Khổ qua kỵ với gì? 5 thực phẩm không nên kết hợp cùng khổ qua

Khổ qua là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên khổ qua kỵ với gì không phải là điều mà ai cũng biết.

Khổ qua làm gì ngon? Các món ngon chế biến từ khổ qua thường thấy có thể kể đến như khổ qua xào trứng, canh khổ qua nhồi thịt, khổ qua chấm kho quẹt, trà khổ qua. Với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo để bổ sung khổ qua vào thực đơn hàng ngày. Cùng tìm hiểu xem khổ qua (mướp đắng) kỵ với gì để có thể nấu những món ăn ngon và đảm bảo dinh dưỡng nhé!

Khổ qua là quả gì?

khổ qua (mướp đắng) kỵ với gì

Khổ qua (hay còn gọi là mướp đắng) là loại cây leo, thường được trồng ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Quả có màu xanh, chuyển vàng khi đã chín. Tuy vị đắng nhẹ, hơi khó ăn nhưng khổ qua có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Hiện nay ở Việt Nam có 5 loại khổ qua phổ biến như sau:

Khổ qua rừng: Thường mọc dại trong rừng, quả nhỏ chỉ bằng 2 ngón tay, vỏ sần sùi. Khổ qua rừng được cho là giàu dinh dưỡng gấp 10 lần so với khổ qua được trồng tại nhà.

Khổ qua xanh: Là loại phổ biến nhất, dễ trồng, được nhiều gia đình trồng ngay tại vườn nhà.

Khổ qua trắng: Phần vỏ và thịt của loại khổ qua này đều có màu trắng. Do đó, nó còn được biết đến với tên gọi khác là mướp đắng bạch tuyết.

Khổ qua trái tim: Quả có hình trái tim, màu xanh, vị không quá đắng nên được nhiều gia đình ưa chuộng.

Khổ qua tây: Trái ngược hoàn toàn với khổ qua thông thường, khổ qua tây có vị ngọt, thanh mát. Vỏ ngoài của khổ qua tây trơn bóng, có những đường vân dài dọc thân quả, khác hẳn với lớp vỏ sần sùi của khổ qua thường.

Tìm hiểu thông tin khổ qua kỵ với gì sẽ giúp bạn có cách kết hợp đúng khi chế biến các món ăn từ nguyên liệu này.

>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

Các chất dinh dưỡng trong khổ qua

Các chất dinh dưỡng trong khổ qua

Khổ qua chứa nhiều dưỡng chất quan trọng. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong 100g khổ qua gồm có:

• Năng lượng 19kcal
• Nước 93,95g
• Carbohydrate 4,32g
• Đường 1,95g
• Chất xơ 2g
• Chất béo 0,18g
• Protein 0,84g
• Các loại vitamin: Vitamin A 6mcg; vitamin B1 0,051mg; vitamin B2 0,053mg; vitamin B3 0,28mg; vitamin B6 0,041mg; vitamin B9 51mcg; vitamin C 33mg; vitamin E 0,14 mg; vitamin K 4,8mcg.
• Các loại khoáng chất: sắt 0,38mg; canxi 9mg; phốt pho 36mg; magie 16mg; natri 6mg; kali 319mg; kẽm 0,77mg.

Khổ qua kỵ với gì? Là loại thực phẩm giàu vitamin C, khổ qua có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nhiều loại bệnh. Bên cạnh đó, vitamin A trong khổ qua còn có khả năng nâng cao sức khỏe của làn da và thị lực.

Ngoài ra, khổ qua cũng là nguồn cung cấp lượng lớn các hợp chất chống oxy hóa hiệu quả như catechin, epicatechin, axit gallic, axit chlorogenic, giúp làm chậm các tổn thương của tế bào bị tác động bởi các gốc tự do.

>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ

Công dụng của khổ qua

Công dụng của khổ qua

Ảnh: Lothar Bodingbauer/Unsplash

Trong Đông y và cả y học hiện đại, khổ qua được biết đến là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Trong khổ qua có lượng chất chống oxy hóa dồi dào, flavonoid, các hợp chất khác giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm cũng như cải thiện các vấn đề về sức khỏe. Một số tác dụng của khổ qua có thể kể đến như sau:

1. Giúp giảm lượng đường trong máu

Ăn khổ qua có tốt không? Từ lâu, khổ qua đã được sử dụng như một phương thuốc điều trị bệnh tiểu đường nhờ các đặc tính y học mạnh mẽ.

Việc bổ sung khổ qua vào chế độ hàng ngày góp phần giảm nồng độ fructosamine trong huyết thanh – yếu tố kiểm soát lượng đường trong máu.

Bên cạnh đó, các chất trong khổ qua còn giúp thúc đẩy quá trình tiết hormone insulin. Đây là hormone có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu.

>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?

2. Hỗ trợ chống ung thư

Hỗ trợ chống ung thư

Khổ qua kỵ với gì? Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khổ qua chứa những hợp chất mang đặc tính chống ung thư mạnh mẽ. Cụ thể, một phép thử trong ống nghiệm đã chứng minh chiết xuất khổ qua phát huy tác dụng trong việc tiêu diệt các tế bào gây ung thư vòm họng, phổi, dạ dày, ruột kết.

Trong một thí nghiệm khác, các nhà khoa học cũng đưa ra kết luận về việc chiết xuất khổ qua giúp ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư vú. Hơn thế nữa, thực phẩm này cũng thúc đẩy quá trình tiêu biến của tế bào ung thư.

>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

3. Làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể

Làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể

Lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao là nguyên nhân tạo ra các mảng bám chất béo tích tụ ở động mạch. Tình trạng này có thể gây nên bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch. Nguy hiểm hơn là các bệnh về tim mạch và đột quỵ.

Theo một số báo cáo khoa học, khổ qua có khả năng làm giảm lượng cholesterol hiệu quả. Cụ thể, chiết xuất từ khổ qua làm giảm lượng cholesterol toàn phần, cholesterol LDL và chất béo trung tính. Nhờ đó, bạn sẽ có sức khỏe tim mạch đảm bảo.

>>> Đọc thêm: THỊT GÀ KỴ VỚI RAU GÌ? 9 NGUYÊN LIỆU NÊN TRÁNH KẾT HỢP CÙNG THỊT GÀ

4. Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Khổ qua chứa ít calo và rất giàu chất xơ. Chính vì thế, đây là loại thực phẩm hỗ trợ giảm cân vô cùng hiệu quả.

Chất xơ tiêu thụ chậm, tạo cảm giác no lâu, giảm tình trạng thèm ăn. Bên cạnh đó, khổ qua cũng có công dụng đốt cháy chất béo, giảm lượng mỡ trong cơ thể. Do đó, bổ sung khổ qua vào bữa ăn hàng ngày giúp bạn giảm cân an toàn, hiệu quả.

>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN

Khổ qua (mướp đắng) kỵ với gì?

Khổ qua (mướp đắng) kỵ với gì?

Khổ qua có kỵ với gì không là thắc mắc của không ít người khi chế biến những món ăn ngon từ nguyên liệu này. Việc kết hợp sai các loại thực phẩm cùng khổ qua có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Dưới đây là 5 loại thực phẩm bạn cần lưu ý khi ăn hoặc nấu cùng khổ qua:

1. Khổ qua (mướp đắng) kỵ với gì? Cần cân nhắc khi nấu với tôm

Khổ qua (mướp đắng) kỵ với gì? Cần cân nhắc khi nấu với tôm

Khổ qua kỵ nấu với gì? Canh khổ qua nấu với tôm là món ăn phổ biến của nhiều gia đình. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, sự kết hợp này có thể gây ra những phản ứng không tốt cho cơ thể.

Trong các loại thực phẩm vỏ cứng như tôm có hợp chất asen hóa trị 5. Hợp chất này khi gặp vitamin C trong khổ qua sẽ biến thành asen hóa trị 3 hay còn gọi là thạch tín. Đây là chất nguy hiểm, không tốt cho sức khỏe.

>>> Đọc thêm: TÔM KỴ VỚI GÌ? GHI NHỚ NGAY 8 THỰC PHẨM NÊN HẠN CHẾ KẾT HỢP VỚI TÔM

2. Mướp đắng kỵ gì? Không nên uống trà xanh sau khi ăn khổ qua

Không nên uống trà xanh sau khi ăn khổ qua

Khổ qua kỵ với cái gì? Sau khi ăn các món ăn được chế biến từ khổ qua, bạn nên đợi vài tiếng đồng hồ rồi mới uống trà xanh. Khổ qua và trà xanh khi kết hợp có thể làm tổn hại đến dạ dày của bạn.

3. Không ăn sườn heo chiên cùng khổ qua

Khổ qua kỵ với món gì? Sườn heo chiên chính là một trong số ít các món ăn nên tránh dùng cùng khổ qua. Nguyên nhân là do khổ qua và sườn heo chiên khi kết hợp sẽ tạo ra chất canxi oxalate. Chất này có thể ngăn cản sự hấp thụ canxi của cơ thể.

>>> Đọc thêm: BẠN ĐÃ BIẾT BỘT SẮN DÂY KỴ VỚI GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

4. Khổ qua kỵ với gì? Khổ qua không nên ăn cùng măng cụt

Khổ qua kỵ với gì? Khổ qua không nên ăn cùng măng cụt

Ảnh: Deaphen/Pixabay

Bạn có thể gặp tình trạng khó chịu, tiêu hóa kém nếu ăn măng cụt và khổ qua cùng lúc. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên ăn 2 loại quả này vào hai thời điểm cách xa nhau để không làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

>>> Đọc thêm: MĂNG CỤT KỴ VỚI GÌ? 15 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĂN ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE

5. Khổ qua kỵ với diếp cá

Khổ qua kỵ với diếp cá

Khổ qua rừng kỵ với gì hay khổ qua tây kỵ với gì? Khổ qua và diếp cá đều có tính lạnh. Do đó, dù đây đều là hai loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, có khả năng hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả nhưng khi kết hợp với nhau có thể gây hại cho dạ dày và lá lách.

>>> Đọc thêm: LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA RAU DIẾP CÁ ĐỐI VỚI CƠ THỂ VÀ LÀN DA

Những ai nên hạn chế ăn khổ qua?

Những ai nên hạn chế ăn khổ qua?

Bên cạnh việc tìm hiểu khổ qua kỵ với gì, bạn có thể tham khảo thông tin những trường hợp nên hạn chế ăn khổ qua.

1. Phụ nữ mang thai: Khổ qua có thể gây kích thích tử cung, không tốt cho mẹ bầu.

2. Người huyết áp thấp: Khổ qua có thể làm tình trạng huyết áp thấp trở nên trầm trọng hơn.

3. Người vừa phẫu thuật xong: Theo nghiên cứu, khổ qua có khả năng cản trở quá trình kiểm soát đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Vì vậy, bạn không nên ăn khổ qua trong vòng 2 tuần trước và sau phẫu thuật.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khổ qua kỵ với gì và những lợi ích tuyệt vời của khổ qua. Từ đó, bạn có thể chế biến những món ăn ngon, đảm bảo dinh dưỡng, an toàn cho cả gia đình.

>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm