Tỏi có tác dụng tốt trong điều trị bệnh, xua đuổi độc khí. Tuy nhiên, nếu dùng tỏi không đúng cách sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe. Bazaar Vietnam sẽ giải đáp thắc mắc về tỏi kỵ với thức ăn gì trong bài viết sau nhé!
Một số công dụng của tỏi
Trước khi tìm hiểu tỏi kỵ gì, bạn có thể tham khảo một số tác dụng của tỏi với sức khỏe.
Tỏi chứa nhiều chất có lợi cho cơ thể và là thuốc kháng sinh tự nhiên được tin dùng từ xưa đến nay. Theo một nghiên cứu, bổ sung tỏi hàng ngày có thể làm giảm 63% số ca cảm lạnh. Thời gian xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh cũng giảm 70%, từ 5 ngày xuống chỉ còn 1.5 ngày đối với những người ăn tỏi.
Tỏi chứa protein, carbs, vitamin, calo, phốt pho và đặc biệt là allicin. Allicin trong tỏi có khả năng tăng cường tế bào bạch cầu, loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể, thanh lọc máu và làm vệ sinh hệ hô hấp hiệu quả.
Tỏi có tác dụng đáng kể trong điều trị huyết áp cao. Ngoài ra, thực phẩm này còn có thể cải thiện cholesterol, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Tỏi chứa chất chống oxy hóa, có khả năng hạn chế tổn thương và làm chậm tiến trình lão hóa của tế bào. Đặc biệt, tỏi còn có thể ngăn chặn và ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ
Tỏi kỵ với những gì?
Khi sử dụng tỏi, bạn cần chú ý tỏi kỵ với những gì để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
1. Tỏi kỵ với thức ăn gì? Tỏi kỵ với thịt gà
Nhà khoa học Bùi Đắc Sáng cho rằng, thịt gà thuộc loại thực phẩm tính ấm (ôn) và tính ngọt (cam). Ngược lại, tỏi thuộc tính đại nhiệt (nóng). Khi kết hợp thịt gà và tỏi sẽ khiến món ăn có tính nóng, ăn vào khó tiêu.
Nếu ăn phải món có chứa thịt gà và tỏi, bạn dễ gặp tình trạng táo bón, kiết lị. Bạn có thể uống nước lá dâu khi gặp triệu chứng trên.
>>> Đọc thêm: THỊT GÀ KỴ VỚI RAU GÌ? 9 NGUYÊN LIỆU NÊN TRÁNH KẾT HỢP CÙNG THỊT GÀ
2. Tỏi kỵ những gì? Không nên kết hợp cá diếc với tỏi
Cá diếc là thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, thông mạch hạ sữa. Tuy nhiên, cá diếc và tỏi kỵ nhau vì có thể dẫn đến đau quặn bụng.
3. Tỏi kỵ gì? Tỏi kỵ với cá trắm
Cá trắm có tính bình, vị ngọt, trái ngược với tỏi có tính nóng. Nếu cá trắm ướp với tỏi sẽ gây chướng bụng, khó tiêu.
Vì vậy, trong quá trình chế biến cá trắm, bạn chỉ nên ướp với gừng và thì là.
>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
4. Tỏi kỵ món gì? Thịt chó không hợp với tỏi
Do thịt chó và tỏi có thuộc tính nhiệt nên cần cẩn trọng khi kết hợp với nhau. Theo Đông y, nếu ăn nhiều tỏi với thịt chó, bạn sẽ bị tăng huyết áp, thậm chí tai biến.
5. Tỏi kỵ với trứng gì? Tất cả loại trứng
Trứng giàu protein, đặc biệt lòng đỏ trứng chứa nhiều đạm, chất béo, chất khoáng cùng một số axit amin khác.
Theo Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, tỏi mang tính nóng, trứng chứa nhiều cholesterol. Do vậy, khi kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ gây đầy hơi, chướng bụng.
Ăn tỏi với trứng lâu dài có thể dẫn đến các bệnh rối loạn đường tiêu hóa. Nếu ăn trứng và tỏi khi đói dễ sinh ra choáng váng, buồn nôn. Trong quá trình chế biến, tỏi chiên quá cháy cùng với trứng còn sản sinh một số chất độc hại.
>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
6. Tỏi kỵ với rau gì? Hành
Tỏi kỵ gì? Hành có tính nóng và tỏi cũng vậy. Do đó, dạ dày dễ tổn thương khi bạn dùng chung tỏi với hành.
Chúng ta thường dùng với liều lượng nhỏ nên không cảm thấy rõ rệt các triệu chứng. Song, khi sử dụng lượng lớn tỏi và hành, dạ dày sẽ có những phản ứng rõ rệt hơn.
7. Tỏi kỵ nấu với gì? Một số thực phẩm khác
Ngoài thực phẩm trên, bạn không nên nấu tỏi với:
• Xoài: Tỏi sống kỵ với gì? Gỏi xoài kết hợp với tỏi có khả năng gây vàng da.
• Mật ong: Tỏi tươi kỵ với gì? Sử dụng tỏi với mật ong cùng lúc dễ khiến bạn bị tiêu chảy.
• Một số dược liệu khác không nên kết hợp với tỏi như: Địa hoàng, hà thủ ô và sơn trà.
>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT
Ăn tỏi kỵ với gì? Người nào tránh không nên ăn tỏi hoặc hạn chế ăn?
Tỏi kỵ với những người thuộc trường hợp sau đây:
1. Những người có bệnh về thị lực
Một số thành phần trong tỏi gây kích thích mô kết mạc, ảnh hưởng đến màng nhầy của mắt. Người có bệnh về mắt nên hạn chế ăn tỏi.
2. Người có tiền sử bệnh gan
Tỏi có tính nóng. Trên thực tế, người mắc bệnh về gan thường bị nóng gan. Vì vậy, ăn tỏi trong trường hợp này dễ khiến gan bị kích thích mạnh, gây tổn thương.
>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?
3. Tỏi kỵ gì? Người thường xuyên bị tiêu chảy
Trong tỏi có chất allicin kích thích thành ruột. Khi đang bị tả hoặc tiêu chảy nhiều lần, ăn tỏi sẽ dẫn tới tình trạng phù nề, nghẽn mạch máu.
Bệnh tình xảy ra biến chứng hoặc trở nặng nếu như ăn quá nhiều tỏi.
4. Người đang dùng thuốc điều trị bệnh đặc thù
Tỏi kỵ gì? Tỏi là loại gia vị cay, nóng, không tốt cho những người đang sử dụng một số thuốc sau:
• Thuốc chống đông máu
• Thuốc điều trị HIV/AIDS
• Thuốc huyết áp
• Thuốc điều trị lao
• Thuốc điều trị ung thư
Cụ thể, tỏi có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc trên, gia tăng tình trạng bệnh. Khi đang sử dụng các loại thuốc trên, bạn cần ngưng sử dụng tỏi để tránh các phản ứng không mong muốn.
>>> Đọc thêm: SẦU RIÊNG KỴ GÌ? 8 THỰC PHẨM ĐẠI KỴ VÀ 8 NHÓM NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN
Một số lưu ý sử dụng tỏi đúng cách
Tỏi kỵ gì? Để tỏi phát huy tác dụng vốn có và tránh phản ứng tiêu cực, bạn cần phải lưu ý:
• Đập giập hoặc thái lát tỏi trước khi ăn. Việc này sẽ giúp cho tỏi tăng hàm lượng allicin có lợi cho sức khỏe.
• Bạn nên để tỏi đã đập giập 10 phút trước khi nấu.
• Sử dụng tỏi bột làm từ tỏi tươi hoặc thái mỏng và phơi khô. Cách thức này sẽ giúp enzyme alliinase tồn tại trong dạ dày, chuyển hóa thành allicin có lợi.
• Khi nấu ăn, bạn hãy nấu tỏi với dầu ô liu và ở nhiệt độ thấp. Cách nấu này không phá hủy các chất có lợi trong tỏi.
• Bạn không nên ăn tỏi quá nhiều. Không phủ nhận rằng tỏi đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng tỏi quá nhiều sẽ làm mất cân bằng môi trường dạ dày. Điều này dẫn đến chán ăn, giảm cân, mệt mỏi.
• Theo nghiên cứu cho rằng, bạn chỉ nên ăn 1-2 tép tỏi (tương đương với 3-6g) mỗi ngày để có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn hãy xem xét giảm số lượng tỏi ăn vào mỗi ngày khi gặp vấn đề bất thường.
Bazaar Vietnam đã giải đáp chi tiết tỏi kỵ những gì, tỏi kỵ với cái gì. Bạn cần lưu ý các thực phẩm tỏi kỵ, các trường hợp không nên ăn tỏi và dùng tỏi đúng cách. Tỏi sẽ đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu bạn sử dụng hợp lý.
>>> Đọc thêm: MẬT ONG KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP CẦN BIẾT
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam