Tôm là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và phổ biến trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, ăn tôm sai cách sẽ gây phản tác dụng, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe. Bazaar Vietnam sẽ chia sẻ tôm kỵ với gì khi kết hợp với các thực phẩm khác.
Tôm chứa những thành phần dinh dưỡng nào?
Tôm là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng nhưng lại ít calo. Loại hải sản này chủ yếu được tạo thành từ nước và protein. Cụ thể, trong 100g tôm đã nấu chín chứa 99 calo và những thành phần dinh dưỡng sau:
• Chất béo: 0,3g
• Carbs: 0,2g
• Protein: 24g
• Cholesterol: 189 mg
• Natri: 111mg
• Canxi: 70mg
• Magie: 39mg
• Kali: 259mg
Ngoài ra, trong thịt tôm còn có hơn 20 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như:
• Vitamin B12
• Iốt
• Selen
• Kẽm
• Phốt pho
• Sắt
• Đồng
• Mangan
• Axit béo omega-3 và omega-6
>>> Đọc thêm: BẠN ĐÃ BIẾT BỘT SẮN DÂY KỴ VỚI GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
Ăn tôm tốt cho sức khỏe không?
Nếu quan tâm tôm kỵ với gì, bạn cũng có thể tham khảo một số lợi ích của món hải sản này.
Tôm chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe. Do đó, tôm là thực phẩm được khuyến cáo nên bổ sung thường xuyên trong mỗi bữa ăn. Ăn tôm có những lợi ích sau:
• Ăn tôm giúp hỗ trợ giảm cân: Tôm ít calo, ít carbs nhưng đầy đủ dưỡng chất. Đây là thực phẩm phù hợp cho chế độ ăn kiêng giảm cân.
• Ăn tôm giúp cải thiện sức khỏe thị lực, ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác: Hợp chất heparin trong tôm có lợi trong việc ngăn ngừa và điều trị chứng thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, tôm chứa hợp chất astaxanthin tốt cho việc bảo vệ mắt, làm giảm tình trạng mỏi mắt.
• Ăn tôm tốt cho sức khỏe xương khớp: Thịt tôm chứa nhiều protein, giàu canxi và các axit béo. Đây là những thành phần tốt cho sự hình thành và phát triển xương khớp, đồng thời ngăn ngừa các bệnh liên quan đến xương khớp như loãng xương, viêm khớp.
• Ăn tôm cho sức khỏe tim mạch: Tôm giàu axit béo omega-3 có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ.
• Ăn tôm tốt cho sức khỏe não bộ: Tôm là thực phẩm chứa nhiều sắt. Sắt giúp quá trình lưu thông máu đến não bộ diễn ra tốt hơn. Ngoài ra, hợp chất astaxanthin trong tôm có tác dụng cải thiện bộ nhớ và ngăn ngừa nguy cơ mắc viêm não.
>>> Đọc thêm: MẬT ONG KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP CẦN BIẾT
Tôm kỵ với thực phẩm gì?
Việc kết hợp tôm với thực phẩm không phù hợp sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng của món ăn. Thậm chí còn gây hại đến sức khỏe, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, ngộ độc, dị ứng.
Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ tôm kỵ với gì trước khi chế biến hay ăn loại hải sản này. Dưới đây là một số loại thực phẩm và đồ uống không nên hoặc hạn chế kết hợp với tôm.
1. Tôm kỵ với gì? Tôm kỵ với trái cây, rau củ giàu vitamin C
Vỏ tôm chứa nhiều asen pentavenlent. Chất này không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên khi kết hợp với trái cây hay rau củ giàu vitamin C sẽ bị chuyển hóa thành asen trioxide. Nếu tiêu thụ với lượng nhiều có thể gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Tôm kỵ với trái cây gì chứa nhiều vitamin C? Những loại trái cây giàu vitamin C dưới đây không nên ăn cùng tôm:
• Kiwi
• Dâu tây
• Dưa lưới
• Đu đủ
• Ổi
• Dứa
Do đó, bạn hãy tráng miệng với các loại trái cây này ít nhất trước hoặc sau khi ăn tôm khoảng 1 – 2 tiếng.
Tôm kỵ rau củ gì? Tôm kỵ với những loại rau củ giàu vitamin C như cà chua, cà rốt, súp lơ trắng, ớt chuông, bông cải xanh, cải xoăn.
Cháo tôm kỵ với rau gì? Khi nấu cháo tôm cho bé, bạn nên chú ý không nên kết hợp với các loại rau củ trên nhé!
>>> Đọc thêm: SẦU RIÊNG KỴ GÌ? 8 THỰC PHẨM ĐẠI KỴ VÀ 8 NHÓM NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN
2. Tôm kỵ với thực phẩm, đồ uống chứa nhiều axit tanin
Tôm kỵ ăn chung với gì? Tôm giàu canxi, không nên kết hợp với thực phẩm, đồ uống chứa nhiều axit tanin. Cụ thể, axit tanin kết hợp với canxi sẽ tạo ra hợp chất không hòa tan. Đây là nguyên nhân khiến dạ dày có cảm giác khó chịu, buồn nôn, đau bụng.
Các thực phẩm và đồ uống dưới đây thường chứa nhiều axit tanin:
• Quả ổi
• Quả sung
• Mướp đắng (khổ qua)
• Cải xoăn
• Rau má
• Nước trà
• Cà phê
>>> Đọc thêm: KHOAI LANG KỴ GÌ? TRƯỜNG HỢP NÀO NÊN HẠN CHẾ ĂN KHOAI LANG?
3. Tôm kỵ gì? Tôm kỵ với bí đỏ
Tôm chứa nhiều đạm, có vị ngọt, mặn, tính ấm. Trong khi đó, bí đỏ giàu tinh bột, có vị ngọt, tính hàn. Theo Đông y, hai loại thực phẩm này đối nghịch nhau.
Tôm ăn chung với bí đỏ gây ra phản ứng pectin. Đây là phản ứng làm chậm quá trình hoạt động của các enzyme phân hủy đường và tinh bột. Tình trạng này làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu.
>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ
4. Tôm kỵ nấu với gì? Tôm kỵ với thịt bò
Tôm kỵ nấu chung với thịt bò. Tôm là hải sản chứa nhiều magie và canxi. Thịt bò giàu phốt pho và các dưỡng chất khác. Những chất này đều tốt cho sức khỏe xương khớp và cơ bắp.
Tuy nhiên, tôm nấu chung với thịt bò lại không tốt cho sức khỏe. Hàm lượng canxi và magie trong tôm khi kết hợp với phốt pho trong thịt bò gây phản ứng kết tủa. Phản ứng này làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng của món ăn. Nếu phản ứng này diễn ra thường xuyên sẽ gây nên tình trạng sỏi mật, sỏi thận.
>>> Đọc thêm: THỊT BÒ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM HẠN CHẾ DÙNG CHUNG VỚI THỊT BÒ
5. Tôm kỵ với gì? Tôm kỵ với thịt gà
Thịt gà là một trong những thực phẩm nằm trong danh sách tôm kỵ với thực phẩm gì. Theo Đông y, tôm và thịt gà đều có tính ôn, vị ngọt. Tuy nhiên, ăn chung tôm với thịt gà có thể gây tình trạng dị ứng, ngứa ngáy, đầy hơi, khó tiêu.
>>> Đọc thêm: THỊT GÀ KỴ VỚI RAU GÌ? 9 NGUYÊN LIỆU NÊN TRÁNH KẾT HỢP CÙNG THỊT GÀ
6. Tôm kỵ với đậu nành
Tôm và đậu nành đều chứa nhiều canxi và protein. Nếu ăn tôm với đậu nành, có nghĩa là bạn đang tiêu thụ hai loại thực phẩm giàu canxi và protein cùng một lúc. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, gây đầy hơi, khó tiêu.
7. Tôm kỵ với gì? Tôm kỵ với sữa
Tôm và sữa đều giàu canxi. Uống sữa trong khi ăn tôm sẽ khiến hệ tiêu hóa khó hấp thụ canxi. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ gây sỏi thận.
Tôm kết hợp với sữa có thể gây dị ứng, đau bụng, nôn mửa. Tốt nhất, bạn chỉ nên uống sữa cách từ 2 – 4 tiếng trước hoặc sau khi ăn tôm.
>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP
8. Tôm kỵ với đồ uống có cồn
Nhiều người có thói quen uống rượu bia khi ăn tôm hoặc nấu tôm chung với bia.
Hàm lượng purin trong tôm khi vào cơ thể sẽ sản sinh ra axit uric. Trong khi đó, các loại đồ uống vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit lactic. Axit lactic là chất có khả năng làm ức chế quá trình bài tiết axit uric. Do đó, sự xuất hiện của axit lactic sẽ khiến axit uric tích tụ nhiều trong cơ thể. Axit uric tăng cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh gout.
>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT
Khi ăn tôm cần lưu ý điều gì?
Ngoài việc hiểu rõ tôm kỵ với gì, khi ăn tôm bạn cần lưu ý những điều sau:
• Khi ăn tôm bạn nên rút phần chỉ tôm ra. Chỉ tôm thuộc hệ tiêu hóa của tôm. Phần này có thể chứa nhiều kim loại nặng không tốt cho sức khỏe.
• Không nên ăn đầu tôm do đây là phần chứa nhiều chất độc và ký sinh trùng gây hại.
• Nên hạn chế việc ăn tôm sống. Các loại hải sản sống đều có khả năng chứa trứng sán và các ấu trùng sán. Ăn tôm sống, hải sản tươi sống có thể tạo điều kiện cho các ấu trùng sán xâm nhập vào cơ thể.
• Không nên ăn tôm đã chết. Tôm chứa nhiều histidine, khi tôm chết, chất này có khả năng phân hủy thành histamine. Histamine gây nên những phản ứng như làm sưng đỏ mắt, nổi phát ban, sưng phù, ngứa ngáy. Đối với trường hợp nhiễm histamine nặng có thể làm hạ huyết áp, giãn mạch, co thắt tim.
• Nên ăn tôm với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Trung bình 1 người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ khoảng 107g tôm/tuần. Ăn quá nhiều tôm có thể gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa.
>>> Đọc thêm: HOA THIÊN LÝ KỴ GÌ? TRÁNH NGAY NHỮNG THỰC PHẨM KỴ ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN
Những ai không nên hoặc hạn chế ăn tôm?
Tôm kỵ với gì và trường hợp nào nên hạn chế ăn tôm? Những trường hợp dưới đây không nên hoặc hạn chế ăn tôm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:
• Người dị ứng với hải sản không nên ăn tôm: Người có cơ địa dị ứng với hải sản ăn tôm có thể gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng phù tay chân hoặc mặt. Trường hợp dị ứng nặng có thể gây sốc phản vệ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
• Người mắc bệnh cường giáp nên hạn chế ăn tôm: Ăn nhiều thực phẩm giàu iốt sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Do đó, khi mắc bệnh này, bạn cần tránh các loại hải sản chứa nhiều iốt như tôm, cua, cá, rong biển.
• Người mắc bệnh về hô hấp, hen suyễn không nên ăn tôm: Tôm có thể gây kích ứng vòm họng, khiến phế quản co thắt. Từ đó khiến tình trạng ho hay hen suyễn khởi phát.
• Người có hệ tiêu hóa kém nên hạn chế ăn tôm: Khi có các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, đau dạ dày, bạn không nên hoặc hạn chế ăn tôm. Ăn tôm quá nhiều sẽ khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng hơn.
Trên đây là giải đáp cụ thể về thắc mắc tôm kỵ với gì khi kết hợp với các loại thực phẩm khác. Hy vọng những thông tin này giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích khi kết hợp thực phẩm.
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam