London: Kinh đô thời trang của xứ sở sương mù

Rất lâu trước khi Tuần lễ thời trang London diễn ra hai lần một năm, thủ đô của Vương quốc Anh vốn vẫn là một điểm đến thời trang mang tính biểu tượng và dẫn đầu về phong cách.

BZ-thu-do-thoi-trang-london-feature

London là một trong bốn kinh đô thời trang dẫn đầu xu hướng hàng năm. Nguồn ảnh: Imaxtree

London từ lâu đã được ca ngợi là nơi ươm mầm những tài năng thời trang kiệt xuất. Vivienne Westwood, Alexander McQueen, John Galliano, Stella McCartney, Kim Jones và Sir Paul Smith… Tất cả đều bắt đầu sự nghiệp của mình ở đây. Và cũng từ kinh đô thời trang London, họ tiếp tục để lại những dấu chân trên bối cảnh rộng lớn của thời trang quốc tế.

Những ảnh hưởng của London đến ngành thời trang thế giới theo thời gian

Từ thời kỳ Trung Cổ

Trong thời kỳ Trung Cổ, London được biết đến như một trung tâm giao thương lớn. Trong thời gian này, London không thể so với các thành phố khác như Paris, Florence và Rome về mặt tạo ra xu hướng, mà chủ yếu là một mắt xích trung chuyển. London xuất khẩu các nguyên liệu như len, lụa, kim loại và nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ như lông thú, đồ thêu.

BZ-thu-do-thoi-trang-london-feature-elizabeth-the-golden-age

Một cảnh quay trong phim Nữ hoàng Elizabeth: Thời Hoàng Kim (2007) tái hiện lại những bộ váy hoàng gia Anh thời kỳ Trung Cổ. Nguồn: Elizabeth: The Golden Age

Ở thời Trung Cổ, hoàng tộc luôn là những người gây khát khao về một lối sống vương giả, xa hoa. Hoàng tộc Anh cũng không ngoại lệ. Những vị vua có sức ảnh hưởng như Henry VIII, Elizabeth I và Charles I đều cư trú ở London, và triều phục của họ cũng thúc đẩy nhu cầu ăn vận. Nhờ áp lực chính trị và văn hóa từ hoàng gia, London thu hút những người giàu có, những nhà buôn cùng hàng loạt các cửa hàng thời trang. Dù vậy, phong cách thời trang vẫn chủ yếu bị ảnh hưởng từ Pháp, Ý và Tây Ban Nha.

Thế kỷ 17: Thủ phủ của những bộ suit may đo thủ công (bespoke)

Tầng lớp quý tộc Anh Quốc muốn ăn mặc phải trông thật thanh lịch, toát ra khí chất và phải thời thượng. Để thỏa mãn nhu cầu này, vào thế kỷ 18, những người thợ may thủ công có tiếng đã tạo ra kỹ thuật may đo chuẩn mực của vương quốc Anh: Bộ suit may đo (bespoke suit). Chúng được thực hiện để vừa vặn nhất với mỗi vị khách quý, tạo nên khái niệm về những bộ suit may đo riêng, độc nhất vô nhị.

Loạt phim Kingsman được xây dựng từ hình ảnh shop suit may đo cao cấp của London. Ảnh: Walt Disney Studio

Trên những con phố như Savile Row, đường Jermyn và đường St. James, những cửa hàng may đo thời trang nam cao cấp tọa lạc như một biểu tượng của lối sống sang giàu. Giới quý tộc và sĩ quan quân đội phải sở hữu ít nhất một bộ áo choàng đuôi tôm từ những cửa hàng này khi tham dự dạ tiệc white tie.

>>> XEM THÊM: WHITE TIE: DRESS CODE YÊU CẦU ĂN MẶC TRANG TRỌNG NHẤT KHI DỰ TIỆC

Thế kỷ 18 – 19: Cuộc cách mạng công nghiệp mang lại những phát kiến mới

Anh Quốc dẫn đầu toàn cầu trong công cuộc đổi mới, áp dụng các kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp (industrial revolution) tại quốc gia này diễn ra từ thế kỷ 18, sớm hơn nửa thế kỷ so với Mỹ, và biến Anh Quốc thành một quốc gia sản xuất hùng mạnh.

Nhờ cuộc cách mạng công nghiệp, ngành công nghiệp may mặc tại London phát triển đáng kể. Ở khu East End London xuất hiện hàng loạt nhà máy sản xuất thời trang đại trà. Các nhà máy này sản xuất sản lượng hàng may mặc lớn với giá rẻ khi bóc lột tầng lớp lao động nghèo.

BZ-thu-do-thoi-trang-london-03

Thomas Burberry nghiên cứu ra cách dệt cotton chống thấm để làm áo mưa cho quân đội Anh. Ảnh: Instagram @Buberry

Thời trang London bắt đầu được biết đến với sự đổi mới trong cả sản xuất và cách thức kinh doanh. Quý ông Thomas Burberry đã thử nghiệm thành công chất liệu vải gabardine chống thấm nước, dẫn đầu trong lĩnh vực áo khoác ngoài. Những người tiên phong như William Perkin cũng đã phát minh ra thuốc nhuộm tổng hợp vào cuối những năm 1850.

London dần trở thành một trung tâm có ảnh hưởng trong ngành sản xuất quần áo và thường xuyên tạo ra những làn sóng mới, xu hướng mới xuyên suốt lịch sử.

Thế kỷ 19: Nữ hoàng Victoria biến London thành kinh đô thời trang hoa mỹ

Cuộc cách mạng công nghiệp tạo nên vách ngăn phân biệt giàu nghèo ngày càng rộng ở Anh Quốc. Tại London, nếu East End là khu vực sản xuất thời trang giá rẻ thì West End lại là thủ phủ của thời trang cao cấp cho giới quý tộc.

Lĩnh vực bán lẻ ở West End gây thu hút khách hàng khắp châu Âu. Nổi trội phải nhắc đến cửa hàng bách hóa Liberty được thành lập năm 1875 và vẫn là một địa điểm mua sắm sang trọng tại West End ngày nay. Các cửa hàng như Selfridges và Harrod’s ra đời vào đầu những năm 1900, từng bước tạo nên di sản mua sắm mang tính biểu tượng của thành phố.

trien lam gucci garden hinh anh

Cửa hàng Harrod’s đến nay vẫn là một biểu tượng mua sắm cao cấp

Phục trang của tầng lớp thượng lưu cũng ngày càng cầu kỳ dưới thời kỳ trị vì của nữ hoàng Victoria. Những chi tiết hoa mỹ được thêm thắt vào các chi tiết trong trang phục, kiến trúc và cả đồ nội thất. Trong thời đại này, áo nịt ngực (corset) trở nên phổ biến và là món đồ chủ đạo của phong cách Victoria.

BZ-thu-do-thoi-trang-london-02

Tái hiện trang phục hoàng gia trong một cảnh phim Nữ hoàng Victoria phần 2 (2017)

Năm 1840, thời điểm mà các cô dâu khoác lên những chiếc áo cưới đầy màu sắc, nữ hoàng Victoria lại lựa chọn chiếc váy satin lụa trắng trong ngày cưới. Hành động của nữ hoàng ngày đó nhằm giúp đỡ ngành công nghiệp ren đang gặp khó khăn. Kể từ đó, áo cưới trắng đã trở thành một phong cách biểu tượng cho các cô dâu ở khắp nơi trên thế giới.

BZ-thu-do-thoi-trang-london-ao-cuoi-mau-trang-victoria

Áo cưới của nữ hoàng Victoria năm 1840 bằng lụa Spitalfields và ren honiton. Nguồn: The Royal Collection Trust

Thế kỷ 20: London tạo ra hàng loạt xu hướng thời trang

Harper’s Bazaar từng viết rằng một thành phố chỉ trở thành một kinh đô thời trang khi có thể tạo ra những xu hướng mang tầm ảnh hưởng đến ngành công nghiệp thời trang.

Đầu thế kỷ 20, London đã làm được điều này khi phong cách Dandyism (bảnh bao) ra đời. Những chiếc áo khoác xếp nếp bằng nhung, quần ống rộng và kiểu tóc chải ngược bảnh bao của các quý ông nước Anh đã làm dậy nên một làn sóng. Phong cách này nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới.

thoi-trang-phim-peaky-blinders-6

Phim Bóng ma Anh Quốc, lấy bối cảnh những năm 1900s và mang phong cách quý ông nước Anh lan tỏa ra toàn thế giới.

Giữa thế kỷ 20 những cuộc cách mạng thời trang nổ ra ở London. Các tầng lớp lao động đã lựa chọn khởi xướng hàng loạt các xu hướng mới, mở ra những lối thoát cho sự nổi loạn và chủ nghĩa cá nhân. Điển hình là phong cách Mod từ những năm 60 và Punk của những năm 70 khiến cho danh tiếng của thời trang London càng được củng cố.

Những chiếc đầm đặc trưng phong cách Mod.

BZ_10_20_SPECIALTRENDREPORT_PUNK_web

Phong cách thời trang Punk Rock bắt nguồn từ nước Anh vào khoảng đầu những năm 1970.

Khẳng định vị thế kinh đô thời trang với tuần lễ thời trang London và những tổ chức giáo dục uy tín

Khả năng tạo ra những xu hướng là tiền đề giúp London tổ chức một tuần lễ thời trang danh tiếng, từ đó ấn định vai trò kinh đô thời trang của thủ phủ nước Anh. Tuần lễ thời trang London ra đời vào năm 1984 tạo nên sân chơi cho những tài năng trẻ ở quốc gia này. Bao gồm cả Alexander McQueen và Stella McCartney. London cũng là tuần lễ thời trang non trẻ nhất trong tứ đại tuần lễ thời trang.

BZ-thu-do-thoi-trang-london-05

Khoảnh khắc đi vào lịch sử thời trang tại show diễn năm 1999 của Alexander McQueen, Shalom Harlow – cựu vũ công ba lê, đang múa trên trục xoay được đặt ở trung tâm. Chiếc váy trắng bị 2 robot dần dần phủ lên lớp sơn đen – vàng. Nguồn ảnh: Getty Images

London từ lâu đã là một thành phố mà ở đó người dân thuộc mọi chủng tộc, màu da, tín ngưỡng, giới tính và giới tính đều được chào đón. Và ngành công nghiệp thời trang nước Anh chính là mô hình thu nhỏ của cộng đồng đa diện đó. Từ những ảnh hưởng đến từ châu Phi của Grace Wales Bonner. Đến sự chuyển đổi lưu loát về giới tính của Charles Jeffrey Loverboy. Chính sự đa dạng này đã mang đến cho ngành công nghiệp thời trang London những sáng tạo tuyệt vời.

BZ-london-thanh-pho-thoi-trang

Người mẫu trên đường băng tại buổi trình diễn MA của Đại học Thời trang London tháng 2 năm 2013. Ảnh: Eamonn McCormack / Getty Images

Vì tấm lòng rộng mở đón nhận sự đa diện về văn hóa, London cũng xây dựng nên những học viện thời trang, sáng tạo uy tín. Các nhà thiết kế thời trang đầy khát vọng muốn trở thành một phần của ngành công nghiệp thời trang London có thể bắt đầu lập nghiệp khi đến đây theo học.

Sarah Mower, một nhà phê bình từng nói:

“Tài sản vô giá của London chính là các trường nghệ thuật – nơi mọi hình thức thể hiện sẽ được khuyến khích. Chỉ duy có những bản sao chép từ thị trường sẽ được coi là sự chấm hết của xã hội.”

>>> XEM THÊM: LỊCH SỬ TUẦN LỄ THỜI TRANG LONDON

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm