Lời khuyên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày khiến bạn tích cực tiếp nước cho cơ thể bằng nhiều hình thức. Coi chừng! Cái gì nhiều quá lại thành hại, bạn có thể bị mắc chứng phù nước.
Triệu chứng là đến chiều tối, mi mắt, cổ chân, cẳng chân phù lên hoặc quần áo buổi sáng mặc vừa, đến chiều đã trở nên căng chật. Bạn nên điều chỉnh lại lịch bổ sung nước:
8h00 sáng: Uống nước từ tốn
Sau khi ăn sáng xong, hãy uống nước từ từ, từng ngụm nhỏ và uống thành nhiều lần. Thay vì dùng nước lọc, bạn có thể sử dụng trà gừng, nước lúa mạch, nước đậu đỏ. Chúng giúp cơ thể bạn không bị triệu chứng phù nước.
12h00 – 19h00: Chú trọng các thực phẩm thanh đạm
Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất ngọt, các loại ngâm tẩm, muối xổi vì dễ làm tăng lượng nước dư thừa bên ngoài tế bào. Lúc đó, phân tử ka-li, na-tri trong tế bào mất cân bằng, dẫn đến hiện tượng cơ thể bị phù nề.
15h00: Không ăn ngọt
Thói quen ăn xế bằng đồ ngọt sẽ làm tăng hàm lượng glycogen và lượng nước trong cơ thể tích lại nhiều thêm, làm phù nửa thân dưới của bạn.
17h00: Giảm sưng phù ở mắt
Dùng loại bút lăn mắt lăn quanh vùng mắt, tạo cảm giác mát lạnh. Nó có tác dụng làm giảm tình trạng phù ở vùng da mỏng manh này.
22h00: Thư giãn cho đôi chân trước khi tắm
Trước khi tắm, bạn thả hai chân vào chậu nước ấm, sau đó dội qua nước lạnh khoảng 3 lần. Cách thức này sẽ giúp cải thiện tình trạng phù nề ở phần chân do quá trình trao đổi chất hoặc tuần hoàn cơ thể không tốt.
22h30: Massage
Đối với phần thân dưới, sau khi tắm xong, bạn dùng tinh dầu để massage nhẹ nhàng. Nên thoa kem dưỡng ẩm dành cho ban đêm lên mặt, giúp da mặt luôn ẩm mịn. Đắp mặt nạ trước khi ngủ 30 phút cũng là giải pháp tốt.
Bài: Hàn Thủy. Ảnh: Getty Images
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam