Tác dụng và 6 tác hại của câu kỷ tử cần biết

Câu kỷ tử hay còn gọi với cái tên quen thuộc là kỷ tử. Đây là thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý hiếm mà không phải trái cây nào cũng có.

Tuy nhiên, sử dụng nhiều kỷ tử cũng gây ra tác dụng phụ. Tìm hiểu tác dụng cũng như tác hại của câu kỷ tử trong bài viết sau.

Các tác dụng của câu kỷ tử

tác hại của câu kỷ tử

Ảnh: Goingnuts

Vì được nhiều người ưa chuộng sử dụng nên tác dụng và tác hại của câu kỷ tử cũng là thông tin thường xuyên được tìm kiếm trên Google.

Kỷ tử cung cấp nhiều vitamin A, C, chất sắt cùng protein cũng như một số chất chống oxy hóa tốt. Những quả mọng màu đỏ tươi có nguồn gốc từ Trung Quốc này mang lại nhiều lợi ích đáng kể, đó là:

1. Tác dụng của câu kỷ tử giải độc gan

Các loại thảo mộc, trong đó có kỷ tử thường được sử dụng để giải độc gan. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, quả kỷ tử có lợi cho cả gan và thận, đồng thời phục hồi sinh lực cho cơ thể.

2. Tăng cường phát triển cơ bắp

Quả kỷ tử chứa 18 axit amin, có thể hỗ trợ tăng trưởng cơ bắp. Một số thành phần của quả này cũng tăng cường sản xuất glycogen ở cơ và gan, do đó giúp duy trì hoạt động thể chất trong thời gian dài.

Ngoài ra, kỷ tử còn chứa một lượng protein tốt, giúp tăng cường sự phát triển của cơ bắp.

>>> Đọc thêm: UỐNG TÁO ĐỎ VÀ KỶ TỬ CÓ TÁC DỤNG GÌ? 4 CÁCH PHA TRÀ TÁO ĐỎ KỶ TỬ CHUẨN

3. Tác dụng của câu kỷ tử hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Tác dụng của câu kỷ tử hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Kỷ tử chứa polysacarit, là loại carbohydrate chuỗi dài được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu, tốt cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Mặt khác, khi cung cấp cho cơ thể một lượng kỷ tử nhất định, có thể làm tăng lượng glucose, giúp hạ đường huyết hiệu quả.

4. Chống ung thư

Câu kỷ tử chứa physalin, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết, dạ dày và tuyến tiền liệt. Các vitamin A và C trong loại quả mọng này cũng mang lại lợi ích chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư, chẳng hạn như ung thư da và vú.

>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ

5. Tác dụng của câu kỷ tử hỗ trợ giảm cân

Tác dụng của câu kỷ tử hỗ trợ giảm cân

Một số người lo lắng về tác hại của câu kỷ tử nên không muốn sử dụng nhiều, đặc biệt là để giảm cân. Song, các chuyên gia cho rằng đây là loại quả ít calo, giàu chất dinh dưỡng, tốt cho mọi kế hoạch ăn kiêng lành mạnh.

Chỉ số đường huyết thấp của kỷ tử cũng giảm cảm giác thèm ăn đồ ngọt, từ đó thúc đẩy quá trình giảm cân diễn ra nhanh hơn. Hơn nữa, lượng chất xơ của kỷ tử, cũng giống như hầu hết các loại trái cây và rau quả khác, có khả năng làm cơ thể no lâu, giảm cảm giác thèm ăn vặt, tốt cho người muốn giảm cân.

6. Điều chỉnh huyết áp

Polysacarit trong câu kỷ tử có đặc tính chống tăng huyết áp. Vì vậy, y học cổ truyền Trung Quốc ưa chuộng sử dụng quả này để hạ huyết áp đồng thời kéo dài tuổi thọ.

>>> Đọc thêm: MĂNG CỤT KỴ VỚI GÌ? 15 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĂN ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE

7. Tăng cường sức khỏe thị lực

Tăng cường sức khỏe thị lực

Ảnh: Healthifyme

Zeaxanthin là một chất chống oxy hóa có nhiều trong câu kỷ tử. Chất này có rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho mắt, chẳng hạn như:

• Hỗ trợ điều trị thoái hóa điểm vàng

• Bảo vệ mắt trước tác hại của tia cực tím, các gốc tự do

• Ngăn ngừa chứng tăng sắc tố

• Hỗ trợ điều trị bệnh tăng nhãn áp

8. Cải thiện sức khỏe phổi

Các nghiên cứu cho thấy việc bổ sung quả kỷ tử trong bốn tuần làm giảm viêm phổi và tăng hoạt động của bạch cầu chống lại các bệnh về phổi như cúm. Ngoài ra, quả này còn tăng cường khả năng miễn dịch của phổi, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn.

Ngoài ra, tác dụng của câu kỷ tử còn là:

• Có thể làm dịu cơn đau
• Kích thích mọc tóc
• Điều trị mụn trứng cá
• Cân bằng nội tiết tố
• Phục hồi làn da rám nắng
• Chống trầm cảm
• Tăng cường khả năng sinh sản và sức khỏe tình dục

>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?

Các tác hại của câu kỷ tử

Các tác hại của câu kỷ tử

Theo các chuyên gia, chúng ta sẽ nhận được các lợi ích tuyệt vời của kỷ tử nếu tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Nếu ăn quá nhiều, quả kỷ tử cũng gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm:

1. Tác hại của câu kỷ tử gây tiêu chảy

Một số báo cáo ghi nhận rằng có một vài trường hợp tiêu thụ quả kỷ tử hoặc trà kỷ tử quá nhiều đã bị tiêu chảy và đau bụng. Điều này có thể là do các loại quả mọng như kỷ tử có khả năng điều chỉnh một số gen trong cơ thể người, hoặc những quả nhiễm bẩn, thuốc sâu cũng gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN

2. Hạ huyết áp

Hạ huyết áp

Các nghiên cứu cho thấy quả kỷ tử có thể giúp hạ huyết áp. Đây là tin tốt, nhưng nó có thể gây ra rắc rối nếu bạn đã dùng thuốc điều trị huyết áp cao sau đó ăn kỷ tử. Quả này có thể tăng cường tác dụng của thuốc hạ huyết áp, dẫn đến hạ huyết áp tới mức thấp, gây nguy hiểm cho cơ thể.

3. Tác hại của câu kỷ tử gây hạ đường huyết

Như đã nói, câu kỷ tử có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, kiểm soát bệnh tiểu đường. Song nếu bạn đang dùng thuốc trị tiểu đường, kỷ tử có khả năng khiến lượng đường trong máu giảm quá nhiều.

>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

4. Gây dị ứng

Gây dị ứng

Tác hại của câu kỷ tử là gì? Câu kỷ tử có thể gây sốc phản vệ, một tình trạng khiến cơ thể trở nên quá mẫn cảm. Các protein kết hợp với lipid trong quả này có thể là nguyên nhân gây ra những phản ứng này.

Bị sốc phản vệ câu kỷ tử sẽ có các triệu chứng như kích ứng da, nổi mề đay, khó thở, buồn nôn, nôn và sốc.

5. Tác hại của câu kỷ tử gây tương tác thuốc

Quả câu kỷ tử có thể tương tác với một số loại thuốc làm loãng máu như warfarin. Trong một nghiên cứu, một phụ nữ 71 tuổi đã uống nước ép kỷ tử khi đang điều trị bằng warfarin. Bà có các triệu chứng bầm tím, chảy máu trực tràng và chảy máu mũi. Các rủi ro này được cải thiện sau khi bà ngừng uống nước kỷ tử.

Ngoài ra, quả kỷ tử cũng có thể tương tác với thuốc tiểu đường và thuốc huyết áp.

>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

6. Tác hại của câu kỷ tử gây sảy thai

Tác hại của câu kỷ tử gây sảy thai

Quả kỷ tử có chứa betaine, thành phần được sử dụng để phá thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai được khuyến cáo tránh xa quả kỷ tử để được an toàn trong thai kỳ.

Ngoài ra, các loại quả mọng như kỷ tử cũng có tính chất như estrogen. Do đó, phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc bất kỳ ai mắc bệnh nhạy cảm với estrogen không nên ăn.

>>> Đọc thêm: THỊT GÀ KỴ VỚI RAU GÌ? 9 NGUYÊN LIỆU NÊN TRÁNH KẾT HỢP CÙNG THỊT GÀ

Ai không nên ăn kỷ tử?

Ai không nên ăn kỷ tử

Trên đây là những tác hại của câu kỷ tử mà mỗi người sử dụng cần chú ý. Ngoài ra, một số đối tượng sau được khuyến cáo là không ăn quả này:

• Người có vấn đề về đường huyết, huyết áp thấp không nên ăn nhiều kỷ tử vì gây ra các vấn đề hạ đường huyết, hạ huyết áp nguy hiểm.

• Những người có vấn đề về đường ruột, tiêu hóa yếu cần cẩn trọng khi dùng kỷ tử để không gặp các vấn đề về tiêu hóa.

• Những người dị ứng với kỷ tử nên cẩn thận khi ăn thực phẩm này.

• Người đang sử dụng các loại thuốc làm loãng máu, thuốc tiểu đường, huyết áp được khuyến cáo không ăn kỷ tử vì gây tương tác thuốc.

• Đàn ông bị cường dương không nên dùng kỷ tử vì quả này khiến cơ thể hưng phấn hơn, tăng cường chức năng tình dục.

• Phụ nữ mang thai và cho con bú cẩn trọng khi dùng kỷ tử.

>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT

Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu kỷ tử?

Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu kỷ tử

Các chuyên gia cho rằng nếu bạn là người lớn trưởng thành có sức khỏe bình thường, mỗi ngày có thể ăn 15g kỷ tử. Số lượng này được coi là có lợi cho sức khỏe của mắt, vì cung cấp khoảng 3g zeaxanthin. Tuy vậy, giới hạn an toàn hàng ngày của quả kỷ tử vẫn chưa được biết đến.

>>> Đọc thêm: BẠN ĐÃ BIẾT BỘT SẮN DÂY KỴ VỚI GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

Khi nào là thời điểm tốt nhất để ăn kỷ tử?

Khi nào là thời điểm tốt nhất để ăn kỷ tử?

Thời điểm tốt nhất để ăn quả kỷ tử là trước hoặc sau một buổi tập luyện. Tinh bột trong quả mọng này có thể cung cấp năng lượng cho quá trình tập luyện hoặc bổ sung năng lượng dự trữ một cách hiệu quả.

Có thể ăn kỷ tử bằng cách nhai trực tiếp hoặc pha trà để uống. Nếu pha trà kỷ tử, nên kết hợp với một số nguyên liệu như táo đỏ, hoa cúc… để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tóm lại, những ai đang là tín đồ của kỷ tử, cần lưu ý tới các tác dụng và tác hại của nó để sử dụng đúng cách. 6 tác hại của câu kỷ tử là không lớn nếu chúng ta có sự cẩn trọng khi sử dụng.

>>> Đọc thêm: THỊT ẾCH KỴ VỚI RAU GÌ? NẤU ẾCH VỚI GÌ ĐỂ TỐT CHO SỨC KHỎE?

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm