Cũng giống như những con chiên mộ đạo có đức tin sâu sắc; mỗi tín đồ mộ điệu đều cảm nhận rõ quyền năng mà thời trang mang lại. Với niềm tin đó, chúng ta tin tưởng rằng thời trang sẽ mang ta đến mọi nơi trên thế giới. Ngay cả ở Viện Bảo tàng Metropolitan; với chủ đề Thời trang và Tôn giáo gây tranh cãi nhất từ trước đến nay.
Trên thực tế, chủ đề này đã được đưa vào chuẩn bị từ rất lâu trước khi sự kiện năm nay, “Rei Kawabuko/Comme des Garcon: The Art of the In-Between”, chính thức diễn ra. Nghe có vẻ xa lạ, nhưng thực tế, thời trang và tôn giáo đã có mối gắn kết kỳ lạ. Các nhà thiết kế huyền thoại từ Jean Paul Gaultier cho đến Christopher Kane và Dolce and Gabbana đều từng cho ra đời các mẫu phục trang có phom dáng, hình tượng và bảng màu lấy từ các bộ trang phục tôn giáo. Và giới ngôi sao cũng không phải ngoại lệ. Madonna hay Lady Gaga từng gây nên tranh cãi vì đưa các yếu tố tôn giáo vào trong các sản phẩm âm nhạc vào nhiều màn trình diễn.
Thời trang và Tôn giáo: Chủ đề gây tranh cãi nhất từ trước đến nay
Cuộc triển lãm Met Gala, với chủ đề được thay đổi theo mỗi năm; chính là một trong những sự kiện thảm đỏ được trông chờ nhất. Thời trang và Tôn giáo, chính là một chủ đề tham vọng, gây tranh cãi nhất từ trước đến nay.
Trước đó, buổi dạ tiệc từng tạo nên cơn sóng dư luận mãnh liệt khi tôn vinh nhà thiết kế Rei Kawabuko và thương hiệu do chính bà sáng lập mang tên Comme des Garcons. Tại đó, Katy Perry và Rihanna đã làm nức lòng giới mộ điệu; trong những bộ phục trang mang đậm hình thái avant garde.
Mục đích của đêm Oscar thời trang này là để thu hút khách tham quan đến với bảo tàng. Năm ngoái, chủ đề “Manus x Machina: Fashion in the Age of Technology” đã thu hút 752.995 người tham dự. Và đỉnh điểm chính là chủ đề năm 2015: “China: Through the Looking Glass”, với 815.992 khách tham quan.
Harper’s Bazaar Việt Nam