Tìm hiểu 8 tác dụng và 3 tác hại của trà hoa cúc

Tác dụng và tác hại của trà hoa cúc là gì? Uống nhiều trà hoa cúc sẽ gặp tác dụng phụ nào? Cùng tìm hiểu ngay!

Trà hoa cúc là một thức uống phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Trung Quốc, trà đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Tác dụng và tác hại của trà hoa cúc là gì? Mời bạn tìm hiểu!

Trà hoa cúc là gì?

tác hại của trà hoa cúc

Ảnh: prevention

Một số người thích uống trà nhưng lại lo lắng về tác hại của trà hoa cúc. Hoa cúc là loài hoa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lúc đầu người ta sử dụng để chưng trên bàn, nhưng sau đó dùng như một loại thảo mộc trong các hộ gia đình.

Trà hoa cúc được pha chế từ những cánh hoa cúc khô. Hơn 100 giống hoa cúc được trồng khắp nơi trên thế giới, thế nhưng loại có hoa nhỏ màu vàng hoặc tím được sử dụng để pha trà.

Trà hoa cúc được pha lần đầu tiên và trở nên phổ biến vào thời nhà Tống (960-1279 sau Công nguyên). Trà có hương vị tinh tế, dễ chịu nên nhiều người yêu thích. Các chuyên gia cũng cho biết loại trà này đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị một số bệnh về đường hô hấp, thần kinh và huyết áp.

>>> Đọc thêm: 13 LOẠI TRÀ THẢO MỘC GIẢM CÂN VÀ GIẢM MỠ BỤNG HIỆU QUẢ

Lợi ích của trà hoa cúc

Lợi ích của trà hoa cúc

Hoa cúc chứa các khoáng chất có lợi như đồng, magiê, natri, kali, mangan, canxi, sắt, kẽm và phốt pho. Bên cạnh đó, nó cũng có flavonoid – chất chống oxy hóa thiết yếu.

Loại hoa này ít chất béo và không có đường. Vì thế, trà hoa cúc là thức uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Trước khi xem xét tác hại của trà hoa cúc, hãy tìm hiểu một số công dụng tuyệt vời của nó.

1. Tác dụng của trà hoa cúc giúp thư giãn, giảm stress

Trà hoa cúc là thức uống thư giãn thần kinh tuyệt vời, giúp cơ thể giảm căng thẳng sau một ngày vất vả. Điều này là do hoa cúc chứa axit chlorogenic – một chất chống oxy hóa có khả năng tác động lên não. Chất này có tác dụng giảm căng thẳng và lo âu. Đấy chính là lý do trà hoa cúc được sử dụng nhiều trong các spa như một phần của các buổi massage trẻ hóa.

>>> Đọc thêm: BẬT MÍ 7 LOẠI TRÀ GIẢM CÂN CỦA NHẬT HIỆU QUẢ NHẤT

2. Có đặc tính chống viêm

Có đặc tính chống viêm

Các nghiên cứu cho thấy hoa cúc chứa flavonoid và axit phenolic, có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa.

Ngoài ra, trong hoa cúc còn có vitamin C, vừa có đặc tính chống viêm vừa cải thiện khả năng miễn dịch hiệu quả. Những người thường xuyên uống trà hoa cúc sẽ bổ sung cho cơ thể lượng vitamin C dồi dào, từ đó ít có các dấu hiệu phản ứng viêm như phát ban, tăng huyết áp…

3. Tác dụng của trà hoa cúc duy trì sức khỏe tim mạch

Tác dụng và tác hại của trà hoa cúc là gì? Trà hoa cúc là một thức uống tuyệt vời cho trái tim khỏe mạnh. Bởi vì hoa cúc có chứa nhiều kali (100g hoa cúc có tới 567mg kali), giúp ổn định huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh động mạch vành, ngăn ngừa tình trạng đột quỵ.

>>> Đọc thêm: 8 TÁC HẠI CỦA NƯỚC DỪA TƯƠI NẾU SỬ DỤNG KHÔNG ĐÚNG CÁCH

4. Giảm nguy cơ ung thư

Giảm nguy cơ ung thư

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hoa cúc có đặc tính chống ung thư. Cụ thể, các chiết xuất từ loại hoa này có thể ngăn chặn ung thư ruột kết và tuyến tiền liệt bằng cách gây chết tế bào khối u (apoptosis).

Mặt khác, vitamin C trong hoa cúc cũng đóng vai trò là chất chống oxy hóa có khả năng vô hiệu hóa các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa bệnh ung thư.

>>> Đọc thêm: TÁC HẠI CỦA CÂY BỒ CÔNG ANH LÀ GÌ? CÂY BỒ CÔNG ANH CÓ MẤY LOẠI?

5. Tác dụng của trà hoa cúc làm cho xương chắc khỏe

Tác dụng của trà hoa cúc làm cho xương chắc khỏe

Khi tuổi cao, các khoáng chất trong xương thường giảm đi, gây tình trạng giòn xương, dễ gãy hoặc thoái hóa. Thường xuyên uống trà hoa cúc sẽ bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, ngăn ngừa các tình trạng này.

6. Giảm tình trạng cảm cúm

Hoa cúc là một thảo mộc tự nhiên lành tính, có thể giảm các triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm. Uống 1 ly trà hoa cúc ấm nóng giúp giảm đau họng, nhức đầu và sốt.

>>> Đọc thêm: 12 TÁC HẠI CỦA THỨC KHUYA VỚI PHỤ NỮ. ĐỌC NGAY ĐỂ TRÁNH!

7. Tác dụng của trà hoa cúc ngăn ngừa lão hóa sớm

Tác dụng của trà hoa cúc ngăn ngừa lão hóa sớm

Trà hoa cúc chứa một lượng lớn beta-carotene, một chất kích hoạt thiết yếu của vitamin A trong cơ thể chúng ta. Với sự trợ giúp của beta carotene và vitamin A, quá trình tổng hợp collagen sẽ tăng lên và kết quả là da sẽ hồi phục nhanh hơn khỏi các tổn thương do tuổi tác và quá trình oxy hóa.

8. Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Sự kết hợp của vitamin B6 và magie trong hoa cúc có thể giúp giảm tâm trạng thất thường và các triệu chứng khác của hội chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng, cáu gắt, khó chịu…

>>> Đọc thêm: 9 TÁC HẠI CỦA TRÀ KOMBUCHA VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI UỐNG

Các tác hại của trà hoa cúc

Các tác hại của trà hoa cúc

Ngoài những công dụng trên, nhiều người sử dụng trà hoa cúc hàng ngày như một thức uống làm mát. Song, theo các chuyên gia, điều này có thể gây ra một số vấn đề cho cơ thể, bao gồm:

1. Trà hoa cúc có thể gây kích ứng da và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời

Viêm da tiếp xúc là một loại bệnh ngoài da thường do một số chất kích thích hoặc vi khuẩn gây ra. Biểu hiện của tình trạng này là phát ban, mẩn đỏ và nổi mề đay. Trà hoa cúc cũng có nguy cơ là tác nhân gây viêm da tiếp xúc nghiêm trọng. Điều này thường xảy ra với những người có khả năng miễn dịch yếu hoặc cơ địa thường xuyên dị ứng với phấn hoa.

Trà hoa cúc có thể gây kích ứng da và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời

Ngoài ra, nếu hoa cúc bị nhiễm thuốc trừ sâu sẽ chứa chất pyrethrum. Chất này cũng là một trong những tác nhân gây kích ứng da và phổi.

Bên cạnh đó, tác hại của uống trà hoa cúc quá nhiều cũng có thể làm tăng độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và gây cháy nắng. Do đó, nên uống cách ngày hoặc ba ngày một lần.

Đối với một số người, loại thảo mộc này còn làm tăng độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và tăng khả năng bị cháy nắng.

>>> Đọc thêm: 6 TÁC HẠI CỦA NƯỚC ÉP CẦN TÂY ÍT AI NGỜ TỚI

2. Tác hại của trà hoa cúc có thể dẫn đến huyết áp thấp

Tác hại của trà hoa cúc có thể dẫn đến huyết áp thấp

Tác dụng phụ của trà hoa cúc là làm giảm huyết áp quá mức. Điều này là tốt đối với những người có cơ địa huyết áp cao, song với người huyết áp thấp lại không tốt.

Khi mức huyết áp xuống quá thấp có thể gây chóng mặt, buồn nôn, xây xẩm mặt mày. Vì thế, những người huyết áp thấp được khuyên không nên uống nhiều trà hoa cúc.

>>> Đọc thêm: TÁC HẠI CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

3. Tác hại của trà hoa cúc gây tương tác thuốc

Tác hại của trà hoa cúc gây tương tác thuốc

Ảnh: iStockphoto.com

Nghiên cứu từ năm 2015 được tiến hành ở Mỹ chỉ ra rằng hoa cúc có thể tương tác với một số statin (thuốc giúp giảm mức cholesterol). Vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyến cáo tránh uống trà hoa cúc trong khi sử dụng những loại thuốc này.

Ngoài ra, trà hoa cúc cũng có nguy cơ tương tác với thuốc insulin ở những bệnh nhân tiểu đường.

Tác dụng phụ của trà hoa cúc chỉ xảy ra khi bạn sử dụng nó thường xuyên hoặc là người có cơ địa dễ dị ứng. Nhìn chung, trà hoa cúc lành tính, an toàn và có lợi cho sức khỏe. Tác hại của uống trà hoa cúc không nhiều, vì thế bạn không cần lo lắng khi muốn thưởng thức đồ uống này.

>>> Đọc thêm: LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA RAU DIẾP CÁ ĐỐI VỚI CƠ THỂ VÀ LÀN DA

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm