7 bộ phim gây ám ảnh về chiến tranh giữa Hàn Quốc và Triều Tiên

Ngoài những đề tài muôn thuở về tình yêu, thiên đường phim ảnh Hàn Quốc cũng không thiếu các đề tài khác, từ kinh dị, hành động, chính trị đến cả chiến tranh

Những bộ phim lấy đề tài chiến tranh của xứ sở kim chi thường tái hiện lại sự khốc liệt, tàn bạo và đau thương từ những cuộc chiến trong quá khứ với Triều Tiên. Chúng ta cùng điểm qua 7 bộ phim chiến tranh Hàn Quốc và Triều Tiên từng lấy đi biết bao nước mắt cũng như sự đau lòng tột độ của người xem, thậm chí gây nên nỗi ám ảnh cho khán giả nhé.

1. Khu vực an ninh chung – J.S.A: Joint Security Area (2000)

Khu vực an ninh chung - J.S.A: Joint Security Area (2000)

Năm 2000, bộ phim điện ảnh của đạo diễn Park Chan Wook đã gây ám ảnh cho nhiều khán giả. Phim có sự tham gia của các diễn viên Lee Young Ae, Lee Byung Hun và Song Kang Ho. Đây là bộ phim có doanh thu phòng vé cao nhất trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc vào thời điểm đó, giành được giải thưởng Phim xuất sắc nhất năm 2000 tại Giải thưởng điện ảnh Rồng Xanh.

Bộ phim xoay quanh câu chuyện về cuộc điều tra của một tổ chức trung lập về vụ nổ súng sát hại hai người lính Triều Tiên trong khu DMZ. Trước đó, cuộc đấu súng đã diễn ra trong một đêm giá lạnh tại khu vực phi quân sự này.

Cuối cùng đã có hai người lính thuộc quân đội Triều Tiên tử vong, cùng với một người lính Nam Hàn bị thương nghiêm trọng. Do hai bên đều tố cáo nhau nên một nữ đặc phái viên trung lập được cử đến để làm sáng tỏ vụ án.

Với cách kể chuyện hấp dẫn và nội dung xúc động, bộ phim chiến tranh Hàn Quốc và Triều Tiên Khu vực an ninh chung đã phản ánh giấc mơ thống nhất của người dân hai miền Nam – Bắc Triều Tiên.

2. Phim chiến tranh Hàn Quốc và Triều Tiên: Cờ thái cực giương cao – Taegukgi (2004)

Phim chiến tranh Hàn Quốc và Triều Tiên: Cờ thái cực giương cao - Taegukgi (2004)

Cờ thái cực giương cao lấy bối cảnh phim trong thời gian chiến tranh Hàn Quốc – Triều Tiên những năm 1950. Hai anh em Lee Jin Tae (Jang Dong Jun) và Lee Jin Seok (Won Bin) dù sống trong cảnh nghèo khó nhưng rất yêu thương nhau.

Khi chiến tranh xảy ra, Jin Seok bị bắt đi lính. Jin Tae cũng tham gia quân đội Đại Hàn để chống lại quân Triều Tiên nhằm bảo vệ em mình. Jin Tae làm mọi chuyện trên chiến trường là vì muốn em mình được trở về nhà tiếp tục học đại học để nuôi gia đình. Còn Jin Seok lại không muốn anh mình hy sinh nơi chiến trường. Điều này khiến hai anh em xảy ra mâu thuẫn.

Chiến tranh sắp kết thúc, nhưng Jin Tae lại lầm tưởng em mình đã chết nên anh đã trở mặt với đất nước và vượt biên xin gia nhập quân đội Triều Tiên để trả thù cho em. Trong một trận đánh ác liệt, hai anh em gặp lại nhau. Jin Tae quyết định ở lại cản đường quân Triều Tiên cho em mình bỏ chạy. Cuối cùng anh đã hy sinh trên chiến trường. Hơn 50 năm sau, Jin Seok mới nhận được thi hài của anh mình.

Cờ thái cực giương cao được đánh giá là bản hùng ca bi tráng về tình anh em trong thời chiến loạn, mang đến nhiều cảm xúc và tính nhân văn cao gây xúc động mạnh với khán giả. Đây được xem một trong những bộ phim chiến tranh Hàn Quốc và Triều Tiên hay nhất trong lịch sử điện ảnh xứ kim chi.

3. Chào mừng đến Dongmakgol – Welcome to Dongmakgol (2005)

Chào mừng đến Dongmakgol - Welcome to Dongmakgol (2005)

Chào mừng đến Dongmakgol cũng là một bộ phim lấy đề tài chiến tranh làm trọng tâm. Bộ phim đầu tay của đạo diễn Park Kwang Hyun này trở thành phim ăn khách nhất mùa hè tại Hàn Quốc 2005.

Phim lấy bối cảnh là một ngôi làng xa xôi hẻo lánh Dongmakgol. Dân làng ở đây có một cuộc sống yên bình và chan hòa, không phân biệt tuổi tác, giới tính, giàu nghèo. Trong lúc này, cuộc chiến giữa quân đội hai miền Nam Bắc vẫn chưa kết thúc dẫn đến tình thế vô cùng hoảng loạn.

Trong lúc bom rơi đạn lạc, những người lính đến từ các chiến tuyến khác nhau đã gặp nhau tại làng Dongmakgol. Tại đây, họ được học những điều vô cùng quý giá từ cuộc sống và cùng nhau chung tay lại để đối phó với những đợt tấn công vào Dongmakgol của quân đội Mỹ.

4. Phim chiến tranh Hàn Quốc và Triều Tiên: Trong vòng lửa đạn – 71: Into The Fire (2010)

Phim chiến tranh Hàn Quốc và Triều Tiên: Trong vòng lửa đạn - 71: Into The Fire (2010)

Trong vòng lửa đạn là bộ phim chiến tranh Hàn Quốc và Triều Tiên dựa trên một câu chuyện có thật trong thời chiến. Phim kể về 71 sinh viên Hàn Quốc chống chọi với hàng trăm lính Triều Tiên tại trường trung học Pohang.

Phim mở đầu với cảnh quân Triều Tiên đánh vào thành phố quân Hàn Quốc đang đóng. Vì quân Triều Tiên tấn công ồ ạt nên quân Hàn Quốc phải lên xe rút khỏi thành phố.

Oh Jang Beom (Choi Seung Hyun), một sinh viên có khả năng chiến đấu, được đưa đến ngôi trường ở Pohang. Anh đã gặp 70 sinh viên khác và cùng họ bảo vệ ngôi trường. Các sinh viên được huấn luyện bắn súng, học cách chiến đấu. Tại đây cuộc chiến khốc liệt và đẫm máu giữa hai bên đã diễn ra ác liệt với cái kết đầy bi thương.

Bộ phim này đã lấy đi nước mắt của biết bao khán giả xem phim, đặc biệt là những người lính đã từng một thời trải qua những ngày tháng sống ở chiến trường. Phim có sự tham gia của Kwon Sang Woo, Kim Seung Woo, Cha Seung Won…

5. Mặt trận – The Front Line (2011)

Mặt trận - The Front Line (2011)

Năm 2011, bộ phim lấy đề tài về cuộc chiến tranh Triều Tiên có tên Mặt trận đã bội thu với các giải thưởng danh giá, từ Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản xuất sắc nhất, Nam diễn viên chính/phụ xuất sắc nhất… tại các liên hoan phim danh giá ở xứ sở kim chi. Bộ phim đã gây nỗi ám ảnh lớn với bất cứ khán giả nào.

Mặt trận lấy bối cảnh trong năm 1953, lúc này, hai bên Nam Bắc Hàn đã tiến hành thảo luận về hiệp định đình chiến. Tuy nhiên, họ lại xảy ra tranh chấp ở ngọn đồi Aerok. Những trận đánh vẫn diễn ra liên tục trên đồi Aerok.

Eun Pyo (Shin Ha Kyun) được cử đến tiền tuyến để điều tra về việc một sĩ quan Hàn Quốc bị sát hại. Eun Pyo bất ngờ khi gặp lại Soo Hyeok (Go Soo), bạn của mình và họ đã cùng ở lại chiến đấu để bảo vệ đồi Aerok.

Trước khi có hiệp định ngừng bắn, Soo Hyeok đã tử trận. Các binh lính cũng lần lượt hy sinh sau mỗi trận chiến, chỉ còn một mình Eun Pyo. Khi hiệp định ngừng bắn có hiệu lực, Eun Pyo đi xuống khỏi ngọn đồi, xung quanh anh là hàng trăm xác chết của cả hai phe.

>>> Bạn có thể quan tâm: 10 BỘ PHIM CHIẾN TRANH NGA HAY NHẤT

6. Tử chiến tại Yeonpyeong – Northern Limit Line (2015)

Tử chiến tại Yeonpyeong - Northern Limit Line (2015)

Tử chiến ở Yeonpyeong dựa trên một sự kiện lịch sử đau thương xảy ra tại đảo Yeonpyeong, Hàn Quốc. Vào tháng 6-2002, trong lúc người dân Hàn Quốc đang cuồng nhiệt cổ vũ đội nhà trong trận đấu bán kết của giải bóng đá World Cup thì Triều Tiên bí mật đưa hai tàu tuần tra tới đường biên giới gần đảo Yeonpyeong và bất ngờ tấn công hải quân Hàn Quốc….

Bộ phim chiến tranh Hàn Quốc và Triều Tiên này tái hiện lại cuộc giao tranh khốc liệt vào thời điểm đó. Những hình ảnh trong phim không chỉ để lại nỗi ám ảnh về cuộc chiến tranh mà còn lấy đi nước mắt của người xem, cũng như tưởng nhớ về những người lính trẻ tuổi đã hy sinh bảo vệ tổ quốc.

7. Phim chiến tranh Hàn Quốc và Triều Tiên: Lời hứa với cha – Ode to My Father (2014)

Phim chiến tranh Hàn Quốc và Triều Tiên: Lời hứa với cha

Nếu nói một bộ phim lấy đề tài về chiến tranh phải có hình ảnh những trận đánh ác liệt, những cuộc chiến đẫm máu, thì ở Lời hứa với cha có rất ít hình ảnh ấy. Thế nhưng, dù không có những cảnh trên chiến trường, đây vẫn là bộ phim chiến tranh Hàn Quốc và Triều Tiên gây nỗi ám ảnh cho khán giả khi thấy hậu quả mà những cuộc chiến để lại.

Lời hứa với cha là bộ phim trải dài, kể về cuộc đời đầy biến cố và ly biệt của nhân vật chính Duk Soo (Hwang Jung Min đóng) từ khi còn là cậu bé 10 tuổi theo gia đình đi sơ tán trong chiến tranh Nam – Bắc Triều cho tới lúc trở thành một ông lão.

Tuy bộ phim là câu chuyện về số phận của một cá nhân, nhưng mạch phim và cách kể chuyện vừa chân thật, vừa bi tráng, những sự kiện quá khứ – hiện tại đan xen đã nói lên số mệnh một đất nước. Bộ phim không có một kết thúc hoàn hảo, nó phản ánh nỗi đau không thể lành của một gia đình, một dân tộc, phản ánh sự chia tách hai miền Triều Tiên.

Tại lễ trao giải Grand Bell Awards 2015, giải thưởng lâu đời của điện ảnh Hàn Quốc, Lời hứa với cha liên tục được xướng tên ở các giải thưởng quan trọng là Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất và sáu giải thưởng về kỹ thuật khác. Lời hứa với cha xứng đáng xếp trong danh sách các bộ phim kinh điển của điện ảnh Hàn Quốc mà bạn nên xem ít nhất một lần.

Trên đây là những bộ phim chiến tranh Hàn Quốc và Triều Tiên hay mà bạn nên xem. Chúc bạn xem phim vui vẻ.

>>> Xem thêm: NHỮNG BỘ PHIM HAY NHẤT VỀ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm