Khế là loại quả rất phổ biến trong mâm cơm người Việt. Không chỉ tạo mùi vị cho món ăn, khế cũng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn khế sẽ gây hại với một số nhóm người đặc biệt. Bạn cần biết khế kỵ với gì để phòng ngừa nhé.
Giá trị dinh dưỡng của khế
Quả khế rất phổ biến ở Đông Nam Á. Cây khế phát triển tốt và khỏe mạnh ở nơi có đầy đủ ánh sáng mặt trời và độ ẩm. Quả khế chưa chín có màu xanh, khi chín thường chuyển sang màu vàng bắt mắt. Khế có 2 loại chua và ngọt, hình dạng có 5 múi nên khi cắt theo chiều ngang sẽ có hình ngôi sao 5 cánh.
Hàm lượng dinh dưỡng của 1 quả khế trung bình (91g) có chứa:
• Calo: 28 calo
• Chất xơ: 3g
• Đạm: 1g
• Carbs: 6g
• Vitamin C: 52% RDI (*)
• Vitamin B5: 4% RDI
• Folate: 3% RDI
• Đồng: 6% RDI
• Kali: 3% RDI
• Magiê: 2% RDI
(*): Giá trị dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày.
Khế chứa ít calo và là nguồn cung cấp vitamin, các chất dinh dưỡng cũng như chất oxy hóa dồi dào như beta carotene, vitamin C, quercetin, axit galic và epicatechin. Các hợp chất này mang đến nhiều lợi ích khác nhau. Dù vậy, bạn cần biết quả khế kỵ với gì để lưu ý sử dụng sao cho không gây hại đến sức khỏe.
>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT
Tác dụng của quả khế
1. Ngăn ngừa viêm nhiễm
Khế là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Một quả khế trung bình cung cấp 52% lượng vitamin C khuyến nghị hàng ngày. Vitamin C làm sạch độc tố trong cơ thể và chống viêm da hiệu quả.
Theo nhiều nghiên cứu, tiêu thụ đủ vitamin C còn có thể chống lại bệnh cúm và cảm lạnh. Cơ thể bạn cũng cần vitamin C để tái tạo collagen có trong xương, cơ và sụn. Đồng thời, nó giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
2. Tốt cho tim mạch
Trước khi tìm hiểu khế kỵ với gì, bạn nên biết loại quả này chứa nhiều khoáng chất quan trọng như kali và natri giúp điều chỉnh huyết áp, giữ cho nhịp tim ổn định.
Khế cũng chứa lượng canxi lành mạnh đảm bảo lưu thông máu và cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
3. Chống lại bệnh tiểu đường và cholesterol cao
91g khế chứa khoảng 3g chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ đường từ thức ăn, từ đó ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến. Vì khế rất dễ ăn và giàu chất xơ nên chúng là món ăn nhẹ lành mạnh, không gây khó chịu cho bệnh nhân tiểu đường.
Loại quả chứa nhiều chất xơ cũng rất hữu ích với người bị cholesterol cao. Hơn nữa, khế chứa ít chất béo nên thích hợp để duy trì mức cholesterol khỏe mạnh.
>>> Đọc thêm: THỊT GÀ KỴ VỚI RAU GÌ? 9 NGUYÊN LIỆU NÊN TRÁNH KẾT HỢP CÙNG THỊT GÀ
4. Tiêu hóa và trao đổi chất tốt hơn
Khế kỵ với gì? Quả khế chứa hai loại vitamin B là riboflavin và folate còn được gọi là axit folic trong thực phẩm bổ sung. Cả hai loại vitamin này điều chỉnh quá trình trao đổi chất và đảm bảo rằng mức độ hormone và enzyme của bạn vẫn ở mức bình thường.
Với những người bị táo bón, ăn khế sẽ kích thích tiêu hóa và cải thiện sức khỏe đường ruột. Bởi vì khế chứa nhiều chất xơ có tác dụng làm mềm phân và giúp phân dễ dàng đi qua hệ thống tiêu hóa.
5. Tóc và da khỏe mạnh
Hàm lượng vitamin C cao trong khế đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen, một loại protein duy trì độ đàn hồi và săn chắc của da. Ăn khế hàng ngày sẽ giúp bạn có làn da trẻ trung, khỏe mạnh, giảm các dấu hiệu lão hóa trên da.
Thành phần dinh dưỡng của khế còn hỗ trợ tóc bóng khỏe, chắc mượt. Đặc tính hydrat hóa của loại quả này còn giữ ẩm cho tóc và da đầu, ngăn ngừa khô, ngứa và gàu.
6. Hỗ trợ giảm cân
Vì ít đường nên khế trở thành món ăn vặt lý tưởng để nhâm nhi mà không lo tăng cân. Hàm lượng chất xơ cao cũng giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng, đảm bảo bạn đốt cháy hiệu quả lượng calo dư thừa.
7. Cải thiện sức khỏe đường hô hấp
Do khả năng chống viêm hiệu quả nên loại quả này có thể làm dịu cơn đau họng của bạn. Nước ép từ khế loại bỏ nhầy và đờm, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
>>> Đọc thêm: CÀ RỐT KỴ GÌ? TOP 9 THỰC PHẨM NẤU CÙNG CÀ RỐT DỄ SẢN SINH ĐỘC TỐ
Khế kỵ với gì? Ai không nên ăn khế?
Với câu hỏi khế kỵ với gì thì chưa có nghiên cứu nào cho thấy khế kỵ với bất kỳ loại thực phẩm nào. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm kết hợp nấu nướng hoặc ăn sống khế tùy theo sở thích.
Tuy nhiên, quả khế vẫn có những mặt không có lợi với một số đối tượng đặc biệt sau đây.
1. Quả khế kỵ với gì? Kỵ với người bị sỏi thận
Khế chứa nhiều hợp chất oxalate hoặc axit oxalic. Cơ thể cũng tạo ra oxalate và bài tiết qua nước tiểu một cách tự nhiên. Nhưng nếu bạn ăn nhiều khế thì lượng oxalate cao có thể gây ra sỏi và tổn thương thận.
Những người mắc bệnh thận nên tránh ăn khế. Khế chứa một chất độc thần kinh có thể gây tổn thương cho não khi nó không được thận giải độc đúng cách. Các triệu chứng của độc tính này có thể bao gồm nấc cụt, rối loạn tâm thần, co giật và thậm chí tử vong trong những trường hợp nghiêm trọng
Axit oxalic cũng được coi là một hợp chất kháng dinh dưỡng vì nó cản trở sự hấp thụ và chuyển hóa của một số khoáng chất tự nhiên như canxi, magiê… Do đó, bạn nên tránh ăn khế nếu bị suy giảm chức năng thận.
>>> Đọc thêm: THỊT ẾCH KỴ VỚI RAU GÌ? NẤU ẾCH VỚI GÌ ĐỂ TỐT CHO SỨC KHỎE?
2. Khế kỵ với gì? Người bị đau dạ dày
Trong quả khế chua có lượng axit cao. Vậy nên những ai bị đau dạ dày cũng nên cẩn trọng khi ăn khế.
Ngoài ra, bạn không nên ăn khế khi bụng đói vì lượng axit của khế kết hợp với axit dạ dày tiết ra càng làm cho bụng khó chịu, nóng rát.
3. Quả khế kỵ với gì? Khế tương tác với thuốc
Quả khế chứa một số chất có thể tương tác với thuốc. Cụ thể, chúng ức chế hoạt động của men gan chịu trách nhiệm chuyển hóa một số loại thuốc, dẫn đến nồng độ thuốc cao hơn trong cơ thể. Điều này có khả năng gây ra tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc theo toa nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đưa khế vào chế độ ăn uống hàng ngày nhé.
>>> Đọc thêm: TÔM KỴ VỚI GÌ? GHI NHỚ NGAY 8 THỰC PHẨM NÊN HẠN CHẾ KẾT HỢP VỚI TÔM
4. Quả khế kỵ với gì? Người bị dị ứng
Dị ứng có những biểu hiện như ngứa, sưng tấy, phát ban hoặc khó thở. Nếu bạn bị dị ứng với khế hoặc các loại trái cây khác thuộc họ Oxalidaceae (chẳng hạn như kiwi hoặc dâu tây), tốt nhất bạn nên tránh ăn khế.
5. Quả khế kỵ với gì? Phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên thận trọng khi ăn khế. Mặc dù khế thường được coi là an toàn, nhưng bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi kết hợp vào chế độ ăn uống của mình trong giai đoạn thai kỳ và cho con bú.
6. Quả khế kỵ với gì? Bệnh nhân tiểu đường
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, ăn khế với số lượng lớn trong thời gian dài có thể dẫn đến biến chứng thận.
Một nghiên cứu phân tích hai bệnh nhân tiểu đường bị suy thận nặng sau khi uống nước khế như một phương thuốc cho biết đây là trường hợp đầu tiên bị nhiễm độc thận do khế.
>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
Các món ăn chế biến từ khế
Nếu đã biết khế kỵ với gì, bạn có thể chế biến loại quả này thành nhiều món ăn lạ miệng, ngoài việc ăn sống.
1. Canh chua khế
Món canh chua khế nấu với thơm (dứa) và cá lóc là món ăn giải nhiệt ngày nắng nóng vô cùng hợp vị. Bạn nên chọn khế chua và cắt lát mỏng khi nấu sẽ giúp món canh ngon hơn.
2. Lòng bò xào khế
Các loại nội tạng như lòng bò rất giàu đạm và chất béo. Kết hợp với khế chua sẽ làm cho các nguyên liệu này không còn bị hôi mà còn giữ được độ giòn, dai.
Tuy nhiên, với những người đang có cholesterol máu cao thì không nên ăn món này.
3. Cá basa kho khế chua
Vị chua của khế kết hợp với vị béo của cá basa sẽ tạo nên một món ăn tròn vị, hài hòa. Lưu ý khi kho là bạn hãy để lửa nhỏ cho khế thấm đều vào cá nhé.
>>> Đọc thêm: THỊT BÒ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM HẠN CHẾ DÙNG CHUNG VỚI THỊT BÒ
Cần lưu ý điều gì khi ăn khế?
Cách chọn khế ngon nhất là khế có màu vàng tươi, thịt chắc. Nếu bạn thích ăn khế xanh thì cũng nên chọn quả căng mọng. Một vài đốm nâu có thể xuất hiện trên đường vân của quả cũng là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, hãy tránh những vết thâm lớn nhé.
Khế có thể được bảo quản trong tủ nhựa tối đa là 21 ngày. Nếu khế đã rửa và cắt thì bạn hãy cho vào hộp kín và lưu trữ trong tủ lạnh được vài ngày.
Ngoài cách nấu khế để tăng thêm vị chua đậm đà cho món ăn, bạn cũng có thể làm nước ép khế, nước sốt salad, trang trí cho món ăn, làm mứt, thạch hoặc tương ớt…
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích về khế kỵ với gì để sử dụng khế thật tốt nhé!
>>> Đọc thêm: CỦ CẢI TRẮNG KỴ VỚI GÌ? 8 THỰC PHẨM KỴ CẦN BIẾT
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam