Sự thật đáng kinh ngạc về công dụng và tác hại của cây xấu hổ

Cây xấu hổ hay còn gọi là cây trinh nữ, cây mắc cỡ, cây e thẹn… Đây là cây mọc hoang, có ở nhiều vùng quê của Việt Nam.

Thế nhưng, cây này lại có nhiều công dụng bất ngờ đối với sức khỏe. Khám phá tác dụng và tác hại của cây xấu hổ cùng Bazaar Vietnam trong bài viết sau.

Tác dụng của cây xấu hổ (mắc cỡ)

tác dụng và tác hại của cây xấu hổ

Ít ai biết rằng một loại cây mọc hoang như cây xấu hổ lại có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Cây xấu hổ có mấy loại? Trong tự nhiên, có 2 loại cây xấu hổ là cây màu tía (hoa màu tím đỏ) và cây màu trắng (hoa trắng nhạt). Trong 2 loại, cây màu tía được coi là có nhiều công dụng hơn.

Nếu bạn còn phân vân cây xấu hổ có tác dụng gì thì dưới đây là 16 lợi ích của cây xấu hổ đã được khoa học chứng minh:

1. Tác dụng của cây xấu hổ (trinh nữ) điều trị chứng mất ngủ/ khó ngủ

Tác dụng của cây xấu hổ điều trị chứng mất ngủ/ khó ngủ

Nhiều người nghĩ rằng những loại cây mọc hoang thường không tốt. Vậy nên họ cho rằng tác hại của cây xấu hổ là nhiều hơn lợi ích. Song điều này không đúng.

Để điều trị chứng khó ngủ hoặc mất ngủ, chỉ cần lấy 5g cây xấu hổ, nghiền nát, sau đó cho vào nước đun sôi và lọc lấy nước uống. Thực hiện điều này vào ban đêm trong vòng 15-20 ngày, bạn sẽ thấy dễ ngủ hơn.

>>> Đọc thêm: 8 TÁC HẠI CỦA NƯỚC DỪA TƯƠI NẾU SỬ DỤNG KHÔNG ĐÚNG CÁCH

2. Chữa đau khớp

Chữa đau khớp

Sử dụng lá cây xấu hổ giã nát sau đó đắp lên phần khớp xương bị đau qua đêm và rửa sạch lại vào sáng hôm sau. Bằng cách này, bạn sẽ thấy giảm đau khớp hơn.

3. Điều trị bệnh hen suyễn

Chuẩn bị nước ép của cây xấu hổ (15ml) và uống hai lần một ngày. Việc này sẽ giúp điều trị bệnh hen suyễn.

4. Chữa các vấn đề về nướu và răng

Cây xấu hổ có tác dụng gì? Súc miệng bằng nước của rễ cây xấu hổ sắc lên, bạn không chỉ duy trì sức khỏe răng miệng mà còn chữa đau răng.

>>> Đọc thêm: TÁC HẠI CỦA CÂY BỒ CÔNG ANH LÀ GÌ? CÂY BỒ CÔNG ANH CÓ MẤY LOẠI?

5. Cây trinh nữ chữa ngứa

Cây trinh nữ chữa ngứa

Ảnh: The Spruce

Dùng rễ cây xấu hổ giã nát rồi bôi lên vùng da bị ngứa sẽ thấy tình trạng được cải thiện rõ rệt. Hoặc bạn có thể lấy nước ép của cây xấu hổ và thêm mấy giọt dầu mè vào, trộn đều hỗn hợp sau đó bôi lên vùng da bị ngứa.

6. Chống rụng tóc

Không cần phải lo lắng về tác hại của cây xấu hổ, vì bản thân nó có nhiều công dụng bất ngờ. Riêng đối với tóc, các loại dầu thảo dược có chiết xuất cây xấu hổ có thể làm tăng trưởng tế bào tóc mới và giúp kiểm soát rụng tóc, ngăn ngừa hói đầu.

>>> Đọc thêm: LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA RAU DIẾP CÁ ĐỐI VỚI CƠ THỂ VÀ LÀN DA

7. Trinh nữ hỗ trợ điều trị gãy xương

Trinh nữ hỗ trợ điều trị gãy xương

Cây mắc cỡ trị bệnh gì? Cây xấu hổ cũng giúp điều trị gãy xương. Đơn giản chỉ cần làm một miếng dán của lá và đắp lên vùng xương bị gãy để giảm đau và giúp xương nhanh lành hơn.

8. Tác dụng của cây xấu hổ giảm đau và nhanh lành vết thương

Bằng cách lấy nước ép của lá cây xấu hổ và bôi lên vết thương, bạn sẽ thấy nó giảm đau nhiều hơn nhờ cây có đặc tính chữa bệnh.

9. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Uống nước ép cây xấu hổ sẽ giúp lượng đường trong máu thấp. Cụ thể với bệnh nhân tiểu đường, mỗi ngày uống 30ml nước ép của cây xấu hổ vào buổi sáng và buổi tối trong vòng 7-10 ngày, lượng đường trong máu được cải thiện rõ rệt.

>>> Đọc thêm: 9 TÁC HẠI CỦA TRÀ KOMBUCHA VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI UỐNG

10. Tác dụng của cây xấu hổ (trinh nữ) điều trị huyết áp cao

Tác dụng của cây xấu hổ (trinh nữ) điều trị huyết áp cao

Lấy lá của cây xấu hổ và nghiền nát chúng để thu được nước ép. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml sẽ giúp cải thiện tình trạng huyết áp cao hiệu quả.

11. Điều chỉnh xuất tinh sớm

Nam giới bị xuất tinh sớm có thể lấy hạt của cây xấu hổ và trộn với một ít đường. Vào mỗi tối, uống 2 thìa cà phê hạt này cùng với sữa ấm sẽ cải thiện bệnh xuất tinh sớm.

12. Chữa đau bụng, giun đường ruột

Chắc hẳn nhiều người nghe tới một số tác hại của cây xấu hổ nhưng không biết công dụng tuyệt vời của nó đối với đường ruột.

Để chữa đau bụng hoặc trị giun, bạn lấy một nắm lá cây xấu hổ, rửa sạch và giã nát ra. Sau đó, trộn nó cùng với một ít mật ong và ăn mỗi ngày một lần. Chỉ cần sử dụng trong vòng 3 – 4 ngày là được.

>>> Đọc thêm: 6 TÁC HẠI CỦA NƯỚC ÉP CẦN TÂY ÍT AI NGỜ TỚI

13. Trị rắn cắn

Trị rắn cắn

Cây xấu hổ được chứng minh là có thể trị nọc độc của các loài rắn nguy hiểm như rắn hổ mang. Trong trường hợp bị rắn cắn, hãy lấy 10gr rễ cây xấu hổ sắc cùng 40ml và lấy nước uống hai lần mỗi ngày.

14. Tác dụng của cây xấu hổ (mắc cỡ) trị côn trùng cắn

Nếu không may bị côn trùng cắn, hãy thử lấy lá và thân của cây xấu hổ, giã nát ra và đắp lên vùng đó. Thực hiện 2 lần mỗi ngày bạn sẽ thấy vết thương thuyên giảm.

15. Chữa vàng da

Chiết xuất nước ép lá của cây xấu hổ có thể giảm tình trạng vàng da nếu sử dụng liên tục trong vòng 2 tuần.

>>> Đọc thêm: 12 TÁC HẠI CỦA THỨC KHUYA VỚI PHỤ NỮ. ĐỌC NGAY ĐỂ TRÁNH!

16. Tác dụng của cây xấu hổ điều hòa kinh nguyệt

Tác dụng của cây xấu hổ điều hòa kinh nguyệt

Ảnh: AdobeStock

Cây xấu hổ có đặc tính cân bằng nội tiết tố, có khả năng giảm tình trạng ra máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt. Các chuyên gia cho biết, uống nước lá cây xấu hổ pha với mật ong 1 – 2 lần/ngày sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt.

Ngoài những công dụng trên, cây xấu hổ còn có thể trị chứng khó tiêu, tiêu chảy, bệnh trĩ, ho, bong gân… Đặc biệt, trong y học cổ truyền của nhiều nước, cây xấu hổ có vô vàn các công dụng khác nhau. Chẳng hạn:

• Ở Trung Quốc, cây xấu hổ được sử dụng để điều trị chứng lo âu và trầm cảm.

• Ở Ấn Độ, nó được dùng để kiểm soát sinh sản.

• Người dân Malaysia dùng lá cây xấu hổ để làm thuốc bổ hoặc đắp lên chỗ sưng tấy.

• Ở Philippines, rễ cây xấu hổ được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa bệnh kiết lỵ và đau bụng kinh…

>>> Đọc thêm: TÁC HẠI CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Các tác hại của cây xấu hổ (trinh nữ)

Các tác hại của cây xấu hổ (trinh nữ) 

Ảnh: Gettyimage

Có thể khẳng định rằng tất cả các bộ phận của cây xấu hổ từ rễ, thân, lá, hạt đều có những lợi ích to lớn về mặt y học. Vậy nhưng, cây xấu hổ cũng có một số tác dụng phụ, mặc dù là ít ỏi, gồm:

• Sử dụng chiết xuất cây xấu hổ có thể gây dị ứng hoặc làm trầm trọng hơn vấn đề về táo bón.

• Đây là cây mọc hoang, nên tác hại của cây xấu hổ là có thể gây nhiễm khuẩn nếu không biết vệ sinh đúng cách.

• Cây xấu hổ đã được chứng minh là gây tương tác thuốc, chẳng hạn như thuốc tiểu đường hoặc điều trị tăng huyết áp.

• Sử dụng cây xấu hổ với liều lượng lớn có thể gây ngộ độc vì lượng tanin trong cây không được tiêu thụ hết.

• Cây xấu hổ cũng giảm khả năng có thai ở phụ nữ, vì vậy các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ đang trong thời gian cố gắng để thụ thai không nên sử dụng.

>>> Đọc thêm: 13 TÁC HẠI CỦA DẦU OLIU VỚI DA MẶT VÀ SỨC KHỎE

Lưu ý khi sử dụng câu xấu hổ như một vị thuốc

cây trinh nữ

Mặc dù nếu sử dụng với lượng ít – vừa phải, tác hại của cây xấu hổ đối với sức khỏe là không đáng lo ngại. Song, với những cây mọc hoang, quá trình sử dụng cần lưu ý:

• Tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ nếu bạn đang cho con bú.

• Không dùng cây xấu hổ mà không có chỉ định của bác sĩ nếu bạn đang mang thai.

• Nếu đang mắc bất kỳ loại bệnh hiểm nghèo nào, không nên uống cây xấu hổ.

• Bệnh nhân tiểu đường hoặc cao huyết áp cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng cây xấu hổ làm thuốc.

• Người già trên 65 tuổi không nên uống chiết xuất cây xấu hổ.

cây mắc cỡ

• Cây xấu hổ cũng không phù hợp với những phụ nữ thường xuyên bị trễ kinh.

• Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc bổ sung, vitamin hoặc thuốc thảo dược nào, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng cây xấu hổ.

Với nhiều lợi ích sức khỏe mà loại cây này mang lại, từ bao đời nay, có rất nhiều nước trên thế giới sử dụng cây xấu hổ làm thuốc. Song, tác hại của cây xấu hổ (mắc cỡ) cũng cần được lưu tâm để tránh rủi ro khi sử dụng.

>>> Đọc thêm: 6 TÁC HẠI CỦA VIỆC BÔI KEM ĐÁNH RĂNG LÊN MẶT BẠN CẦN BIẾT

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm