết định bổ sung Ấn Độ vào danh sách các địa điểm diễn show cho thấy mối quan tâm ngày càng tăng cường giữa thương hiệu Pháp và quốc gia Nam Á. Bước đi này cũng cho thấy khả năng Dior sẽ thu hút những người mua bình dân ở quốc gia 1,4 tỷ dân vào đế chế LVMH với đa dạng các sản phẩm từ mỹ phẩm, nước hoa đến túi xách.

Show Dior Pre-Fall 2023 tại Mumbai tôn vinh phụ nữ thông qua nghề thủ công truyền thống

Ở Mumbai, trung tâm tài chính của Ấn Độ, Dior đã giới thiệu bộ sưu tập Pre-Fall 2023 nơi các thiết kế mang cảm hứng từ thời trang địa phương. Từ những chiếc váy lấy cảm hứng từ sari, quốc phục Ấn. Cho đến những trang phục bằng lụa, chất liệu vải truyền thống của quốc gia này.

Bộ sưu tập được trình diễn trước Gateway of India, cổng chào bằng đá và một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Mumbai. Những người mẫu sải bước in bóng lên cột mốc Cổng vào Ấn Độ. Đường băng được bao quanh bởi thảm hoa nhiều màu. Khung cảnh đầy màu sắc mở ra bữa tiệc thị giác của nghệ thuật may và thêu thủ công của Ấn Độ.

Ảnh: Dior

Nữ giám đốc sáng tạo đầu tiên của Dior, Maria Grazia Chiuri tiếp tục thực hiện sứ mệnh trao quyền cho phụ nữ thông qua việc tôn vinh nghề thủ công đặc trưng của đất nước Ấn Độ. “Với buổi trình diễn này, tôi muốn tôn vinh Ấn Độ, nền văn hóa đáng kinh ngạc của đất nước này về nghề thêu và nghề thủ công. Tôi muốn kỷ niệm tình bạn lâu dài với Chanakya. Tôi muốn tôn vinh phụ nữ Ấn Độ.” Trước “Gateway of India” chiếc cổng vòm, một tượng đài lịch sử được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 tại thành phố Mumbai, các tác phẩm thể hiện mối liên kết đầy mê hoặc giữa Dior Pháp và đất nước Ấn Độ.

BST Dior Pre-Fall 2023 được xây dựng dựa trên các hoa văn trang trí truyền thống của Ấn Độ như hoa, sahri, các loại hình học. Tiếp đó, kim sa và pha lê, cùng các bản in vạn hoa, được đặt trên bộ đồ ngủ lụa, áo cánh và váy. BST lần này cũng tham khảo một số sản phẩm được sản xuất vào những năm 1950 bởi cựu giám đốc sáng tạo Marc Bohan, người vào thời điểm đó được chính phủ Ấn Độ mời làm người phát ngôn cho thương mại giữa Pháp và Ấn Độ.

Ảnh: Dior

Tinh hoa Ấn Độ qua bàn tay những nghệ nhân thầm lặng

Các tác phẩm nghệ thuật này được tạo nên từ sự khéo léo và tinh hoa nghệ thuật của Métier D’art Dior ở Ấn Độ, xưởng thêu truyền thống Chanakya, dẫn dắt bởi con gái của người sáng lập cũng như giám đốc sáng tạo Karishma Swali, người đã cộng tác trong 30 năm với Maria Grazia Chiuri.

Giám đốc sáng tạo của Dior và giám đốc nghệ thuật của Chanakya Ateliers có một tình bạn nghề nghiệp sâu sắc đã tồn tại gần 30 năm. Lần đầu tiên họ biết nhau là từ năm 1992, khi Maria Grazia Chiuri đến Mumbai khi còn là nhà thiết kế phụ kiện tại Fendi.

Bên trong xưởng thêu truyền thống Chanakya. Ảnh: Chanakya

Sau đó, khi Maria bắt đầu làm việc tại Christian Dior, bà và Karishma Swali đã cùng nhau thúc đẩy mục tiêu là trao quyền cho phụ nữ trong sản xuất thời trang. Việc thành lập trường Chanakya Foundation vào năm 2015, nơi đào tạo phụ nữ về các nghề thủ công và cơ hội trong một lĩnh vực chủ yếu do nam giới thống trị, là một bước tiến quan trọng. Cũng vì vậy mà trường Chanakya Foundation cũng thường xuyên sản xuất những tấm tranh thảm treo tường khổ lớn cho các buổi diễn của Dior, cũng như sản xuất một số mẫu thêu tay cho thương hiệu.

Các tác phẩm tại Chanakya không chỉ là vẻ đẹp của nghệ thuật mà còn mang những ý nghĩa nhân văn. Ảnh: Chanakya

Trường thêu nữ đầu tiên, Savoir-faire đã góp phần và truyền cảm hứng cho công việc của các nghệ sĩ nữ quyền trong lần hợp tác với nhà mốt của Pháp, chẳng hạn như các tác phẩm dệt may trong bối cảnh của Judy Chicago, hoặc Eva Jospin, người đã lấy cảm hứng từ Sala dei Ricami lộng lẫy của Palazzo Colonna ở Rome để tạo ra tác phẩm sắp đặt kéo dài 350m2.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm