Tác hại của dây thìa canh nếu dùng sai cách

Từ lâu đời, dây thìa canh được coi là thảo dược trị bệnh tiểu đường. Thế nhưng, nếu sử dụng sai, loại cây này cũng mang tới nhiều tác hại cho người bệnh.

Vậy, cụ thể tác dụng và tác hại của dây thìa canh là gì? Tìm hiểu cùng Bazaar Vietnam về vấn đề này để biết sử dụng dây thìa canh đúng cách!

Dây thìa canh là gì?

Tác hại của dây thìa canh nếu dùng sai cách

Dân gian lưu truyền có nhiều loại thảo dược có tác dụng trị tiểu đường, trong đó có dây thìa canh. Chính vì lý do đó, một số người bị bệnh tìm đến phương thuốc thảo mộc này mà không chú ý tới tác hại của dây thìa canh là gì. Hậu quả là vô tình gây hại cho sức khỏe.

Dây thìa canh (tên khoa học Gymnema Sylvestre) là loại cây thuộc loại dây leo thân gỗ. Cây có những chiếc lá rủ xuống tựa như chiếc thìa, vì vậy được gọi là dây thìa canh.

Loại cây này sinh trưởng nhiều trong những cánh rừng khô ở đất nước Ấn Độ, châu Phi… Vào khoảng 2.000 năm trước, người Ấn đã biết sử dụng loại cây này để trị tiểu đường trong bài thuốc Ayurveda cổ truyền.

Theo dân gian, toàn bộ thân, lá, hoa và quả của cây thìa canh đều có thể sử dụng như những bài thuốc. Thế nhưng y học hiện đại có rất nhiều tài liệu nói về công dụng của loại cây này.

>>> Đọc thêm: SỰ THẬT ĐÁNG KINH NGẠC VỀ CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA CÂY XẤU HỔ

Tác dụng của dây thìa canh

Tác dụng của dây thìa canh

Công dụng và tác hại của dây thìa canh là gì? Nhiều người sử dụng trà dây thìa canh để hỗ trợ giảm cân, chữa bệnh tiểu đường, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch… Cụ thể, lợi ích của dây thìa canh gồm có:

1. Đặc tính kháng khuẩn

Nghiên cứu của Beverly C. David (Ấn Độ) và cộng sự (2013) chứng minh được rằng dây thìa canh có khả năng kháng khuẩn. Đó là dịch chiết xuất của dây thìa canh trong nước và chất methanol có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm (đặc biệt là với các chủng như Candida tropicalis, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae…).

2. Tác dụng của dây thìa canh giúp giảm viêm

Viêm mãn tính là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Dây thìa canh chứa tanin và saponin, có thể hỗ trợ giảm viêm. Một khi cơ thể đang có các vết thương hoặc chứa các vi sinh vật gây hại bên trong thì đặc tính kháng viêm này của dây thìa canh sẽ giúp khỏi bệnh nhanh hơn.

>>> Đọc thêm: 5 TÁC HẠI CỦA CHÈ VẰNG VÀ 3 ĐỐI TƯỢNG KHÔNG NÊN UỐNG

3. Cải thiện mức độ cholesterol

Cải thiện mức độ cholesterol

Theo một số nghiên cứu trên chuột, dây thìa canh có nhiều hoạt chất có thể giảm triglycerid và cholesterol LDL đồng thời ngăn ngừa sự tích tụ mỡ trong gan. Mặt khác, dây thìa canh cũng tăng tỷ lệ cholesterol tốt HDL.

Từ đây, loại thảo dược này có thể giúp cơ thể giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch và các bệnh về tim như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

4. Tác dụng của dây thìa canh tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Một số người tin vào công dụng chữa bệnh thần thánh của dây thìa canh mà quên đi những tác hại của nó khi sử dụng quá liều. Đối với người bệnh tiểu đường, nếu sử dụng đúng cách, loại thảo mộc này có thể tăng sản xuất insulin đồng thời giảm lượng đường trong máu.

Cụ thể, khi bị tiểu đường, cơ thể không tự tổng hợp đủ insulin, hậu quả là lượng đường trong máu liên tục cao. Thường xuyên uống trà dây thìa canh sẽ giúp tuyến tụy sản xuất insulin, từ đó hạ đường huyết.

>>> Đọc thêm: CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA LÁ MƠ LÔNG NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT

5. Giảm cân an toàn

Giảm cân an toàn

Dây thìa canh có hoạt chất gurmarin. Chất này là một peptide có cấu trúc tương tự như đường, có vị ngọt tự nhiên. Khi uống trà dây thìa canh, peptide tạo ra vị ngọt ở lưỡi, gây mất cảm giác thèm ngọt. Điều này rất có lợi cho những người thừa cân, béo phì. Bởi vì đồ ngọt là một trong những tác nhân gây thừa cân.

Hơn nữa, một số nghiên cứu trên cả động vật và người đã chứng minh rằng chiết xuất của dây thìa canh có tác dụng giảm cân hiệu quả. Cụ thể, 60 người béo phì khi được sử dụng thảo dược này đều đặn trong chế độ ăn đã giảm 5 – 6% trọng lượng cơ thể, đồng thời ít thèm ăn hơn.

6. Tác dụng của dây thìa canh hỗ trợ điều trị bệnh

Tanin và flavonoid là hai hoạt chất trong dây thìa canh có tác dụng chống oxy hóa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh. Hãy sử dụng thảo dược này dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nếu bạn đang mắc các bệnh về đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid, gan nhiễm mỡ, ung thư…

>>> Đọc thêm: 6 TÁC HẠI CỦA NƯỚC ÉP CẦN TÂY ÍT AI NGỜ TỚI

Tác hại của dây thìa canh

Tác hại của dây thìa canh

Dù có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, song dây thìa canh cũng mang lại một số rủi ro nếu sử dụng sai cách. Nếu bạn dùng đúng liều lượng, dây thìa canh hầu như không có tác dụng phụ gì. Vậy nhưng, với bất kỳ loại thảo dược nào, tác hại tiềm ẩn là điều đáng lưu tâm.

Uống nhiều dây thìa canh có tốt không? Dưới đây là một số rủi ro khi dùng dây thìa canh:

Hoa mắt, váng đầu: Điều này là do dùng dây thìa canh quá liều khiến đường huyết giảm đột ngột. Hoặc uống trà dây thìa canh khi bụng đói cũng khiến cho cơ thể nôn nao khó chịu.

Đầy bụng, khó tiêu: Uống trà dây thìa canh để qua đêm có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, gây khó chịu.

Phản tác dụng chữa bệnh: Uống nhiều dây thìa canh có tốt không? Việc uống quá nhiều dây thìa canh để chữa bệnh tiểu đường có thể không mang lại hiệu quả gì mà còn phản tác dụng, khiến người thêm mệt mỏi, tay chân run rẩy… Đặc biệt, khi uống thảo dược này cùng với aspirin có nguy cơ gây hạ đường huyết nguy hiểm.

Gây tương tác thuốc: Các hoạt chất trong dây thìa canh có thể tương tác với một số loại thuốc, làm giảm công dụng của thuốc trị bệnh. Điều này có thể gây nguy hiểm cho cơ thể, đặc biệt là với những người bị bệnh nặng như tiểu đường, bệnh tim…

>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI

Cách sử dụng dây thìa canh để đạt hiệu quả tốt nhất

Cách sử dụng dây thìa canh

Theo y học cổ truyền, dây thìa canh được sử dụng để chữa bệnh bằng cách nhai lá trực tiếp, pha trà hoặc bột lá. Trong y học hiện đại, dây thìa canh được chiết xuất thành dạng viên nang, viên nén để dễ theo dõi liều lượng.

Để tránh tác hại của dây thìa canh, khi sử dụng thảo dược này, bạn nên tuân thủ liều lượng được khuyến nghị. Cụ thể như sau:

Đối với viên nang, viên nén: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì hoặc tuân theo chỉ định của bác sĩ với từng tình trạng bệnh lý.

Đối với dây thìa canh tươi: Lấy một nắm lá nhỏ rửa sạch. Đun lá trong 5 phút, sau đó ngâm 10 – 15 phút rồi uống.

Đối với trà dây thìa canh cô đặc (loại được bán sẵn trên thị trường): Pha trà theo đúng hướng dẫn về liều lượng trên bao bì.

Đối với bột lá: Lúc đầu nên sử dụng mỗi lần 2g, sau đó tăng dần lên 4g nếu không có tác dụng phụ gì.

Thời điểm tốt nhất để sử dụng dây thìa canh là sau bữa ăn khoảng 20 phút. Lúc này cơ thể vừa nạp một lượng thức ăn và lượng đường trong máu có thể đang ở mức cao. Vậy nên, dùng dây thìa canh lúc này là thích hợp nhất để làm chậm quá trình hấp thu đường tại ruột, ổn định đường huyết.

>>> Đọc thêm: 5 TÁC HẠI CỦA TRÁI NHÀU LÀ GÌ? CHẾ BIẾN TRÁI NHÀU NHƯ THẾ NÀO?

Lưu ý khi dùng dây thìa canh

Lưu ý khi dùng dây thìa canh

Để tránh tác hại của dây thìa canh, bạn cần chú ý những điều sau:

• Không dùng thảo dược này cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú và trẻ em. Những người dự định mang thai cũng không nên sử dụng dây thìa canh.

• Mỗi ngày không nên dùng quá 50g dây thìa canh khô.

• Không uống nước dây thìa canh khi đã để qua đêm. Có thể bảo quản trà dây thìa canh trong tủ lạnh, nhưng tốt nhất nên uống trong ngày.

• Với những người bệnh tiểu đường, không dùng dây thìa canh thay thế thuốc điều trị bệnh. Trước khi muốn sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

• Cần chọn mua sản phẩm dây thìa canh ở những cơ sở uy tín, có chứng nhận của cơ quan thẩm quyền. Tránh sử dụng dược liệu quá hạn sử dụng, mốc hoặc kém chất lượng.

Trên đây là những thông tin cần biết về công dụng cũng như tác hại của dây thìa canh. Trong quá trình sử dụng dược liệu này, nếu thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất ổn nào, cần ngưng dùng. Tuyệt đối không lạm dụng dây thìa canh, đặc biệt là với những người bị tiểu đường.

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm