Hạt chia chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết sử dụng hạt chia như thế nào là đúng cách. Bazaar Vietnam sẽ chia sẻ về chủ đề hạt chia kỵ với gì và cách dùng hạt chia mang lại hiệu quả cao.
Thành phần dinh dưỡng của hạt chia
Hạt chia là hạt gì? Hạt chia là những hạt nhỏ màu đen, thuộc họ Salvia hispanica, cùng họ với bạc hà hay húng quế.
Đây là loại hạt giàu chất xơ, protein, axit béo omega – 3, các chất chống oxy hóa và khoáng chất quan trọng. Hạt chia còn được dùng như một bài thuốc giúp cải thiện các bệnh về tim mạch, tiểu đường và tiêu hóa.
28g hạt chia chứa khoảng 137 calo và các thành phần dinh dưỡng sau:
• Carb: 1g
• Protein: 4g
• Chất béo: 9g (phần lớn là chất béo omega-3)
• Chất xơ: 11g
• Canxi: 18% RDI (giá trị thực phẩm hằng ngày)
• Magie: 30% RDI
• Mangan: 30% RDI
• Phốt pho: 27% RDI
• Các khoáng chất như vitamin B1 – B2 – B3, kali, kẽm.
>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
Lợi ích của hạt chia
Hạt chia có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Hạt chia kỵ với gì? Các lợi ích của hạt chia là gì?
1. Hạt chia hỗ trợ giảm cân
Hạt chia là thực phẩm giàu chất xơ. Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu, giảm cơn thèm ăn hiệu quả. Điều này tốt cho người đang ăn kiêng và giảm cân.
Hơn nữa, hàm lượng protein trong hạt chia có tác dụng thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ thừa diễn ra nhanh hơn. Ăn thực phẩm chứa nhiều protein giúp quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, hỗ trợ giảm cân.
2. Có tác dụng đào thải chất độc
Hạt chia là nguồn thực phẩm tự nhiên có tác dụng loại bỏ chất độc trong cơ thể. Chất béo omega-3 kết hợp với protein và các hợp chất chống oxy hóa trong loại hạt này có tác dụng thải độc mạnh mẽ. Hợp chất chống viêm trong hạt chia có khả năng phục hồi vết thương và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT
3. Hạt chia có tác dụng chống oxy hóa mạnh
Hạt chia giàu chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Từ đó làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa bệnh tật, bao gồm cả ung thư.
Đặc biệt, hàm lượng protein trong hạt chia có tác dụng ngừa lão hóa, tốt cho sức khỏe xương, tóc.
4. Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Hạt chia là một trong những loại hạt tự nhiên giàu chất xơ, protein và omega-3. Chất xơ đóng vai trò lớn trong việc giảm hấp thu lượng cholesterol toàn phần và LDL trong máu. Omega-3 giúp làm giảm chất béo trung tính – một loại chất béo có trong máu.
Do đó, sử dụng hạt chia ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp.
>>> Đọc thêm: TỎI KỴ NHỮNG GÌ? TẤT TẦN TẬT THẮC MẮC VÀ LƯU Ý VỀ TỎI MÀ BẠN CẦN BIẾT
5. Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh cho xương
Hạt chia sở hữu rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của xương. Trong 100g hạt chia có chứa 631mg canxi, chiếm khoảng 18% nhu cầu hàng ngày.
Bên cạnh đó, hạt chia còn chứa các chất tốt cho xương khớp như magie, protein, phốt pho. Các khoáng chất này quan trọng, vì chúng giúp duy trì khối lượng và độ rắn chắc của xương.
6. Có thể giảm lượng đường trong máu
Theo một số nghiên cứu, hạt chia có khả năng tăng độ nhạy của insulin. Điều này có tác dụng ổn định lượng đường trong máu, từ đó góp phần kiểm soát bệnh tiểu đường.
7. Hạt chia hỗ trợ cải thiện giấc ngủ
Serotonin và melatonin là hai loại hormone cần thiết cho giấc ngủ. Chúng được sản xuất chính bởi tryptophan, một loại axit amin có nhiều trong hạt chia. Chính vì thế, bổ sung hạt chia giúp bạn ngủ ngon hơn và cơ thể được thư giãn tối đa.
>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ
Hạt chia kỵ với gì?
Hạt chia chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ sử dụng hạt chia như thế nào là đúng cách để không gây phản tác dụng. Vậy hạt chia kỵ với gì?
1. Hạt chia kỵ ăn sống/ăn khô trực tiếp
Theo nghiên cứu, hạt chia có khả năng hút nước và tăng gấp 27 lần trọng lượng của nó. Ăn sống hạt chia và uống nước sẽ khiến hạt chia nở ra, chặn thực quản dẫn đến khó thở. Do đó, bạn tuyệt đối không nên ăn sống hoặc khô. Nên ngâm nở hạt chia nở đều trong nước trước khi dùng.
2. Hạt chia kỵ với người mắc chứng máu khó đông
Một số báo cáo cho rằng, hạt chia có khả năng ngăn đông máu. Những người mắc chứng máu khó đông hoặc đang phẫu thuật không nên dùng hạt chia.
>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?
3. Hạt chia kỵ với người bệnh sỏi thận
Nhiều người thắc mắc hạt chia có tốt cho thận không? Tác hại của hạt chia là gì?
Hạt chia chứa nhiều oxalat. Nhiều ý kiến cho rằng, tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng oxalat cao là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu khoa học rõ ràng chứng minh nhận định này.
Tốt nhất, người bệnh sỏi thận không nên dùng hạt chia hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
4. Hạt chia kỵ với gì? Kỵ với người mắc các bệnh về đường ruột
Hạt chia cung cấp lượng chất xơ dồi dào. Hấp thụ chất xơ với lượng vừa phải sẽ tốt cho hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, người mắc bệnh về đường ruột như viêm ruột, viêm loét đại tràng, đau dạ dày không nên dùng hạt chia. Người mắc các bệnh mãn tính về đường tiêu hóa dùng nhiều hạt chia có thể gây đau bụng, tiêu chảy, mất sức.
>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
5. Hạt chia kỵ với thuốc điều trị tiểu đường
Hạt chia có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu nhờ giàu chất xơ. Do đó, người bệnh tiểu đường dùng hạt chia với lượng vừa phải có thể kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.
Tuy nhiên, người đang dùng thuốc điều trị tiểu đường nên cẩn thận khi tiêu thụ hạt chia. Các thành phần trong hạt chia khi dùng chung với thuốc trị tiểu đường có thể gây tăng hoặc giảm đột biến lượng đường trong máu.
6. Hạt chia kỵ với thuốc cao huyết áp
Người mắc bệnh cao huyết áp có thể dùng hạt chia để làm giảm huyết áp. Tuy nhiên, hạt chia có thể làm tăng khả năng điều trị của thuốc cao huyết áp. Từ đó dẫn đến tình trạng hạ huyết áp xuống mức quá thấp, gây nguy hại cho sức khỏe. Bạn nên dùng hạt chia và thuốc cao huyết áp cách nhau khoảng 1 tiếng.
>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN
7. Hạt chia kỵ với người mắc bệnh huyết áp thấp
Hàm lượng axit béo omega-3 trong hạt chia khi tiêu thụ vào cơ thể có thể biến đổi thành EPA. Đây là chất gây hạ cholesterol trong máu, dẫn đến hạ huyết áp. Nếu mắc chứng huyết áp thấp, bạn không nên ăn quá nhiều hạt chia để tránh gây tụt huyết áp, nguy hiểm cho sức khỏe.
8. Hạt chia kỵ với gì? Hạt chia kỵ ngâm với nước nóng
Hạt chia khi ngâm với nước nóng sẽ khiến omega-3 dễ bị phá hủy, dẫn đến mất chất dinh dưỡng. Do đó, bạn chỉ nên pha hạt chia với nước lạnh hoặc nước ấm.
9. Người dị ứng với mù tạt, hạt vừng, bạc hà kỵ dùng hạt chia
Những trường hợp dị ứng với mù tạt, hạt vừng, bạc hà dùng hạt chia có thể gây nổi mẩn ngứa và các tình trạng dị ứng khác. Bạn nên thử dùng một lượng nhỏ để kiểm tra bản thân có dị ứng với hạt chia không.
>>> Đọc thêm: BẠN ĐÃ BIẾT BỘT SẮN DÂY KỴ VỚI GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
Hướng dẫn sử dụng hạt chia đúng cách
Ngoài tìm hiểu hạt chia kỵ với gì, bạn nên lưu ý sử dụng hạt chia như thế nào là đúng cách và không gây phản tác dụng.
Bạn nên dùng hạt chia với mức vừa phải tùy theo từng đối tượng như sau:
• Trẻ em: 10g/ngày
• Người lớn: 15g/ngày
• Người vận động nhiều: 25 – 30g/ngày
• Phụ nữ mang thai: 10 – 20g/ngày.
Cách phân biệt hạt chia thật – giả:
• Hạt chia thật có độ trơn bóng, có dầu, không mùi, cho vào nước không lắng cặn.
• Hạt chia thật thường thô ráp, lẫn tạp chất, có mùi hôi khó chịu, xuất hiện cặn khi cho vào nước.
Trên đây là giải đáp cụ thể cho thắc mắc hạt chia kỵ với gì. Hy vọng những thông tin này giúp bạn biết sử dụng hạt chia đúng cách và tốt cho sức khỏe.
>>> Đọc thêm: THỊT BÒ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM HẠN CHẾ DÙNG CHUNG VỚI THỊT BÒ
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam