Vào mùa hè, các gia đình thường tìm đến những vùng biển xinh đẹp để nghỉ mát và ăn những món hải sản tươi ngon. Tuy nhiên, chúng ta cần để ý hải sản kỵ với gì để thưởng thức món quà của biển trọn vị nhất. Cùng Bazaar Vietnam tìm hiểu hải sản kỵ với gì trong bài viết dưới đây nhé!
Tại sao ăn hải sản lại tốt cho cơ thể?
Thủy hải sản là thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3. Nhóm axit chính trong omega-3 là EPA và DHA, có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.
Đặc biệt, hải sản là nguồn cung cấp protein dồi dào. Protein trong hải sản giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm và thoái hóa xương khớp.
Ngoài ra, kẽm và sắt cũng là nguồn dinh dưỡng phong phú có trong hải sản. Hai loại khoáng chất này giúp cải thiện vấn đề về thiếu máu, tăng mức độ hemoglobin trong cơ thể và giúp cho mái tóc chắc khỏe.
>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
Hải sản kỵ với gì?
1. Hải sản kỵ trái cây gì? Trái cây giàu vitamin C
Hải sản kỵ gì? Những món hải sản giáp xác như tôm, cua, ốc, sò chứa lượng lớn asen pentavenlent. Thông thường, các chất này không gây ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, khi asen pentavenlent gặp vitamin C sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (thạch tín). Vì vậy, ăn hải sản với thực phẩm chứa vitamin C có thể dẫn đến nguy cơ gây ngộ độc thạch tín cấp tính.
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Nhiều người có thói quen dùng trái cây sau bữa ăn. Tuy nhiên, nếu ăn hải sản, bạn không nên ăn trái cây tráng miệng nhé. Nhất là những loại quả giàu vitamin C như kiwi, dâu tây, cà chua, quả mâm xôi, cam, ổi, dứa, bưởi.
2. Hải sản kỵ gì? Trà xanh với hải sản không hợp nhau
Axit tannic trong trà xanh khi gặp canxi trong hải sản sẽ tạo thành canxi không hòa tan. Tương tự như trái cây, ăn hải sản kết hợp với uống trà xanh dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy, nôn mửa.
>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ
3. Hải sản kỵ cái gì? Tránh ăn hải sản với thực phẩm có tính hàn cao
Hải sản là thực phẩm đã có sẵn tính hàn. Khi kết hợp với các loại thức ăn mang tính hàn khác có thể gây cảm giác khó chịu, đầy bụng và khó tiêu.
Vì vậy, khi tìm hiểu hải sản kỵ rau gì, bạn cần chú ý đến một số loại rau có tính hàn như: rau muống, măng tây và bí ngô.
4. Bia kết hợp với hải sản có khả năng gây ra bệnh gút
Ăn hải sản kỵ uống gì? Không ít người thường ăn hải sản kèm với uống bia. Tuy nhiên, bia lại nằm trong danh sách hải sản kỵ gì mà bạn cần lưu tâm.
Nguyên do là lượng purine trong hải sản sẽ chuyển hóa thành axit uric trong quá trình trao đổi chất. Axit uric dư thừa dễ gây ra bệnh gút. Bia lại là tác nhân khiến tốc độ hình thành axit uric dư thừa diễn ra nhanh hơn. Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ ở các khớp xương và mô mềm, từ đó hình thành bệnh gút và viêm xương khớp.
>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
Những ai cần cẩn thận khi ăn hải sản?
Ngoài việc cần chú ý đến hải sản kỵ gì, bạn có thể tìm hiểu thêm đối tượng nào cần cẩn thận khi ăn hải sản.
Thực tế, hải sản thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Thủy hải sản có khả năng gây hại với những nhóm đối tượng sau:
1. Phụ nữ mang thai và cho con bú
Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, hải sản thường không có lợi đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Khi ăn hải sản, hệ thần kinh của thai nhi hoặc trẻ sơ sinh có khả năng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, các triệu chứng của bệnh thần kinh đến 7-14 tuổi mới xuất hiện.
Do đó, chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai hoặc cho con bú chỉ nên ăn hải sản 1-2 lần/tuần và mỗi lần dưới 100 gram.
>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?
2. Những người mắc bệnh gout và viêm khớp
Axit uric trong máu có nguy cơ tăng cao nếu người bệnh gout và viêm khớp thường xuyên ăn hải sản. Ngoài ra, khi ăn hải sản kèm uống bia, lượng axit uric có khả năng tăng cao hơn.
3. Hải sản kỵ gì? Người có cơ địa dị ứng
Những người có cơ địa dị ứng ăn hải sản dễ khiến hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá.
Cụ thể, hệ thống miễn dịch xem protein trong hải sản là chất gây hại và từ đó sản xuất chất kháng thể bảo vệ cơ thể. Các chất kháng thể này (bao gồm histamin và một số hóa chất khác) có khả năng gây ra phản ứng quá mẫn. Một số phản ứng điển hình như: nổi mề đay, ngứa ngáy, buồn nôn, đau bụng hoặc khó thở.
4. Những người rối loạn tiêu hóa
Do hải sản có tính hàn nên không phù hợp với những người tỳ vị hư yếu. Người tỳ vị hư yếu là những người dễ bị rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu và ăn kém.
>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT
Làm thế nào khi bị dị ứng với hải sản?
Tìm hiểu hải sản kỵ gì có thể giúp bạn tránh được một số rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên nếu chẳng may bị dị ứng với hải sản, bạn cần lưu ý một số điều sau:
• Tránh dùng những loại hải sản mình bị dị ứng. Có người dị ứng với hầu hết các loại thủy hải sản nhưng cũng có người chỉ dị ứng với một số loại nhất định.
• Khi bản thân hoặc người thân bị dị ứng với hải sản, bạn cần nhanh chóng kích thích gây nôn, đẩy phần hải sản gây dị ứng ra khỏi cơ thể.
• Khi bị ngứa ngáy do dị ứng hải sản, bạn hãy pha một chút mật ong hoặc chanh cùng với nước ấm để uống. Trong chanh/mật ong chứa một số loại vitamin có khả năng giảm ngứa ngáy do hải sản gây nên.
• Nếu bị nổi ban đỏ hoặc đầy bụng do dị ứng hải sản, bạn có thể uống một ly nước ấm pha cùng lát gừng đập giập.
• Trong trường hợp dị ứng nặng, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Đặc biệt, người bị dị ứng cấp không nên sử dụng thuốc chống dị ứng bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN
Khi ăn hải sản cần lưu ý gì?
Ngoài việc lưu ý hải sản kỵ gì để kết hợp đúng cách, bạn nên bỏ túi thêm một vài lưu ý dưới đây khi chế biến hải sản nhé.
1. Cần nấu chín kỹ hải sản trước khi ăn
Hải sản chứa vi khuẩn vibrio parahaemolyticus (tả biển). Loại vi khuẩn này có khả năng chịu nhiệt độ cao, ít nhất hơn 80 độ và có khả năng gây ra các bệnh về đường ruột. Do đó, bạn cần phải nấu chín kỹ hải sản, đun sôi khoảng 4-5 phút trước khi ăn.
Ngoài ra, trong thịt cua chứa nang trùng lungfluke. Lungfluke là một loại trùng hút máu phổi gây ra bệnh “đỉa phổi”. Nếu không nấu chín cua ở nhiệt độ cao, lungfluke sẽ ký sinh trong phổi, dễ dẫn đến các bệnh về phổi, thậm chí còn xâm nhập lên não.
Để tránh trường hợp trên xảy ra, bạn nhớ phải nấu thật chín cua, tối thiểu đun sôi 20-30 phút nhé.
>>> Đọc thêm: THỊT GÀ KỴ VỚI RAU GÌ? 9 NGUYÊN LIỆU NÊN TRÁNH KẾT HỢP CÙNG THỊT GÀ
2. Không ăn hải sản không tươi
Hải sản để lâu ngày hoặc bảo quản ở nhiệt độ thường rất dễ bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây bệnh. Đặc biệt, vi khuẩn khi xâm nhập vào cá ngừ, cá thu sẽ biến thịt cá thành chất độc histamine. Khi ăn phải, bạn có khả năng gặp các triệu chứng như: đau đầu, khó thở hoặc đỏ da.
3. Không nên ăn tôm, cua, sò, hến đã chết
Các loại hải sản có vỏ cứng khi đã chết sẽ có tốc độ ô nhiễm và xuống cấp nhanh hơn so với các loại hải sản thịt. Chẳng hạn, cua sau khi chết sẽ khiến histidine nhanh chóng chuyển hóa thành histamine gây nên độc tố cho cơ thể. Thực tế, cua chết càng lâu thì lượng histamine sinh ra càng lớn.
Vì vậy, khi chọn mua hải sản, bạn nên mua hải sản tươi sống để đảm bảo sức khỏe.
Thủy hải sản đem lại giá trị dinh dưỡng cao và là món ăn yêu thích của nhiều người. Biết được thông tin hải sản kỵ gì sẽ giúp bạn có cách kết hợp món ăn hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe.
>>> Đọc thêm: BẠN ĐÃ BIẾT BỘT SẮN DÂY KỴ VỚI GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam