Cây ngải cứu mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Loại rau này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như chữa các bệnh về xương khớp, điều hòa kinh nguyệt, an thai, cầm máu… Nhưng ít ai biết rau ngải cứu kỵ với gì. Nắm được điều này sẽ giúp bạn tránh những sai lầm trong khi dùng lá ngải cứu.
Đặc điểm và thành phần của cây ngải cứu
Ngải cứu là cây thân cỏ, thuộc họ cúc. Cây mọc dại ở nhiều nơi nên thường được xem là cỏ dại. Lá ngải cứu có chứa lượng tinh dầu tương đối lớn. Cây vị đắng, tính ấm, thơm mùi thảo mộc.
Lá ngải cứu chứa các chất như monoterpen, tetradecatrilin, dehydro matricaria ester, tricosanol, rachel ancol. Đây được xem là loại thuốc dân gian chữa nhiều bệnh.
Rau ngải cứu tác dụng gì?
Theo Đông y, ngải cứu có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh thông thường. Rau ngải cứu kỵ với gì hay rau ngải cứu có tác dụng gì là những câu hỏi thường gặp. Nếu sử dụng đúng cách, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích.
1. Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp
Ngải cứu có tính ấm, giúp lưu thông khí huyết, tốt cho xương khớp, giảm đau và kháng viêm. Vì vậy, bạn có thể dùng lá ngải cứu để chữa các bệnh về xương khớp, đặc biệt là gai cột sống và bệnh thấp khớp.
2. Giúp điều hòa kinh nguyệt
Lá ngải cứu chữa chứng đau bụng kinh, đau lưng và rối loạn kinh nguyệt rất hiệu quả. Với tính ấm, loại rau này sẽ điều hòa kinh nguyệt và làm giảm các triệu chứng khó chịu vào ngày đèn đỏ.
3. Giúp an thai
Rau ngải cứu là bài thuốc dân gian giúp an thai hiệu quả. Ngoài ra, phụ nữ bị lạnh tử cung, khó mang thai cũng nên dùng loại rau này. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.
4. Giúp cầm máu
Lá ngải cứu có công dụng rất tốt trong việc cầm máu, kháng viêm, sát khuẩn và giảm đau. Với những trường hợp bị mất máu cần sơ cứu nhanh, bạn có thể dùng lá ngải cứu trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
>>> Đọc thêm: BẠN ĐÃ BIẾT BỘT SẮN DÂY KỴ VỚI GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
5. Chữa suy nhược cơ thể
Lá ngải cứu hầm cùng hạt sen, táo đỏ, gà ác là món ăn giúp khai thông khí huyết, trị chán ăn, suy nhược cơ thể. Món này phù hợp cho những người mới ốm dậy hoặc bị bệnh lâu ngày.
6. Chữa mẩn ngứa, mề đay
Tinh dầu trong ngải cứu chứa thành phần chống viêm, kháng khuẩn. Vì vậy, bạn có thể dùng ngải cứu để chữa mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt. Bạn giã nhuyễn ngải cứu, đắp lên chỗ mẩn ngứa hoặc đun nước tắm đều được.
7. Giúp lưu thông máu
Rau ngải cứu được gợi ý dùng cho những người hay bị chóng mặt, hoa mắt do lưu thông máu kém. Trứng chiên ngải cứu, canh rau ngải cứu là những món ăn cải thiện tuần hoàn máu.
8. Chữa các bệnh hô hấp trên
Ngải cứu kết hợp cùng lá bưởi, khuynh diệp có thể chữa chứng cảm mạo, ho khan, đau họng. Bạn có thể đun nước uống hoặc dùng để xông.
>>> Đọc thêm: MĂNG CỤT KỴ VỚI GÌ? 15 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĂN ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE
Rau ngải cứu kỵ với gì?
Tìm hiểu rau ngải cứu kỵ với gì giúp bạn phát huy tối đa lợi ích và hạn chế tác hại của nguyên liệu này.
Có bốn nhóm người kỵ dùng rau ngải cứu đó là:
1. Rau ngải cứu kỵ với gì? Người bị viêm gan
Mặc dù tinh dầu cây ngải cứu có tác dụng chữa bệnh nhưng lại không tốt cho những người bị viêm gan. Người viêm gan ăn ngải cứu có thể bị rối loạn chuyển hóa trong gan. Tình trạng này gây viêm gan cấp tính, gan phình to, nước tiểu đục và có lẫn dịch mật. Tóm lại, nếu bị viêm gan, bạn không nên ăn ngải cứu để tránh bệnh nặng hơn.
2. Rau ngải cứu kỵ với gì? Người mang thai 3 tháng đầu
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế dùng các loại dược liệu, trong đó có rau ngải cứu. Phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu muốn sử dụng ngải cứu.
>>> Đọc thêm: THỊT GÀ KỴ VỚI RAU GÌ? 9 NGUYÊN LIỆU NÊN TRÁNH KẾT HỢP CÙNG THỊT GÀ
3. Rau ngải cứu kỵ với gì? Người bị rối loạn đường ruột cấp tính
Rau ngải cứu kỵ với gì? Rau ngải cứu kỵ với người bị rối loạn đường ruột cấp tính. Ngải cứu giúp nhuận tràng và kích thích đi tiểu nhiều hơn. Vì vậy, những người bị bệnh này không nên dùng rau ngải cứu. Ngoài ra, rau ngải cứu cũng kỵ với những người bị xơ vữa động mạch và sỏi thận.
4. Rau ngải cứu kỵ với gì? Người mắc bệnh thận
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu dùng rau ngải cứu quá nhiều sẽ khiến cơ thể mất nhiều năng lượng. Từ đó, bạn dễ bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tổn thương thận.
>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN
Những món ngon với rau ngải cứu
Rau ngải cứu kỵ với món gì hay rau ngải cứu nấu món gì ngon là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm. Dưới đây là vài món ngon từ rau ngải cứu.
1. Trứng chiên ngải cứu
Chuẩn bị: 4 quả trứng gà, một ít ngải cứu.
Cách làm:
• Bước 1: Rau ngải cứu nhặt ngọn non, bỏ lá già, cứng. Sau đó, bạn ngâm rau với nước muối loãng trong 5 phút rồi vớt ra rửa sạch lại. Tiếp theo, bạn thái rau thật nhỏ.
• Bước 2: Bạn đập trứng gà ra bát và đánh tan. Sau đó, bạn cho rau ngải cứu cùng 1/3 thìa cà phê muối vào và khuấy đều.
• Bước 3: Bạn cho dầu vào chảo, đun nóng. Đổ hỗn hợp trứng ngải cứu vào chảo và chiên ở lửa nhỏ. Bạn chiên đến khi chín đều cả hai mặt thì tắt bếp.
>>> Đọc thêm: CÀ RỐT KỴ GÌ? TOP 9 THỰC PHẨM NẤU CÙNG CÀ RỐT DỄ SẢN SINH ĐỘC TỐ
2. Gà tần ngải cứu đỗ đen
Chuẩn bị: 2 chiếc đùi gà ta, 1 bó rau ngải cứu, 50g đỗ đen, 7 cây nấm hương ngâm nở, 1 nhánh gừng băm nhỏ.
Cách làm:
• Bước 1: Đậu đen rửa sạch, ngâm qua đêm cho đậu nở.
• Bước 2: Đùi gà rửa sạch, ướp với ít muối và bột nêm.
• Bước 3: Bạn nhặt lá ngải cứu non rồi rửa sạch. Sau đó, bạn xếp một lớp ngải cứu dưới đáy nồi, bên trên xếp đùi gà và đỗ đen. Trên cùng, bạn xếp thêm một lớp lá ngải cứu.
• Bước 4: Bạn đun nồi gà trong khoảng 3 phút cho gà ra ít nước. Tiếp theo, bạn cho nước vào xâm xấp, thêm nấm hương và gừng vào. Bạn đun cho nồi gà sôi rồi để lửa nhỏ hầm trong 1 giờ. Gà chín mềm, bạn nêm lại cho vừa vị rồi tắt bếp.
>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?
Lưu ý khi dùng ngải cứu
Bạn nên lưu ý về cách dùng rau ngải cứu, rau ngải cứu kỵ với gì để phát huy những lợi ích và hạn chế tác hại của rau. Sau đây là một vài lưu ý khi sử dụng ngải cứu:
• Bạn không nên dùng quá nhiều ngải cứu. Bạn chỉ nên ăn tối đa 5 ngọn ngải cứu mỗi lần và ăn không quá 3 lần/tuần.
• Người mang thai hoặc từng sảy thai, sinh non không nên ăn rau ngải cứu.
• Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn rau ngải cứu thường xuyên.
• Bạn không nên dùng ngải cứu kết hợp với các loại thuốc chữa trầm cảm, tiểu đường, chống đông máu, ung thư, kháng khuẩn. Điều này sẽ gây phản tác dụng của thuốc.
• Nếu thuộc cơ địa dễ dị ứng với thảo dược, bạn nên cẩn thận khi dùng rau ngải cứu.
• Bạn không nên dùng ngải cứu liên tục trong thời gian dài. Bạn chỉ dùng tối đa trong 4 tuần liên tiếp.
• Trứng gà ngải cứu là món ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bạn không nên ăn thường xuyên. Tốt nhất bạn chỉ nên dùng 1-2 lần/tuần, mỗi lần không quá 40g ngải cứu tươi. Nếu vượt mức khuyến cáo, thần kinh trung ương sẽ bị hưng phấn và dễ dẫn đến run tay, co giật.
Những thông tin trên hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc rau ngải cứu kỵ với gì. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào sau khi dùng ngải cứu, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra ngay nhé.
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam