Rau càng cua kỵ gì và có tác dụng như thế nào?

Rau càng cua là một loại thảo mộc thuộc họ hồ tiêu, có nhiều ở các nước nhiệt đới.

Loại rau này được sử dụng để chế biến một số món ăn như salad, xào hoặc làm thuốc. Cùng Bazaar Vietnam khám phá rau càng cua kỵ gì và những lợi ích mà loại rau này mang lại nhé!

Lợi ích của rau càng cua

Rau càng cua kỵ gì

Rau càng cua kỵ gì? Hãy tìm hiểu rau càng cua có tác dụng gì để biết ăn loại rau này như thế nào và có kiêng kị gì không.

Rau càng cua hay còn gọi là đơn kim, rau tiêu, thích châm thảo… Đây là loại rau rất dễ trồng, thường mọc hoang ở chỗ đất ẩm ướt, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Dưới đây là một số lợi ích mà rau càng cua mang lại:

1. Điều trị viêm khớp dạng thấp

Sử dụng thân và lá rau càng cua sắc lên để uống vào sáng sớm và buổi tối có thể điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ để biết liều lượng an toàn cho người bệnh.

2. Bảo vệ dạ dày

Rau càng cua có tốt không? Rau và thân càng cua giúp giảm tình trạng loét dạ dày hiệu quả.

Một số thí nghiệm nhỏ đã chứng minh được rằng loại rau với tên gọi đặc biệt này có khả năng ức chế tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày.

>>> Đọc thêm: HẢI SẢN KỴ GÌ? 4 LOẠI THỰC PHẨM KHÔNG NÊN ĂN CÙNG HẢI SẢN

3. Chữa bệnh ung thư

Rau càng cua trị bệnh gì? Rau càng cua chứa peperomin E, một thành phần có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Ngoài ra, chiết xuất từ lá cây rau này có hoạt tính chống ung thư, ức chế sự phát triển của gốc tự do và các mầm bệnh.

4. Chữa lành gãy xương

Theo một số nghiên cứu, hàm lượng khoáng chất có trong rau càng cua có thể hỗ trợ chữa lành xương. Sử dụng rau này giã nát, quấn quanh bộ phận gãy sẽ đẩy nhanh quá trình lành xương.

>>> Đọc thêm: TỎI KỴ NHỮNG GÌ? TẤT TẦN TẬT THẮC MẮC VÀ LƯU Ý VỀ TỎI MÀ BẠN CẦN BIẾT

5. Giàu chất chống oxy hóa

Giàu chất chống oxy hóa

Rau càng cua có tác dụng gì? Nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ cây rau càng cua là một nguồn tự nhiên giàu chất chống oxy hóa. Chất này hoạt động chống lại các gốc tự do, tăng cường sức khỏe và hạn chế bệnh tật.

6. Hỗ trợ chống trầm cảm

Nghiên cứu được thực hiện trên chuột trong phòng thí nghiệm cho thấy chiết xuất của rau càng cua có hoạt tính ức chế, hữu ích trong điều trị chứng rối loạn hưng phấn tinh thần quá mức.

>>> Đọc thêm: LÁ HẸ KỴ VỚI GÌ? AI KHÔNG NÊN ĂN LÁ HẸ?

7. Chống viêm

Rau càng cua chứa chất prostaglandin tổng hợp, có tác dụng kháng viêm và giảm đau. Vì thế, nhiều người đã sử dụng rau này như một loại thuốc giảm đau, hạ sốt…

8. Giảm cholesterol

Nước sắc từ cây rau càng cua (gồm thân và lá), khi uống với liều lượng nhất định sẽ giúp hạ thấp mức cholesterol do đó giảm nguy cơ bị đau tim, đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim khác.

Bên cạnh 8 lợi ích đáng kể trên, rau càng cua còn giúp điều trị mụn trứng cá, bỏng, chữa đau dạ dày, trị bệnh gout, giảm axit uric… Loại rau này quả là có nhiều công dụng, vậy nên nhiều người thường tìm hiểu rau càng cua kỵ gì để sử dụng chữa bệnh an toàn.

>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN

Tác hại của rau càng cua

Tác hại của rau càng cua

Có thể nói rau càng cua là loại rau mọc hoang nhưng giàu chất dinh dưỡng. Dù vậy, các chuyên gia y tế khuyên mỗi người không nên sử dụng nhiều để tránh một số tác dụng phụ sau đây:

1. Làm mất cân bằng điện giải

Ăn nhiều rau càng cua có nguy cơ gây thừa kali, dẫn đến mất cân bằng điện giải. Tình trạng kéo dài lâu mà không khắc phục sẽ làm giảm huyết áp xuống dưới mức an toàn.

2. Gây rối loạn tiêu hóa

Theo Đông y, rau càng cua là loại rau tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Loại rau này thích hợp với những người đang mắc các chứng như đầy bụng, khó tiêu hoặc táo bón.

Ngược lại, với những người có cơ địa tỳ vị hư hàn thì không nên ăn rau càng cua, bởi nó gây tình trạng lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tiêu chảy…

>>> Đọc thêm: CÀ RỐT KỴ GÌ? TOP 9 THỰC PHẨM NẤU CÙNG CÀ RỐT DỄ SẢN SINH ĐỘC TỐ

3. Tăng áp lực cho thận

Tăng áp lực cho thận

Cũng giống như một số rau có công dụng giải nhiệt như rau má, rau diếp cá… rau càng cua cũng hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều rau càng cua sẽ ảnh hưởng xấu tới chức năng bài tiết của thận.

4. Nhiễm vi khuẩn

Rau càng cua vốn là một loại rau mọc hoang dại. Càng là những nơi có đất ẩm thấp thì nó lại càng dễ sinh sống và phát triển. Vậy nên, nếu thường xuyên ăn sống loại rau này mà không rửa sạch sẽ, chúng ta có thể nhiễm khuẩn hoặc giun sán.

>>> Đọc thêm: KHOAI TÂY KỴ GÌ? ĂN THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG GÂY HẠI CHO SỨC KHỎE?

Rau càng cua kỵ gì?

Rau càng cua kỵ gì

Khá nhiều người còn phân vân rau càng cua kỵ với gì. Vậy, rau càng cua có kỵ với gì hay không?

Theo các chuyên gia sức khỏe, rau càng cua không kỵ với bất kỳ thực phẩm nào khác. Bạn có thể kết hợp nó với bất kỳ nguyên liệu nấu nướng nào miễn là thấy thích hợp. Ngoài sử dụng làm món ăn, có thể tận dụng chiết xuất của cây càng cua để làm thuốc.

Vì không kỵ với gì, nên khi dùng loại rau này với một lượng vừa phải, rau càng cua không gây hại. Song, trong trường hợp dùng làm thuốc, cần hỏi ý kiến bác sĩ để biết liều lượng và cách uống phù hợp với thể trạng.

Ai không nên ăn rau càng cua? Mặc dù không kỵ gì, song với những người thường xuyên có vấn đề về tiêu hóa, huyết áp thấp, bị bệnh thận cũng không nên ăn nhiều rau càng cua.

Bên cạnh đó, mặc dù đây là loại rau lành tính, thế nhưng phụ nữ mang thai cũng cần cẩn trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đặc biệt là dùng rau này làm salad.

>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ

Rau càng cua làm gì ngon?

Rau càng cua làm gì ngon

Bạn đã biết rau càng cua kỵ gì và có những lợi ích tuyệt vời ra sao. Song, cách nhặt rau càng cua như thế nào và chế biến ra sao?

1. Cách nhặt rau càng cua

Rau càng cua là một trong những loại rau mà phần nhặt và sơ chế khá đơn giản. Bạn chỉ cần bỏ đi phần gốc rễ và hoa cùng các lá hỏng. Chọn lấy phần thân càng cua non cùng với lá tươi mà không cần phải tách lá ra khỏi thân. Ngắt phần thân đã chọn được thành từng đoạn vừa ăn.

Sau đó, bạn cho vào nước sạch rửa 1 – 2 lần rồi ngâm trong nước muối pha loãng từ 5 – 10 phút. Cuối cùng rửa lại rau cho thật sạch và đem đi chế biến.

>>> Đọc thêm: TÔM KỴ VỚI GÌ? GHI NHỚ NGAY 8 THỰC PHẨM NÊN HẠN CHẾ KẾT HỢP VỚI TÔM

2. Cách chế biến rau càng cua

Rau càng cua giòn, có vị chua nhẹ rất dễ ăn. Hãy bổ sung vào thực đơn gia đình mình các món ăn dễ làm cùng với rau càng cua theo các gợi ý dưới đây:

♦ Gỏi rau càng cua thịt bò

Gỏi rau càng cua thịt bò

Ảnh: Bếp Mina

Món ăn này giàu sắt, thích hợp để làm món khai vị. Vào những ngày hè nóng nực, chế biến rau càng cua trộn thịt bò cũng rất đưa cơm.

Cách thực hiện:

• Thái mỏng thịt bò, ướp cùng gia vị vừa ăn.

• Xào tái thịt bò với một ít dầu ăn và hành tím, tỏi băm cho thơm.

• Trộn thịt bò với rau càng cua đã được sơ chế sạch và thêm nước sốt chua ngọt cho vừa miệng rồi thưởng thức.

>>> Đọc thêm: TRỨNG VỊT LỘN KỴ GÌ? 8 THỰC PHẨM TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN KẾT HỢP

♦ Gỏi rau càng cua trộn dầu giấm

Gỏi rau càng cua trộn dầu giấm

Món gỏi này thực hiện khá đơn giản, song lại rất lạ miệng. Vị chua nhẹ của rau kết hợp với cái béo ngậy của trứng và dầu giấm làm cho món ăn có vị hài hòa.

Cách thực hiện:

• Chuẩn bị rau càng cua đã sơ chế sạch, để ráo nước.

• Luộc 2 – 3 quả trứng gà và thái múi cau.

• Trộn rau với trứng gà, rưới nước sốt dầu giấm lên trên.

• Trộn đều các nguyên liệu và thưởng thức.

• Tùy vào khẩu vị, có thể thêm vào đây hành tím phi giòn, cà chua hoặc hành tây…

>>> Đọc thêm: THỊT BÒ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM HẠN CHẾ DÙNG CHUNG VỚI THỊT BÒ

♦ Rau càng cua xào tỏi

Rau càng cua xào tỏi

Rau càng cua kỵ gì, có kỵ với tỏi không? 2 nguyên liệu này hoàn toàn không kỵ nhau, hơn nữa khi kết hợp làm cho món ăn thêm dậy mùi. Với những bữa cơm cần món xào nhưng không muốn chế biến cầu kỳ thì rau càng cua xào tỏi là lựa chọn hợp lý.

Cách thực hiện:

• Sơ chế rau càng cua, rửa sạch và chuẩn bị sẵn tỏi băm.

• Đun nóng dầu ăn, cho tỏi vào phi thơm, cho rau càng cua vào xào nhanh tay với lửa lớn, nêm nếm gia vị và tắt bếp.

Bên cạnh 3 món trên thì rau càng cua còn được dùng để chế biến: gỏi rau càng cua tai heo, rau càng cua xào nấm, rau càng cua nấu thịt băm… Rau càng cua ăn với mì tôm được không? Sử dụng rau càng cua để ăn mì tôm cũng rất ngon miệng và chống ngán hiệu quả.

Bạn đã biết rau càng cua kỵ gì và sử dụng như thế nào tốt cho sức khỏe. Vậy nên, hãy bổ sung loại rau này vào thực đơn bữa ăn hàng ngày của gia đình mình nhé!

>>> Đọc thêm: NẤM MÈO KỴ VỚI GÌ VÀ HỢP GÌ? 7 MÓN KHÔNG NÊN & NÊN KẾT HỢP

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm