Nấm mèo là một trong những loại thực phẩm từ thiên nhiên quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa tìm hiểu kỹ ăn nấm mèo như thế nào là đúng cách và không gây hại cho sức khỏe. Bazaar Vietnam sẽ cùng bạn tìm hiểu về chủ đề nấm mèo kỵ với gì và ai không nên ăn nấm mèo.
Nấm mèo có những tác dụng gì đối với sức khỏe?
Nấm mèo hay còn gọi là mộc nhĩ, nấm tai mèo. Loại thực vật này thường mọc trên những cây gỗ mục ẩm ướt. Nấm mèo được trồng nhiều tại nước ta để làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh.
Theo Đông y, nấm mèo có tính bình, vị ngọt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể:
1. Ăn nấm mèo có tác dụng bổ máu, ngăn ngừa bệnh về tim mạch
Nấm mèo là thực phẩm tự nhiên giàu sắt. Trong 100g nấm mèo chứa khoảng 185mg sắt. Sắt là chất quan trọng trong việc hình thành hemoglobin nuôi dưỡng máu và oxy.
Các hoạt chất thực vật trong nấm mèo có tác dụng giảm độ nhớt trong máu. Nấm mèo còn chứa polysaccharides, có khả năng giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Từ đó giúp tăng lưu thông, chống đông máu và giảm tình trạng tích tụ mỡ thành động mạch.
>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN
2. Ăn mộc nhĩ tốt cho sức khỏe đường ruột
Chất keo nhầy trong mộc nhĩ có khả năng kết dính và đào thải các tạp chất trong đường ruột. Từ đó góp phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Nấm mèo là thực phẩm tự nhiên sở hữu prebiotic. Đây là một loại chất xơ nuôi các vi khuẩn tốt trong ruột. Vi khuẩn này sẽ sản sinh chất dinh dưỡng ảnh hưởng tích cực đến hệ tiêu hóa và hoạt động của đường ruột.
Tìm hiểu nấm mèo (mộc nhĩ) kỵ với gì sẽ giúp bạn có sự kết hợp thực phẩm đúng cách, từ đó phát huy hết lợi ích của nấm mèo.
>>> Đọc thêm: THỊT BÒ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM HẠN CHẾ DÙNG CHUNG VỚI THỊT BÒ
3. Ăn nấm mèo giúp chống oxy hóa
Nấm mèo là thực phẩm có khả năng chống oxy hóa. Bổ sung nấm mèo vào thực đơn có thể giúp làm đẹp da, ngăn ngừa tình trạng lão hóa.
4. Ăn mộc nhĩ tốt cho sức khỏe xương khớp
Nấm mèo chứa nhiều protid, canxi, phốt pho, sắt. Đây là những chất quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ sức khỏe xương khớp.
5. Ăn nấm mèo có tác dụng hỗ trợ giảm cân
Nấm mèo chứa nhiều chất polysaccharide. Hợp chất này có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu, kiểm soát cân nặng hiệu quả. Do đó, nấm mèo là thực phẩm phù hợp cho người thừa cân, đang ăn kiêng.
>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ
Nấm mèo kỵ với gì?
Nấm mèo được xem là thực phẩm tốt cho sức khỏe và có công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nấm mèo sai cách có thể gây phản tác dụng, thậm chí gây nên những sự cố không mong muốn. Do đó, trước khi sử dụng loại thực phẩm này, bạn nên tìm hiểu kỹ nấm mèo kỵ với gì.
1. Nấm mèo đen kỵ với gì? Kỵ ăn chung với ốc
Nấm mèo và ốc đều có tính hàn. Kết hợp hai thực phẩm này với nhau có thể gây các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy.
>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?
2. Mộc nhĩ kỵ với gì? Kỵ với củ cải trắng
Củ cải là loại rau củ nằm trong danh sách nấm tai mèo kỵ với gì. Củ cải chứa nhiều enzyme, trong khi đó nấm mèo lại giàu các hoạt chất sinh học. Nếu ăn chung nấm mèo và củ cải gây sẽ gây nên các phản ứng hóa học. Các phản ứng này làm xảy ra tình trạng dị ứng, nổi mẩn ngứa trên da.
3. Nấm mèo kỵ với gì? Kỵ ăn cùng thịt vịt
Mộc nhĩ ăn cùng với thịt vịt sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa, làm xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn. Nếu ăn nhiều có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến nguyên khí cơ thể. Nguyên nhân bởi vì hai thực phẩm này đều có tính hàn, không nên kết hợp cùng nhau.
>>> Đọc thêm: THỊT VỊT KỴ GÌ VÀ HỢP GÌ? AI KHÔNG NÊN ĂN THỊT VỊT ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE?
4. Ăn nấm mèo kỵ uống nước đá
Nấm mèo có tính hàn khá cao nên dùng kèm các loại nước đá dễ gây lạnh bụng. Người có hệ tiêu hóa kém khi ăn nấm mèo uống nước đá có thể bị tiêu chảy, mệt mỏi.
>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
Ai không nên ăn nấm mèo?
1. Người bệnh trĩ
Nhiều nghiên cứu cho rằng nấm mèo không tốt cho người mắc bệnh trĩ. Đặc biệt, nấm mèo nấu với thịt gà rừng là món ăn đặc biệt kiêng kỵ với đối tượng này. Ăn nấm mèo với thịt gà rừng sẽ khiến bệnh diễn biến nặng hơn, gây chảy máu trầm trọng.
2. Nấm mèo kỵ với gì? Người có hệ tiêu hóa kém kỵ ăn nấm mèo
Nấm mèo có tính hàn, bổ âm, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người có hệ tiêu hóa kém, nhiễm hàn không nên ăn để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Người mắc chứng loãng máu
Nấm mèo có thể ngăn ngừa tình trạng đông máu. Do đó, người mắc chứng loãng máu, máu khó đông tuyệt đối không nên tiêu thụ thực phẩm này. Nấm mèo là món ăn kiêng kỵ và gây nguy hiểm với những đối tượng này.
>>> Đọc thêm: THỊT GÀ KỴ VỚI RAU GÌ? 9 NGUYÊN LIỆU NÊN TRÁNH KẾT HỢP CÙNG THỊT GÀ
4. Trẻ em dưới 12 tháng tuổi
Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 12 tháng tuổi vẫn chưa hoàn thiện. Mộc nhĩ có tính hàn và chứa nhiều độc tố nếu không được chế biến kỹ lưỡng. Do đó, sử dụng nấm mèo trong các bữa ăn của trẻ nhỏ là việc làm không được khuyến khích. Điều này có thể gây rối loạn tiêu hóa, dị ứng, thậm chí ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.
5. Nấm mèo kỵ với gì? Phụ nữ giai đoạn đầu thai kỳ tránh ăn nấm mèo
Phụ nữ giai đoạn đầu thai kỳ thường có hệ tiêu hóa nhạy cảm nên cần tránh ăn nấm mèo. Bạn có thể sử dụng nấm mèo với lượng vừa phải khi trải qua tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Đặc biệt, phụ nữ có tiền sử từng sảy thai hoặc sinh non tốt nhất không nên tiêu thụ thực phẩm này.
>>> Đọc thêm: TÔM KỴ VỚI GÌ? GHI NHỚ NGAY 8 THỰC PHẨM NÊN HẠN CHẾ KẾT HỢP VỚI TÔM
Nấm mèo hợp với gì? Những món ngon từ nấm mèo
Bên cạnh thắc mắc nấm mèo kỵ với gì, nhiều người muốn biết thêm nấm mèo nấu gì ngon. Dưới đây là một số món ngon, dễ chế biến từ nấm mèo. Bạn có thể tham khảo và áp dụng vào thực đơn của mình nhé!
1. Canh khổ qua/mướp đắng nhồi tôm thịt với nấm mèo
Nguyên liệu:
• 5 – 6 quả khổ qua nhỏ
• 300g thịt heo nạc xay nhuyễn
• 200g tôm xay nhuyễn
• 3 tai nấm mèo to
• Gia vị: hành lá, hành tím, hạt nêm, mì chính, tiêu, muối.
Cách thực hiện:
• Rửa sạch các nguyên liệu, hành lá thái từng đoạn nhỏ, hành tím băm nhuyễn.
• Nấm mèo ngâm cho nở rồi rửa sạch, băm nhỏ. Trộn tất cả với tôm thịt đã xay nhuyễn.
• Sau đó thêm 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê tiêu, 1/2 thìa cà phê muối. Bạn đeo bao tay nilon rồi nhồi cho gia vị thấm đều, ướp trong vòng 15 – 20 phút.
• Khổ qua cắt từng khúc vừa ăn, bỏ phần ruột. Nấu nước sôi và luộc sơ khổ qua rồi cho vào nước lạnh để giảm bớt vị đắng.
• Sau đó, bạn nhồi phần thịt đã nêm gia vị vào khổ qua. Cho vào nồi nấu với nước cho mềm. Nêm nếm cho vừa miệng rồi cho thêm hành lá để tăng mùi vị.
>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
2. Món chay từ nấm mèo và giá đỗ
Nguyên liệu:
• 500g giá đỗ
• 2 tai nấm mèo to
• 2 cây hành lá
• gia vị
Cách thực hiện:
• Rửa sạch giá đỗ. Nấm mèo ngâm nở, cắt bỏ phần chân rồi rửa sạch, thái sợi.
• Hành cắt rửa sạch, thái nhỏ.
• Cho dầu ăn vào chảo, sau đó cho giá đỗ và nấm mèo vào xào chín. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Cho hành, ớt vào đảo đều rồi tắt bếp, thưởng thức món ăn.
>>> Đọc thêm: CỦ DỀN ĐỎ KỴ VỚI GÌ? NHỮNG AI KHÔNG NÊN ĂN CỦ DỀN?
3. Trứng chiên với đậu phụ và nấm mèo
Nguyên liệu:
• 5 quả trứng gà
• 1 thanh đậu phụ
• 2 tai nấm mèo to
• gia vị nêm nếm
Cách thực hiện:
• Bạn đập trứng gà ra bát rồi cho gia vị vào đánh đều trong khoảng 5 phút. Dằm nhuyễn đậu phụ vào cùng trứng.
• Nấm mèo sau khi sơ chế thì băm nhỏ, cho vào bát trứng đậu phụ. Nêm gia vị vào rồi khuấy đều.
• Cuối cùng, bạn cho dầu vào chảo, vặn nhỏ lửa rồi cho phần trứng gà đậu phụ và nấm mèo đã đánh đều vào. Chú ý lật đều để món ăn không bị cháy.
>>> Đọc thêm: CÀ RỐT KỴ GÌ? TOP 9 THỰC PHẨM NẤU CÙNG CÀ RỐT DỄ SẢN SINH ĐỘC TỐ
Khi ăn nấm mèo cần lưu ý những điều gì?
Ngoài tìm hiểu nấm mèo kỵ với gì, khi chế biến loại nấm này, bạn cần lưu ý thêm những điều sau:
• Không ngâm nước mèo trong nước nóng. Nước nóng sẽ làm mất chất dinh dưỡng vốn có trong nấm mèo. Ngoài ra, việc ngâm mộc nhĩ trong nước nóng sẽ khiến nấm nhanh nở, không có thời gian để đào thải chất morpholine. Morpholine là hợp chất gây hại cho sức khỏe có nhiều trong nấm mèo. Tốt nhất, bạn nên ngâm với nước lạnh hoặc nước ấm.
• Thời gian ngâm mộc nhĩ lý tưởng là từ 1 – 2 tiếng. Thời gian này giúp nấm nở và đạt độ giòn lý tưởng. Đồng thời giúp hợp chất morpholine được đào thải hoàn toàn. Tránh ngâm mộc nhĩ quá lâu hoặc để quá 8 tiếng đồng hồ. Việc này sẽ sinh ra nhiều chất độc không tốt cho sức khỏe.
• Tuyệt đối không ăn mộc nhĩ tươi. Nấm mèo tươi chứa nhiều morpholine hơn nấm mèo khô. Ăn nấm mèo tươi có thể gây dị ứng, ngứa ngáy, phù nề, thậm chí gây hoại tử da nếu tiếp xúc với ánh nắng. Một số trường hợp xuất hiện tình trạng nguy hiểm như khó thở, phù nề thanh quản khi ăn nấm mèo tươi. Do đó, bạn chỉ nên ăn mộc nhĩ sau khi đã được phơi khô cẩn thận để đảm bảo an toàn.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nấm mèo kỵ với gì. Hy vọng những thông tin này sẽ mang đến cho bạn kiến thức bổ ích khi vào bếp.
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam