Người Việt quan niệm rằng ăn gì bổ nấy, do vậy món óc heo thường xuất hiện trong mâm cơm gia đình với mong muốn tốt cho trí não. Đã bao giờ bạn phân vân rằng điều đó có thực sự chính xác? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: Óc heo kỵ với gì? Ăn óc heo có tốt không?
Thành phần dinh dưỡng của óc heo
Thông thường nhiều người sử dụng thực phẩm này mà ít quan tâm tới vấn đề óc heo kỵ với gì. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu kết hợp sai thực phẩm có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng, do đó không được bỏ qua những kiến thức hữu ích này.
Xét về giá trị dinh dưỡng, ước tính 1 cái óc heo cỡ vừa (85g) chứa:
• Năng lượng: 127
• Chất đạm: 10,3g
• Chất béo: 9,2g
• Chất béo bão hòa: 2,1g
• Cholesterol: 2,195mg
• Natri: 120mg
• Kali: 258mg
Nhìn chung, óc heo chứa nhiều chất đạm, chất béo, vitamin và các khoáng chất quan trọng cho cơ thể.
Không giống như các loại thịt nội tạng, óc heo có hàm lượng protein thấp hơn. Thế nhưng, đây là một loại protein hoàn chỉnh với 9 axit amin thiết yếu.
Óc heo chứa lượng chất béo cao nhưng chủ yếu là axit béo không no. 65% lượng calo của nó đến từ chất béo, cao hơn nhiều so với các loại thịt nội tạng khác. Chất béo trong óc heo rất giàu DHA và các axit béo thiết yếu khác như omega-3.
>>> Đọc thêm: TRỨNG VỊT LỘN KỴ GÌ? 8 THỰC PHẨM TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN KẾT HỢP
Lợi ích của óc heo
Óc heo kỵ với gì và ăn óc heo mang lại những lợi ích gì cho cơ thể là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Dưới đây là 7 công dụng chủ yếu của óc heo đã được chứng minh:
1. Cải thiện tâm trạng
Óc heo chứa nhiều vitamin B, có tác dụng cải thiện tâm trạng và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vitamin B cũng được chứng minh là giúp loại bỏ các sản phẩm phụ của protein như homocysteine ra khỏi não, điều này rất tốt cho những người mắc bệnh trầm cảm.
2. Óc heo kỵ với gì? Điều trị rối loạn tiền đình
Óc heo kết hợp với ngải cứu là món ăn chữa rối loạn tiền đình hiệu quả đã được nhiều người áp dụng thành công. Đây là phương pháp dân gian điều trị rối loạn tuần hoàn não, cải thiện chứng ngủ hay giật mình, mờ mắt…
>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
3. Cân bằng nội tiết tố
Các nghiên cứu chỉ ra rằng óc heo tốt cho cả nam và nữ trong việc cân bằng nội tiết tố. Thực phẩm này có khả năng tăng cường mức độ DHEA, progesterone và pregnenolone cho cơ thể.
DHEA là một hormone quan trọng ngăn chặn tác dụng dị hóa, kích thích sự phát triển của xương, thúc đẩy lưu thông khí huyết. Progesterone bảo vệ tuyến thượng thận và tuyến giáp. Nó cũng tốt cho làn da của phụ nữ.
4. Óc heo kỵ với gì? Trị suy nhược thần kinh
Óc heo kỵ với gì và có tốt không? Theo Đông y, óc heo có tính hàn, vị ngọt, có thể chữa đau nửa đầu hoặc suy nhược thần kinh.
Tuy vậy, để đạt được kết quả như mong muốn, cần sử dụng thực phẩm này trong thời gian dài cùng với một số đồ ăn bổ dưỡng khác như đông trùng hạ thảo, ngải cứu…
>>> Đọc thêm: CỦ DỀN ĐỎ KỴ VỚI GÌ? NHỮNG AI KHÔNG NÊN ĂN CỦ DỀN?
5. Tốt cho phụ nữ mang thai và thai nhi
Óc heo là nguồn thực phẩm giàu đạm, đồng thời cũng rất giàu vitamin, khoáng chất và axit béo, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Omega-3 và DHA trong óc heo là những dưỡng chất quan trọng để phát triển hệ thần kinh cho em bé trong bụng mẹ.
Ngoài ra, omega-3 trong óc heo cũng giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cao huyết áp, cải thiện quá trình lưu thông máu, giảm viêm nhiễm.
6. Hỗ trợ sự phát triển cho trẻ em
Như đã nói, óc heo giàu omega-3 và DHA. Đây là những dưỡng chất cần thiết và rất quan trọng cho sự tăng trưởng cũng như phát triển của trí não trẻ. Đó là lý do vì sao nhiều bà mẹ tìm mua óc heo về chế biến thành các món ăn thơm ngon cho trẻ nhỏ.
7. Óc heo kỵ với gì? Tốt cho người già
Óc heo được chứng minh là chứa một số chất dinh dưỡng đặc biệt như phosphatidylserine, phosphate sphingomyelin và BDNF (yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não).
BDNF đặc biệt hỗ trợ não tạo ra các kết nối thần kinh mới, sửa chữa các tế bào não bị lỗi và bảo vệ các tế bào não khỏe mạnh. Điều này giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh ở người già như Alzheimer và Parkinson.
>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?
Óc heo kỵ với gì?
Óc heo là thực phẩm tốt cho trí não, tâm trạng, sự phát triển của trẻ nhỏ… Vậy, óc heo có kỵ với gì không?
Theo các chuyên gia, nhìn chung óc heo không kỵ với món gì. Do vậy, bạn không cần phải quá lo lắng tới vấn đề óc heo kỵ với món gì, óc heo kỵ với rau gì khi sử dụng thực phẩm này.
Thế nhưng, cần lưu ý rằng không nên kết hợp óc heo với một số thực phẩm giàu cholesterol như lòng đỏ trứng gà, phô mai, bơ động vật…
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g óc heo chứa gần 2.200mg cholesterol, trong khi đó, nhu cầu cholesterol của người khỏe mạnh chỉ dưới 300mg mỗi ngày.
Do vậy, thường xuyên ăn óc heo cùng với các thực phẩm giàu cholesterol khác sẽ khiến cơ thể phải nạp lượng lớn cholesterol cho cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa (tăng axit uric, tăng mỡ máu).
>>> Đọc thêm: RAU CÀNG CUA KỴ GÌ VÀ CÓ TÁC DỤNG NHƯ THẾ NÀO?
Óc heo kỵ với gì và lưu ý khi ăn óc heo
Ngoài việc lưu ý tới vấn đề óc heo kỵ với gì, hãy chú ý thêm những điều sau để tốt cho sức khỏe của cả nhà:
• Khi bổ sung óc heo vào thực đơn ăn uống, cần nhớ rằng chỉ nên sử dụng thực phẩm này tối đa 1-2 lần/tuần và mỗi lần không quá 50g.
• Với những người có vấn đề như huyết áp cao, mắc bệnh tim mạch, người cao tuổi có lượng cholesterol cao… nên hạn chế sử dụng óc heo.
• Nếu có các vấn đề về thần kinh như đau đầu, khó ngủ, không nên lạm dụng óc heo để trị bệnh. Bởi vì ăn nhiều thực phẩm này làm tăng huyết áp và cholesterol, khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
• Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng cụ thể khi muốn bổ sung óc theo vào thực đơn ăn uống của mình.
• Để cân bằng các chất dinh dưỡng và cung cấp cho cơ thể đủ chất, khi ăn óc heo, bạn nên kết hợp với các dưỡng chất thiết yếu từ rau xanh, các loại cá giàu omega 3 và omega 6 (cá thu, cá hồi), các loại hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt…
• Óc heo làm gì ngon? Bạn cũng nên chế biến một số món ngon từ óc heo cho gia đình như óc heo hấp, cháo óc heo, óc heo tiềm thuốc bắc, óc heo bí đỏ, óc heo chưng đậu xanh… Để giảm lượng chất béo, khi chế biến óc heo, không nên làm món óc heo chiên. Các món óc heo hấp (chưng) vẫn là ưu tiên hàng đầu để tốt cho sức khỏe.
• Nếu trong bữa cơm có món óc heo, không nên ăn cùng với các đồ chiên rán khác hoặc các loại đồ ăn chế biến sẵn. Điều này giúp cơ thể không phải nạp quá nhiều lượng chất béo xấu.
Bazaar Vietnam đã giải đáp thắc mắc óc heo kỵ với gì và ăn óc heo có tốt không. Tóm lại, thực phẩm bổ dưỡng này không kỵ với gì, song khi ăn không nên kết hợp với những thứ giàu cholesterol. Hơn nữa, ăn óc heo nhiều cũng không tốt, do vậy cần chú ý tới liều lượng sử dụng.
>>> Đọc thêm: KHỔ QUA KỴ VỚI GÌ? 5 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP CÙNG KHỔ QUA
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam