Tuy mới chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 6. Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (Vincom Center for Contemporary Art – viết tắt là VCCA) đã thu hút sự quan tâm của đông đảo của công chúng Hà Nội. Với triển lãm đầu tiên Tỏa – The Foliage. Hội tụ hơn 50 tác phẩm của 19 nghệ sỹ trong và ngoài nước. Dự kiến kéo dài đến ngày 6/8/2017.
Không chỉ là nỗ lực tâm huyết nhằm đưa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng Việt Nam. VCCA còn là cơ hội để quảng bá nghệ thuật trong nước một cách chuyên nghiệp đến thị trường thế giới. Cũng như tạo cầu nối trao đổi văn hóa, tri thức giữa hai bên.
Tọa lên bên trong Trung tâm thương mại Vincom Megamall (Hà Nội). Không gian của VCCA được thiết kế hài hòa, tối giản trên diện tích gần 4.000 mét vuông đầy ấn tượng. Bao gồm khu vực triển lãm chính ngập tràn ánh sáng tự nhiên. Dự kiến ra mắt trong tương lai là khu vực thư viện, trà quán, xưởng sáng tạo, lớp học nghệ thuật. Bên cạnh đó còn có kho lưu trữ và bảo quản tác phẩm. Khu vực này được trang bị hệ thống kiểm soát không khí và độ ẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thông điệp nghệ thuật và giá trị cộng đồng tại VCCA
Với Tỏa – The Foliage, nghệ thuật được ví như “một phương tiện tôn vinh đời sống. Là mảnh đất trù phú cho vô vàn những phương thức biểu cảm và chất vấn có thể nảy sinh. Mà qua nó, nhân loại đại đồng và tiến bước” – theo lời của Oskar M. trong bài viết đề tựa về triển lãm.
Triển lãm được giám tuyển bởi Quỳnh Phạm. Cô là giám đốc phòng tranh Galerie Quynh tại TP. HCM. Và nhà sáng lập tổ chức giáo dục phi lợi nhuận Sao La. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề. Các tác phẩm được tuyển chọn cho triển lãm đợt này là đại diện cho nhiều thế hệ nghệ sỹ. Hiện sáng tác và làm việc tại Việt Nam. Từ những tên tuổi lão làng và tiên phong như Hà Trí Hiếu, Đặng Xuân Hòa, Trương Tân. Cho đến lớp nghệ sỹ trẻ như Lê Hoàng Bích Phượng, Hà Mạnh Thắng, Nguyễn Mạnh Hùng, Võ Trân Châu. Tỏa – cũng có sự góp mặt của một số nghệ sỹ gốc Việt như Truc-Anh, Phi Phi Oanh, hay Christine Nguyen.
Thông điệp nghệ thuật và giá trị cộng đồng tại VCCA (tiếp theo)
Những tác phẩm của họ giúp đem lại cái nhìn bao quát về nghệ thuật đương đại Việt Nam. Đa dạng từ chủ đề, kích thước, cho đến hình thức sáng tạo như tranh vẽ, sơn mài, điêu khắc, video, sắp đặt, v.v.
“Với Tỏa – The Foliage, tôi chú trọng vào tính hòa nhập cộng đồng. Giới thiệu đến công chúng các tác phẩm không chỉ có chiều sâu về nội dung. Mà còn khơi dậy niềm vui, sự tò mò về thị giác.” Quỳnh Phạm chia sẻ. “Cấu trúc của không gian trưng bày lan tỏa tự nhiên tựa mê cung. Nơi bạn có thể dành hàng giờ đắm chìm trong từng tác phẩm. Chiêm nghiệm vẻ đẹp của chúng. Và khám phá những sợi dây liên kết vô hình giữa các tác phẩm với nhau.”
Tác phẩm của Yoko Ono tại triển lãm
Một trong những tâm điểm nổi bật nhất của triển lãm. Là tác phẩm Cây ước nguyện (Wish Tree for Vietnam). Của nữ nghệ sỹ danh tiếng Yoko Ono. Tác phẩm là “dự án xuyên không gian”. Được bà lên ý tưởng sau khi John Lennon bị ám sát vào năm 1980. Tác phẩm du hành qua nhiều quốc gia khác nhau. Dưới hình thức sắp đặt tại địa điểm triển lãm một loại cây bản địa thuộc vùng đất đó. Tại Việt Nam, cây được chọn là lộc vừng.
Khi thưởng lãm, người xem được mời viết lời ước nguyện của mình lên một tấm thẻ và treo nó lên cây. Sau đó chúng sẽ được Yoko thu thập và đem chôn dưới chân tháp Imagine Peace tại Đảo Videy thuộc vịnh Reykjavik, Iceland. Đây cũng là đài tưởng niệm ký ức và di sản của John. Với thông điệp ngợi ca cuộc sống, tình yêu và sự hòa hợp.
Ước nguyện lan tỏa dành cho VCCA
Với những nỗ lực ban đầu đầy hứa hẹn, lời ước của Quỳnh trên Cây ước nguyện – và có lẽ của đội ngũ VCCA do Giám đốc nghệ thuật Mizuki Endo dẫn dắt – là trung tâm sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ đam mê và sáng tạo nghệ thuật. Như câu nói của Yoko Ono: “Một giấc mơ bạn ước cho riêng mình sẽ mãi chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ ta ước nguyện cùng cùng nhau sẽ hóa thành hiện thực.”
Trích đăng từ Tạp chí Harper’s Bazaar Việt Nam số tháng 7, phát hành ngày 26/06/2017 trên toàn quốc.
Bài: QUYÊN HOÀNG
Ảnh: VCCA
Harper’s Bazaar Việt Nam