Mít là loại trái cây rất phổ biến ở nước ta. Vị thơm ngọt khó cưỡng của mít khiến bao người yêu thích. Thế nhưng, liệu ăn mít cùng với các loại thực phẩm khác có bị vấn đề gì không? Mít kỵ với trái cây gì? Mít kỵ với thực phẩm gì? Hãy cùng Harper’s Bazaar Vietnam đi tìm câu trả lời dưới đây.
Thành phần dinh dưỡng của mít
Mít là loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ châu Phi, châu Á và Nam Mỹ. Tại Việt Nam, mít ra quả quanh năm. Loại quả này có mùi thơm và vị ngọt đặc trưng, cả người lớn lẫn trẻ em đều thích ăn.
Trước khi tìm hiểu mít kỵ với gì, hãy xem thành phần dinh dưỡng của trái mít. Theo USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), trong 165g mít sống cung cấp:
• Calo: 157
• Chất béo: 1,1g
• Natri: 3,3mg
• Carbohydrate: 38,3g
• Chất xơ: 2,5g
• Đường: 32g
• Chất đạm: 2,8g
• Vitamin C: 22,6mg
• Kali: 739mg
Vì là trái cây nên hầu hết lượng calo của mít đến từ carbohydrate. Mít cũng chứa nhiều protein hơn so với các loại trái cây khác (mỗi khẩu phần chứa 3g protein). Do hàm lượng chất béo thấp và không chứa chất béo bão hòa cũng như chất béo chuyển hóa nên mít được coi là thực phẩm tốt cho tim mạch.
Mít còn là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Ngoài ra, mít còn chứa vitamin B bao gồm vitamin B6, niacin, riboflavin và axit folic, đặc biệt quan trọng cho hệ thần kinh khỏe mạnh. Hạt mít cũng có nhiều protein, kali, canxi và sắt.
Lợi ích sức khỏe của mít
Vì hàm lượng dinh dưỡng phong phú nên mít mang đến nhiều lợi ích sau đây.
1. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Mít không chứa chất béo bão hòa và giàu chất xơ nên rất phù hợp với chế độ ăn kiêng được khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ. Theo tổ chức này, một chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ giảm mức cholesterol đến 10%.
Kali trong mít giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ đau tim hay đột quỵ. Hơn nữa, hàm lượng vitamin C trong mít có thể ăn ngừa sự bất ổn định của mảng xơ vữa động mạch.
2. Tăng cường khả năng miễn dịch
Mít kỵ với gì? Vitamin C trong mít cũng hỗ trợ hệ thống miễn dịch, sửa chữa tổn thương tế bào và giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Vitamin C đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh thông thường tới 50%. Vitamin C cũng là tiền chất của collagen, rất cần thiết cho quá trình chữa lành vết thương.
>>> Đọc thêm: MÍT BAO NHIÊU CALO? ĂN MÍT CÓ GIẢM CÂN KHÔNG?
3. Cải thiện giấc ngủ
Một khẩu phần mít chứa khoảng 48mg magie. Ăn mít sẽ bổ sung nhiều magie giúp bạn ngủ ngon hơn và giảm chứng mất ngủ.
4. Ăn mít giúp giảm cân
Chỉ cần ăn một lượng mít vừa phải cũng cung cấp nhiều protein và chất xơ để giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Ngoài ra, hạt mít cũng hỗ trợ giảm cân nhờ hàm lượng chất xơ và vitamin B cao.
5. Tốt cho thị lực
Vitamin A là một chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe tốt của mắt. Mít chứa nhiều vitamin A, giúp mắt sáng khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh như đục thủy tinh thể.
6. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Hàm lượng protein và chất xơ phong phú của mít kiểm soát sự tăng đột biến của lượng đường trong máu. Mít không chỉ có đặc tính chống oxy hóa mà còn chống viêm nhờ chứa flavanone, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Ngay cả lá và hạt của mít cũng giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.
>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
7. Hỗ trợ sức khỏe của xương
Nếu biết được thông tin mít kỵ với món gì, mít kỵ với cái gì sẽ giúp bạn ăn loại trái cây này đúng cách, nhờ đó bảo vệ sức khỏe của xương. Mít có chứa nhiều canxi và magie rất cần thiết để giảm viêm khớp, loãng xương. Loại quả này cũng có đồng, mangan, phốt pho và kẽm, vốn là những khoáng chất hoàn hảo cho xương phát triển.
8. Cải thiện làn da và ngăn ngừa lão hóa
Stress oxy hóa gây ra sự hình thành các tế bào gốc tự do. Mít có nhiều chất chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do và làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài đặc tính chống oxy hóa, mít còn chứa vitamin C, cần thiết cho quá trình sản xuất collagen. Ăn mít giúp làn da săn chắc, sáng khỏe và ngăn ngừa hình thành nếp nhăn.
9. Cải thiện tình trạng thiếu máu
Mít chứa nhiều chất sắt, giúp tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu và ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Loại quả này cũng chứa nhiều magiê, đồng và vitamin C, giúp lưu thông máu khỏe mạnh.
>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?
Mít kỵ với gì? Mít kỵ với trái cây gì?
Vì quả mít có quá nhiều công dụng và vị ngon ngọt nên nhiều người muốn ăn mít hàng ngày. Tuy nhiên, không ít người vẫn lo lắng không biết mít kỵ với thực phẩm gì?
Trên thực tế, vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu hoặc các trường hợp nào cho thấy mít ăn cùng với các loại trái cây hoặc thực phẩm khác sẽ gây ngộ độc. Chỉ có một vài trường hợp ăn mít sai cách như ăn quá nhiều gây nóng trong người, khó tiêu… Vì vậy bạn không cần quá lo lắng khi thưởng thức loại trái cây này.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế kết hợp mít với thực phẩm sau:
1. Mít kỵ với gì? Coca
Coca chứa nhiều C02. Do đó kết hợp với mít dễ gây đầy hơi, chướng bụng.
2. Mít kỵ với thực phẩm gì? Mật ong
Tránh ăn chung mít và mật ong quá nhiều vì cả 2 đều có tính nóng. Tìm hiểu Mật ong kỵ với gì?
3. Thịt vịt
Mít kỵ với cái gì? Tránh ăn chung với thịt vịt vì dễ gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Tìm hiểu Thịt vịt kỵ gì?
4. Mít kỵ với trái cây gì Trái cây có tính nóng như xoài, vải
Cả mít và xoài đều có tính nóng. Ăn chung nhiều dễ gây hại thận và nổi mụn.
5. Hải sản
Mít giàu vitamin C không nên ăn cùng lúc với hải sản dễ gây kết tủa khó tiêu.
>>> Đọc thêm: HẢI SẢN KỴ GÌ? 4 LOẠI THỰC PHẨM KHÔNG NÊN ĂN CÙNG HẢI SẢN
6. Sữa tươi
80% protein trong sữa tươi là casein. Kết hợp với mít sẽ gây kết tủa, khó tiêu hóa, gây tiêu chảy.
7. Mít kỵ với món gì? Sữa chua có đường
Thành phần dinh dưỡng của mít có chứa nhiều đường, khi kết hợp với sữa chua có đường sẽ càng tăng thêm lượng đường trong món ăn. Đặc biệt nếu bạn ăn mít trộn sữa chua khi bụng đói sẽ gây khó chịu cho dạ dày vì món ăn có tính axit cao.
>>> Đọc thêm: MĂNG CỤT KỴ VỚI GÌ? 15 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĂN ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE
Mít kỵ với thực phẩm gì? 4 sai lầm khi ăn mít bạn cần biết
Mặc dù biết mít không kỵ với các loại thực phẩm nhưng chắc chắn mít vẫn gây ra tác dụng phụ nếu bạn ăn không đúng cách. Dưới đây là những sai lầm khi ăn mít bạn cần biết.
1. Không ăn mít vào ban đêm
Mít có chứa fructans, một loại carbohydrate có thể gây đầy hơi và chướng bụng ở một số người. Ngoài ra, hạt mít có chứa lectin, là loại protein có thể liên kết với carbohydrate và gây khó chịu cho đường ruột. Nếu bạn ăn mít vào ban đêm dễ gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Từ đó gây mất ngủ và bụng còn kéo dài sự khó chịu đến hôm sau.
2. Mít kỵ với gì? Không ăn quá nhiều mít
Vì mít được trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới nên nó có thể được phun thuốc trừ sâu để ngăn côn trùng phá hoại mùa màng. Tuy nhiên, những loại thuốc trừ sâu này có thể gây hại cho sức khỏe con người nếu tiêu thụ với số lượng lớn.
Ngoài ra, ăn quá nhiều mít trong thời gian ngắn còn làm tăng nhanh lượng đường trong máu, gây nóng trong người và nổi mụn. Lượng mít được chuyên gia khuyến cáo là không quá 100g/ngày với người bình thường và 80g/ngày với người có tiền sử mắc bệnh gan, thận và máu.
3. Mít kỵ với trái cây gì? Chỉ nên ăn mít chín cây
Để đáp ứng nhu cầu của nhiều người và thu lợi bất chính, nhiều thương buôn đã ủ thuốc, bơm thuốc cho mít mau chín. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người ăn mít. Bạn chỉ nên mua mít ăn khi biết rõ nguồn gốc để tránh ăn phải quả mít độc hại.
4. Mít kỵ với thực phẩm gì? Không ăn mít lúc đói bụng
Khi đang đói mà ăn mít sẽ làm cho hàm lượng đường trong máu tăng cao, gây đầy bụng ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất bạn chỉ nên ăn mít sau khi ăn no khoảng 1 – 2 tiếng để đảm bảo an toàn.
>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN
Mít kỵ với cái gì? Những ai không nên ăn mít?
Ngoài việc mít kỵ với gì thì những ai không nên ăn mít cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Những người nên hạn chế ăn mít cụ thể là:
1. Người hay nổi mụn nhọt
Mít có tính nóng nên những người hay bị nổi mụn nhọt, rôm sảy cần hạn chế ăn.
2. Người bị đầy bụng, khó tiêu
Ăn nhiều mít sẽ khiến tình trạng đầy bụng, khó tiêu trầm trọng hơn.
>>> Đọc thêm: BẠN ĐÃ BIẾT BỘT SẮN DÂY KỴ VỚI GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
3. Người bị gan nhiễm mỡ
Loại trái cây này chứa nhiều đường dễ gây nóng trong người và không tốt cho gan.
4. Người thừa cân béo phì
Ăn quá nhiều mít sẽ ảnh hưởng đến quá trình giảm cân vì mít cũng chứa nhiều đường.
5. Người bị bệnh suy thận mãn tính
Bệnh nhân suy thận mạn nên tránh ăn nhiều các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali trong máu và có thể dẫn đến đau tim.
6. Người bị dị ứng
Các triệu chứng của dị ứng mít bao gồm ngứa, sưng và khó thở. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau khi ăn mít, bạn phải đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
7. Người bị suy nhược cơ thể
Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim đập nhanh, có nguy cơ cao tăng huyết áp. Bạn nên hạn chế ăn mít hoặc nếu ăn thì ăn lượng vừa phải, vừa ăn vừa thăm dò phản ứng của cơ thể.
Trên đây là những thông tin xoay quanh mít kỵ với gì bạn cần biết. Nhìn chung, mít là loại trái cây an toàn khi ăn. Bạn chỉ cần lưu ý vài điều để tránh gây hại đến sức khỏe và an tâm thưởng thức mà thôi.
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam