[Bạn cần biết] 13 công dụng và tác hại của cây thuốc dòi

Công dụng và tác hại của cây thuốc dòi là gì? Nếu bạn quan tâm đến loại thảo dược này thì đừng bỏ qua các thông tin của Bazaar Vietnam.

Cây thuốc dòi là một loại thảo mộc được dân gian sử dụng nhiều trong chữa ho, điều trị mụn nhọt… Thế nhưng, cũng như bất kỳ loại dược liệu nào, nếu không biết sử dụng đúng cách có thể mang lại rủi ro. Vậy thì hãy cùng Bazaar Vietnam tìm hiểu công dụng cũng như tác hại của cây thuốc dòi và những lưu ý để sử dụng cây thuốc này đúng cách.

Tìm hiểu về cây thuốc dòi

tác hại của cây thuốc dòi

Cây thuốc dòi tên khoa học là Pouzolzia zeylanica, thuộc họ tầm ma. Cây thuốc dòi còn có một số tên khác là thuốc giòi, bọ mắm, đại kích biển… Hiện nay, cây có nhiều ở các nước như Ấn Độ, Philippines, Malaysia và Việt Nam.

Nhiều người sử dụng thảo mộc này để làm thuốc nhưng vẫn còn lo lắng về tác hại của cây thuốc dòi. Đây là loài cây mọc hoang, phát triển nhiều ở những nơi ẩm ướt và có những đặc điểm sau:

• Là loại cây mọc sát mặt đất, thuộc loại cây thân thảo. Thân cây nhỏ có lông mịn bao phủ, chia thành nhiều nhánh.

• Hoa thuốc dòi thường mọc thành chùm và nở quanh năm.

• Quả thuốc dòi có hình quả trứng và có khía dọc thân.

• Lá cây thuốc dòi thon dài, đuôi lá nhọn và lá có màu xanh lục.

• Thân cây thuốc dòi, hoa, lá và nhựa cây là những bộ phận được sử dụng nhiều trong Đông y để làm thuốc.

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM

Công dụng của cây thuốc dòi

Công dụng của cây thuốc dòi

Công dụng và tác hại của cây thuốc dòi là gì? Có thể nói đây là một dược liệu quý, trị nhiều bệnh.

1. Thanh nhiệt, giải độc

Theo các danh y, cây thuốc dòi có vị ngọt, tính mát có thể dùng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm hiệu quả.

Để thanh nhiệt, bạn dùng 10-20g cây thuốc dòi nấu nước uống thay nước lọc. Hoặc kết hợp vị thuốc này nấu cùng cùng râu ngô, mã đề, mía lau, hoa cúc, thục địa… để tăng hiệu quả giải độc, mát gan.

2. Điều trị các vấn đề về đường hô hấp

Các bộ phận của cây thuốc dòi như lá, hoa, thân đều tác dụng chữa ho, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Chính vì vậy, từ lâu đời các bà các mẹ đã sử dụng cây này để chữa ho cho trẻ nhỏ.

Chữa ho bằng cách dùng 10-20g cây thuốc dòi khô rửa sạch rồi đem sắc với nước uống mỗi ngày. Hoặc, bạn cũng có thể giã nhuyễn loại dược liệu này rồi thêm ít muối, nấu lên và lọc lấy nước uống.

>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI

3. Chữa ho lao

tác hại của cây thuốc dòi

Các nhà thực vật học đã tìm thấy nhiều hoạt chất isoflavone có trong cây thuốc dòi. Các hoạt chất chống oxy hóa này có khả năng chống lại các loại virus có thể gây tổn thương phổi.

Nếu đang bị ho lao thì đừng nên lo lắng về tác hại của cây thuốc dòi mà hãy dùng nó để điều chế bài thuốc hiệu quả. Chỉ cần 40g lá thuốc dòi phơi khô, sắc nước uống 3 – 4 lần/ngày, tình trạng ho sẽ giảm. Mỗi lần uống bạn có thể thêm một ít mật ong cho dễ uống.

4. Chữa mụn nhọt, bầm tím, viêm sưng vú

Nếu bạn đang gặp các vấn đề như bầm tím, tụ máu, mụn nhọt hoặc viêm sưng vú thì nên lấy một nắm lá thuốc dòi tươi giã nhuyễn sau đó nắp lên chỗ bị sưng hoặc tụ máu. Thực hiện việc này đều đặn hàng ngày chỗ đau sẽ hết sưng tấy và không còn đau nhức nữa.

5. Chữa viêm mũi

Nếu bị viêm đau mũi, hãy lấy 20-30g cây thuốc dòi tươi rửa sạch rồi cho một vài hạt muối vào giã cùng cho nhuyễn. Vắt lấy nước cốt này, dùng tăm bông sạch thấm nước thuốc và bôi vào vùng mũi bị đau.

Kiên trì thực hiện điều này 2 – 3 lần/ngày, bạn sẽ thấy tình trạng sưng đau thuyên giảm hẳn.

>>> Đọc thêm: 5 TÁC HẠI CỦA TRÁI NHÀU LÀ GÌ? CHẾ BIẾN TRÁI NHÀU NHƯ THẾ NÀO?

6. Chữa đau răng

Chữa viêm đường tiết niệu

Cây thuốc dòi đã được sử dụng làm bài thuốc chữa đau răng từ lâu đời. Chỉ cần giã lấy nước cốt của cây thuốc này hòa với rượu và dùng nó để ngậm 2 – 3 lần trong ngày là triệu chứng đau răng sẽ hết.

7. Chữa viêm đường tiết niệu

Cây thuốc dòi có thể tiêu diệt vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu cấp và mãn tính. Nếu bạn gặp tình trạng khó chịu này thì hãy lấy 30g cây thuốc khô, rửa sạch và sắc với 1 lít nước. Sắc tới khi còn 1 bát con nước thì bạn lấy nước này để uống.

Mỗi ngày uống 1 bát nước cây thuốc dòi sắc, tình trạng viêm đường tiết niệu sẽ thuyên giảm.

Ngoài những tác dụng trên, dân gian còn sử dụng dược liệu này để chữa tắc tia sữa, trị viêm amidan, chữa viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP, điều trị rong kinh…

>>> Đọc thêm: CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA LÁ MƠ LÔNG NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT

Tác hại của cây thuốc dòi

Nhìn chung cây thuốc dòi được đánh giá là lành tính, không gây ra tác hại gì quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi sử dụng bài thuốc dân gian này, bạn cũng cần cẩn thận với một số tác hại sau:

1. Tác hại của cây thuốc dòi gây lạnh bụng, đi ngoài

gây lạnh bụng, đi ngoài

Cây thuốc dòi có tính mát nên không phù hợp với những người có cơ địa tính hàn. Mặt khác, người có tiền sử tiêu hóa kém, hay bị lạnh bụng cũng không nên sử dụng cây thuốc này. Nếu sử dụng có thể đau bụng, tiêu chảy.

2. Tác hại của cây thuốc dòi làm mất cân bằng khoáng chất

Do có tác dụng mát phế vị, lợi tiểu nên nếu uống nhiều nước thuốc dòi có thể làm mất cân bằng điện giải. Điều này là do cơ thể bị đào thải các khoáng chất qua nước tiểu quá nhiều, đồng thời cơ thể cũng kém hấp thu khoáng chất.

3. Gây kích ứng da

Tác hại của cây thuốc dòi là gì? Mặc dù là dược liệu lành tính, nhưng một số người khi sử dụng cây thuốc này gặp trường hợp kích ứng da, ngứa hoặc viêm da.

>>> Đọc thêm: 6 TÁC HẠI CỦA NƯỚC ÉP CẦN TÂY ÍT AI NGỜ TỚI

4. Tác hại của cây thuốc dòi gây ra phản ứng dị ứng

phản ứng dị ứng

Một số người có tiền sử dị ứng cũng có nguy cơ bị dị ứng khi sử dụng cây thuốc dòi. Biểu hiện của dị ứng là mẩn đỏ, ngứa, buồn nôn và nôn mửa. Nếu bạn là người có cơ địa dễ bị dị ứng, nên cẩn trọng khi sử dụng các loại thảo dược.

5. Ảnh hưởng đến thai nhi

Trong khi mang thai, nếu dùng cây thuốc dòi, có thể gây ra một số vấn đề cho cả mẹ và bé hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, uống nhiều nước thuốc dòi còn gây sảy thai.

6. Tác hại của cây thuốc dòi gây tương tác thuốc

Cây thuốc nam này có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc tiểu đường, chữa bệnh thận, chữa ho lao… Cụ thể, nó có thể làm giảm tác dụng của thuốc hoặc gây ra tác dụng phụ.

>>> Đọc thêm: 9 TÁC HẠI CỦA TRÀ KOMBUCHA VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI UỐNG

Lưu ý khi sử dụng cây thuốc dòi

Lưu ý khi sử dụng cây thuốc dòi

Cây thuốc dòi có 2 loại: loại màu trắng và loại màu tím. Ngoài lưu ý về các tác hại của cây thuốc dòi, bạn cần nhớ rằng để làm thuốc thì chỉ cây màu tím mới có tác dụng.

Hơn nữa, để an toàn khi sử dụng thuốc dòi làm thuốc, cần lưu ý:

• Thời điểm sử dụng cây thuốc dòi tốt nhất là khi mới chớm có các dấu hiệu của bệnh.

• Có thể sử dụng loại thuốc dân gian này kết hợp với một số thuốc mà bác sĩ chỉ định.

• Dùng cây thuốc dòi lúc xông hoặc cạo gió cũng tốt cho việc điều trị cảm lạnh, cảm cúm.

• Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng khi dùng cây thuốc dòi chữa bệnh, chỉ nên dùng trong 3 – 5 ngày, mỗi ngày 3 lần. Không nên dùng thuốc quá 5 ngày. Liều dùng khuyến cáo khoảng 10 đến 20g mỗi ngày.

• Nên rửa cây thuốc thật kỹ trước khi đun nước uống vì cây mọc sát đất nên nhiều bụi bẩn.

• Những người đang sử dụng thuốc tây trị bệnh huyết áp cao, tiểu đường, lao, thận… nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng cây thuốc dòi làm thuốc.

• Tuyệt đối không sử dụng cây thuốc này cho phụ nữ mang thai.

Tóm lại, cây thuốc dòi là một dược liệu tốt cho sức khỏe. Thế nhưng khi sử dụng làm thuốc chữa bệnh cần lưu ý tới các tác hại của cây thuốc dòi để không ảnh hưởng xấu cho bản thân và gia đình. Tốt hơn hết, tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể về cách dùng của cây thuốc dòi.

>>> Đọc thêm: 8 TÁC HẠI CỦA NƯỚC DỪA TƯƠI NẾU SỬ DỤNG KHÔNG ĐÚNG CÁCH

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm