Từ xa xưa, gừng (tên gọi khác là sinh khương) đã được được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh. Ngoài là một gia vị, hương liệu, thực phẩm, đây còn là một loại thuốc giúp giải cảm, giảm triệu chứng buồn nôn, tăng huyết áp, viêm khớp và đau nửa đầu. Vì những lợi ích tốt cho sức khỏe của gừng tươi, thực phẩm này không thể thiếu trong gian bếp mùa giãn cách xã hội.
Đặc tính chữa bệnh của gừng
Có rất nhiều nghiên cứu khoa học đi sâu vào đặc tính chữa bệnh của gừng. Bên cạnh các lợi ích chữa bệnh đã nói ở trên, gia vị này còn giúp cơ thể giảm viêm, chữa chứng chuột rút. Theo Lauren Kelly, Trưởng bộ phận dinh dưỡng & cộng đồng tại Sound cho biết: “ Một số nghiên cứu thậm chí còn chứng minh rằng bổ sung gừng có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu”.
Những lợi ích cho sức khỏe của gừng tươi
Giúp giảm buồn nôn
Gừng tươi có thể chữa chứng buồn nôn, đặc biệt ở phụ nữ mang thai. Lợi ích của gừng được nhận thấy rõ nhất khi làm dịu cơn đau bụng (đau bao tử hoặc đau bụng kinh). Ngoài ra, thực phẩm này còn giúp xoa dịu và cải thiện sức khỏe bao tử chẳng may bạn bị trúng thực. Gừng có tác dụng như một loại siêu thực vật, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và thải độc cơ thể.
Lợi ích quan trọng của gừng là khả năng giúp kháng viêm
Các nhà khoa học phát hiện loại gia vị này có đặc tính chống viêm. Trong gừng chứa nhiều hợp chất gingerol và zingerone, được cho có công dụng giữ ấm cho cơ thể. Nhờ đặc tính kháng viêm, gừng được coi là thuốc giảm đau tự nhiên tốt nhất. Ngoài ra, gừng còn giúp giảm tình trạng ợ chua, ợ nóng, trị viêm họng, và còn có tác dụng trị ho hiệu quả.
Nếu bị đau dạ dày, bạn có thể thử công thức thiên nhiên với gừng để giảm đau: Hòa 2 muỗng nước ép gừng, 1 muỗng nhỏ nước chanh và một chút muối.
Giảm đau nhức cơ bắp
Mỗi khi tập thể dục tại nhà, bạn hãy chuẩn bị sẵn một ly nước gừng ấm. Nhờ vào tác dụng chống viêm, giảm đau, gừng sẽ xoa dịu cơ bắp, giảm nhức mỏi khi bạn luyện tập thể dục. Bạn có thể pha một ly sinh tố rau với vài lát gừng, và thưởng thức sau khi tập thể dục để tăng cường năng lượng cho cơ thể.
Giảm đau bụng kinh
Gừng đã được chứng minh lâm sàng là một phương pháp hữu hiệu để giảm thiểu chứng đau bụng kinh. Hiệu quả tương tự như ibuprofen giúp làm giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, nó không có tác dụng làm giảm lượng máu kinh nếu sử dụng nhiều. Thay vì sử dụng thuốc giảm đau mang lại tác dụng phụ, bạn hãy thử uống một ly nước gừng ấm, pha chút mật ong khi tới kỳ để cải thiện cơn đau bụng.
>>> Xem thêm: TIỀN KINH NGUYỆT (PMS) ÁM ẢNH BẠN MỖI KHI TỚI KỲ? TINH DẦU SẼ CẢI THIỆN VẤN ĐỀ NÀY
Tác dụng phụ
Gừng hầu như rất ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, đối với một số cơ địa, tiêu thụ gia vị này ở nồng độ đậm đặc có thể gây ợ chua, tiêu chảy hoặc gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.
Đối với những người đang dùng thuốc làm loãng máu, gừng có thể bị chống chỉ định vì tác dụng làm loãng máu, tăng nguy cơ chảy máu và bầm tím.
Sử dụng gừng đúng cách để khai thác lợi ích
Gia vị này có hương vị đậm đà, có vị cay pha lẫn vị ngọt nhẹ. Bạn có thể nghiền củ gừng thành bột và cho vào các loại thức uống sinh tố. Đơn giản hơn là thưởng thức một ly trà gừng giúp ấm bụng. Thành phần này còn được sử dụng để nấu canh cải xanh. Đập dập vài lát gừng và cho vào nồi canh sẽ tăng thêm hương vị cho món canh cải. Thái nhỏ gừng cho vào cháo nóng giúp ấm bụng, giải cảm và tăng cường sức đề kháng.
Bạn đang cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt? Hãy ngậm một lát gừng quệt chút mật ong để tinh thần và cơ thể trở nên tươi tỉnh hơn.
Lưu ý: Thị trường đã cho ra đời một loại bia gọi là bia gừng. Tuy nhiên, đây không phải là thức uống lành mạnh mà bạn có thể tiêu thụ thường xuyên. Nó thực chất là một loại soda được thêm hương liệu mô phỏng vị gừng. Bia gừng còn chứa nhiều đường có thể gây nên chứng viêm cho cơ thể. Không nên dùng bia gừng để thay thế trà gừng hay thức uống chứa gừng tươi.
>>> Xem Thêm: SỬ DỤNG GỪNG NGÂM RƯỢU GIẢM MỠ BỤNG NHƯ THẾ NÀO HIỆU QUẢ?
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam