Gừng thuộc họ thực vật Zingiberaceae, có nguồn gốc từ châu Á. Gừng thường dùng trong chế biến món ăn và làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, gừng có thể đem lại những phản ứng tiêu cực nếu không sử dụng đúng cách. Gừng kỵ với gì? Ai không nên ăn gừng?
Cùng Bazaar Vietnam tìm hiểu gừng kỵ với gì ngay trong bài viết dưới đây!
Lợi ích của gừng với sức khỏe mà bạn cần biết
1. Giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp
Gừng có khả năng ức chế leukotriene, chemokine và cytokine – là những chất gây đau nhức, viêm xương khớp. Từ đó, gừng giúp giảm tình trạng đau nhức xương khớp, cải thiện khả năng vận động.
2. Làm dịu cơn đau cơ bắp
Củ gừng có tác dụng làm dịu các cơn đau cơ bắp do vận động nhiều. Tuy nhiên, gừng không thể làm giảm cơn đau ngay lập tức.
>>> Đọc thêm: CÀ RỐT KỴ GÌ? TOP 9 THỰC PHẨM NẤU CÙNG CÀ RỐT DỄ SẢN SINH ĐỘC TỐ
3. Cải thiện hệ tiêu hóa, giảm ợ nóng và trào ngược dạ dày
Các chất có trong gừng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Từ đó, quá trình tiêu hóa được tăng cường, giảm bớt chứng đầy hơi và chướng bụng.
Đặc biệt, gừng giúp sản sinh ra các vi khuẩn có lợi cho đường ruột như: Staphylococcus, Salmonella và E. coli. Vì vậy, vi khuẩn gây viêm trong dạ dày và chứng trào ngược sẽ giảm đi khi bạn uống trà gừng trước bữa ăn 20 phút.
4. Giảm cơn co thắt do tới kỳ kinh nguyệt
Củ gừng có tác dụng giảm cơn co thắt và sốt khi tới kỳ kinh nguyệt. Khi đau bụng kinh, nước gừng ấm sẽ là phương pháp hữu hiệu làm giảm cơn đau nhanh chóng.
5. Bảo vệ răng miệng
Hợp chất gingerol trong gừng có tác dụng ngăn vi khuẩn miệng phát triển, giảm nguy cơ mắc các bệnh nha chu hoặc nhiễm trùng nướu.
6. Làm giảm cơn buồn nôn
Các cơn buồn nôn do rượu hoặc ốm nghén ở phụ nữ mang thai có khả năng giảm đi khi bạn uống một cốc trà gừng ấm.
>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN
Gừng kỵ với gì? Những thực phẩm không nên kết hợp với gừng
1. Gừng kỵ với cái gì? Kỵ thịt chó
Thịt chó có tính nóng và gừng cũng là thức ăn cay. Do đó, hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau có khả năng dẫn đến động hỏa.
2. Gừng kỵ với cái gì? Gừng kỵ thịt ngựa
Thịt ngựa là thức ăn chứa nguồn dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, khi kết hợp với gừng dễ gây ra bệnh ho.
3. Gừng kỵ với gì? Gừng kỵ thịt thỏ
Thịt thỏ có công hiệu an trung ích khí, vị cay, không độc. Song, gừng có khả năng phát vỡ chất dinh dưỡng trong thịt thỏ. Do vậy, kết hợp thịt thỏ với gừng là điều không nên.
4. Gừng kỵ với cái gì? Gừng kỵ vang trắng
Gừng mang tính cay nóng, rượu vang trắng có tính cay ấm. Hai loại thực phẩm này dùng chung với nhau dễ gây tổn thương đường tiêu hóa.
>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ
Gừng kỵ với gì? Những đối tượng nào không nên ăn gừng?
1. Người sốt cao, say nắng
Gừng kỵ với gì? Gừng có tính nóng nên phù hợp với những người cảm mạo, vị hàn và phong hàn sau khi dầm mưa. Tuy nhiên, không nên dùng cho người cảm mạo phong nhiệt và cảm mạo thử nhiệt dùng gừng.
Ngoài ra, khi say nắng hoặc say nóng, chúng ta cần cân nhắc dùng gừng. Thực tế, tính nhiệt của gừng sẽ khiến cho người say nắng hoặc say nóng tăng thân nhiệt, dễ gây tổn thương các mạch máu và có thể gây xuất huyết.
2. Người đau dạ dày, đại tràng
Gừng chứa những chất có thể làm tăng nồng độ acid trên niêm mạc dạ dày. Vì thế, những người đau dạ dày, đại tràng cần cân nhắc khi sử dụng gừng.
>>> Đọc thêm: MĂNG CỤT KỴ VỚI GÌ? 15 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĂN ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE
3. Người mắc bệnh về gan, sỏi thận
Những người có bệnh về gan cần tránh sử dụng gừng vì gừng có khả năng kích thích sự bài tiết của tế bào gan.
Bên cạnh đó, tính nóng của gừng làm cho các viên sỏi không tự đào thải. Vì vậy, người bị sỏi thận cũng cần cân nhắc khi ăn gừng thường xuyên.
4. Người bị bệnh trĩ hoặc xuất huyết
Tính nóng trong gừng cao, dễ làm vỡ các mạch máu bị yếu. Do đó, những người có tiền sử bệnh trĩ, chảy máu cam hoặc chảy máu tử cung nên hạn chế ăn gừng.
5. Phụ nữ đang mang thai
Trong thời kỳ đầu mang thai, thai phụ có thể sử dụng gừng để làm giảm các triệu chứng nghén. Tuy nhiên, những tháng cuối thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn gừng để tránh tăng huyết áp.
6. Gừng kỵ với gì? Người bị nhiệt miệng
Khi bị nhiệt miệng do nóng trong, ăn gừng dễ làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
>>> Đọc thêm: CÁ CHÉP KỴ GÌ? 8 THỨ KỴ VÀ 3 MÓN ĂN HẤP DẪN VỚI CÁ CHÉP
Gừng kết hợp với thực phẩm nào đem lại lợi ích cho sức khỏe?
1. Mía và gừng giảm chứng nôn mửa
Một vài lát gừng ép với nước mía sẽ giúp cho chứng nôn mửa do dạ dày yếu giảm đi. Đặc biệt, nước mía nấu với gừng có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư, cải thiện hệ tiêu hóa và hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường.
2. Củ năng và gừng tốt cho phụ nữ mang thai
Nước ép củ năng với gừng giúp phụ nữ mang thai điều hòa chức năng của dạ dày, giảm chứng nôn mửa và lưu thông khí huyết.
>>> Đọc thêm: CÁCH NẤU NƯỚC ĐẬU ĐEN VỚI GỪNG GIẢM CÂN NHANH CHÓNG
• BẬT MÍ CÁC CÁCH GIẢM CÂN HIỆU QUẢ BẰNG GỪNG TRONG 1 TUẦN
3. Trứng vịt bắc thảo và gừng chống oxy hóa tốt
Vitamin E trong trứng vịt bắc thảo khi kết hợp với gừng sẽ có tác dụng tăng cường chống oxy hóa, chống lão hóa hiệu quả.
4. Dạ dày heo và gừng tốt cho người dạ dày
Dạ dày heo nấu với củ gừng mang đến giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp với người bị tá tràng và viêm loét dạ dày.
5. Mật ong và gừng trị ho hiệu quả
Cốc nước ấm pha với mật ong và vài lát gừng sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, loại nước này còn giúp bạn giảm ho hiệu quả.
6. Sữa và gừng giúp giữ ấm cơ thể
Một cốc sữa ấm với gừng đem lại giá trị dinh dưỡng cao cho cơ thể, giữ ấm và làm giảm cơn đau bụng.
>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?
Lưu ý khi sử dụng gừng tránh ảnh hưởng sức khỏe
1. Không gọt vỏ gừng
Không gọt vỏ giúp giữ nguyên dược tính của gừng. Bạn chỉ cần rửa sạch là có thể sử dụng ngay mà không cần gọt vỏ.
2. Không ăn quá nhiều gừng
Khi ăn gừng quá nhiều, tính nhiệt của gừng có thể khiến bạn khô miệng, khát nước, nóng trong và phát nhiệt. Bạn lưu ý không nên ăn quá 4 gam gừng/ngày.
3. Không ăn gừng vào buổi tối
Ăn gừng vào buổi sáng có tác dụng tăng cường dương khí, thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và kích thích tiết dịch vị. Tuy nhiên, ăn gừng vào buổi tối dễ gây mất ngủ và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.
>>> Đọc thêm: LÁ HẸ KỴ VỚI GÌ? AI KHÔNG NÊN ĂN LÁ HẸ?
4. Không ăn gừng mọc mầm, gừng thối
Hàm lượng dinh dưỡng trong gừng mọc mầm và gừng thối giảm đi, sinh ra một số chất độc hại không tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn cần cân nhắc khi ăn gừng mọc mầm hoặc thối, nhất là đối với người có vấn đề về thực quản, gan.
5. Một số lưu ý khác
Bạn nên sử dụng ít hơn 1 gam gừng mỗi ngày và sau đó tăng dần nhằm theo dõi các triệu chứng hoặc tác dụng phụ nếu có.
Cách tốt nhất để hấp thụ dinh dưỡng từ gừng là uống trà gừng. Bạn có thể mua trà gừng có sẵn hoặc tự pha tại nhà.
Buổi sáng là thời điểm hấp thụ các chất dinh dưỡng từ gừng tốt nhất. Một lát gừng mỗi buổi sáng sẽ giúp bạn nhanh chóng tỉnh táo, cải thiện giấc ngủ vào ban đêm, tăng cường trao đổi chất và cải thiện tuần hoàn máu.
Gừng không chỉ giúp tăng hương vị cho món ăn mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý gừng kỵ với gì nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Trên đây là những nội dung chi tiết về gừng kỵ với gì? Ăn gừng sao cho đúng cách? Bazaar Vietnam hy vọng các thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn.
>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam